Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Những thành tựu cơ bản

Thứ nhất, Viện đã xây dựng đƣợc một hệ thống quy chế làm việc cho

đội ngũ cán bộ nghiên cứu. Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế làm việc của cơ quan rất quan trọng , có ý nghĩa quyết đi ̣nh đối với việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của mỗi tổ chức , nhằm th ực hiện tốt nguyên tắc làm việc , phát huy tốt trách nhiệm cá nhân.

Thứ hai, Viện đã xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ quản lý có hiểu biết, chuyên môn sâu rộng, biết quản lý con ngƣời, biết cách làm việc tập thể và nắm bắt giải quyết tình thế một cách nhanh chóng. Do đó, chất lƣợng CBNC của Viện đƣợc nâng lên rõ rệt. Rất nhiều những công trình nghiên cứu, những phát minh sáng tạo của đội ngũ CBNC đã đƣợc ứng dụng rộng rãi vào sản xuất.

Viện cũng luôn coi trọng việc xây dựng mô hình tổ chức, bộ máy quản lý, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu. Lãnh đạo Viện luôn cố gắng gắn kết chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, quan hệ quản lý điều hành giữa các phòng với các cá nhân trong đơn vị, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của cả nhân lực quản lý và nhân lực thừa hành. Điều đó đã giúp Viện tạo ra sự ăn khớp giữa các bộ phận, theo đó guồng máy toàn Viện đƣợc vận hành tốt.

Bên cạnh đó, Viện còn thƣờng xuyên kiện toàn và loại bỏ một số cán bộ quản lý không có năng lực, đồng thời tìm ra đƣợc những tài năng mới góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý nguồn nhân lực của Viện.

Thứ ba, quy trình tuyển dụng phù hợp với yêu cầu công việc, đào tạo

lại các nguồn nhân lực ứng với các công việc thích hợp cho hoạt động nghiên cứu khoa học của mình. Lãnh đạo Viện nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của đội ngũ CBNC trong quá trình tồn tại và phát triển nên đã rất quan tâm đến vấn đề này. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho CBNC đƣợc Viện thực hiện thƣờng xuyên lâu dài nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong phát triển khoa học của Viện nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Hàng năm, Viện đã có nhiều cán bộ tham dự các khóa đào tạo từ trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, các khóa học ngắn ngày và dài ngày, cả chính qui và phi chính qui, cả chuyên môn và kỹ thuật. Số ngƣời đƣợc đi học tập các loại hình ngày càng tăng lên.

Bên cạnh việc quan tâm nâng cao trình độ cho CBNC, Viện còn thƣờng xuyên rà soát, từng bƣớc thực hiện tinh giảm biên chế và đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với lộ trình để có thể đáp ứng yêu cầu tổ chức lại bộ máy Viện.

Thứ tư, Viện thƣờng xuyên kiện toàn bộ máy quản lý, luôn tìm tòi những tài năng mới góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý nhân lực của Viện, đây là một điều rất quan trọng đƣợc các nhà quản lý chú ý. Viện luôn chú trọng đến việc tuyển dụng và bố trí nhân lực sao cho hợp lý đúng ngƣời, đúng việc để đạt hiệu quả sử dụng nhân lực cao. Từ chỉ đạo và chủ trƣơng của lãnh đạo cộng với sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan, Viện đã tuyển chọn, kí thêm hợp đồng lao động mới, bổ sung thêm nhân lực cho đội ngũ các phòng ban nghiên cứu và đội ngũ phục vụ nghiên cứu.

Thứ năm, Viện luôn chú trọng bồi dƣỡng, nâng cao chuyên môn cho

đội ngũ cán bộ nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu công việc cũng nhƣ bắt kịp với xu thế phát triển về khoa học và công nghệ trên thế giới. Viện chú trọng đến các chính sách đãi ngộ nhân tài, có các hình thức khen thƣởng xứng đáng đối với cán bộ có công cũng có sáng kiến mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)