Tổng quan nguồn nhân lực của Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 61 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3.1.5 Tổng quan nguồn nhân lực của Viện

3.1.5.1 Quy mô nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ Viện Hàn lâm KHCNVN đƣợc chia thành 2 khối chính đó là: cán bộ thuộc khối quản lý và cán bộ nghiên cứu. Tính đến 12/2014, Tổng số cán bộ của Viện là 3.916 trong đó cán bộ trong biên chế là 2.642 cán bộ và cán bộ hợp đồng từ 12 tháng trở lên là: 1.274 cán bộ.

Quy mô cán bộ Viện giai đoạn 2010- 2014 đƣợc thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1 Quy mô nhân lực giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: Người

2010 2011 2012 2013 2014

Nhân lực trong biên chế 2.343 2.331 2.347 2.498 2.642

Khối quản lý 98 110 115 147 152

Khối nghiên cứu 2.245 2.221 2.230 2.351 2.490

Nhân lực hợp đồng 1.173 1.144 1.178 1.316 1.285

Khối quản lý 79 77 60 99 83

Khối nghiên cứu 1.094 1067 1.118 1.217 1.202

Tổng số 3.516 3.475 3.525 3.814 3.927

Nguồn: Ban Tổ chức – Cán bộ, Viện Hàn lâm KHCNVN

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, từ 2010 đến năm 2014, số lƣợng cán bộ của Viện có xu hƣớng tăng lên (trừ năm 2011 do lƣợng cán bộ nghỉ hƣu tăng trong khi đó các Viện chƣa tổ chức tuyển bổ sung vào biên chế nên số lƣợng

cán bộ trong biên chế có giảm đi và lƣợng cán bộ hợp đồng cũng giảm đi so với năm 2010). Từ năm 2012 đến 2014 số lƣợng cán bộ tăng đều. Tăng nhiều nhất là vào năm 2013. Đây là năm Viện Hàn lâm KHCNVN có nhiều đề tài, dự án quan trọng nhƣ: phóng thành công dự án vệ tinh VNREDSat-1, thành lập Học viện Khoa học và Công nghệ trực thuộc Viện… do đó yêu cầu về số lƣợng nhân lực tăng lên so với năm trƣớc.

3.1.5.2 Cơ cấu nguồn nhân lực

* Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo

Do đặc thù Viện là đơn vị nghiên cứu khoa học đầu ngành của cả nƣớc nên nguồn nhân lực của Viện là nguồn nhân lực có trình độ cao.

Bảng 3. 2 Cơ cấu nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2014 phân theo trình độ đào tạo

Đơn vị tính: người 2010 2011 2012 2013 2014 Trình độ GS 43 40 32 44 41 Trình độ PGS 174 173 123 161 157 Trình độ TS và TSKH 675 673 631 741 751 Trình độ Thạc sỹ 893 915 924 956 1050 Trình độ đại học 1522 1503 1501 1656 1712 Trình độ khác (CĐ, TC) 209 171 314 256 216 Tổng số 3.516 3.475 3.525 3.814 3.927

Nguồn: Ban Tổ chức – Cán bộ, Viện Hàn lâm KHCNVN

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy số lƣợng cán bộ có trình độ GS và PGS giảm đặc biệt vào năm 2012. Đó là đa số những ngƣời có trình độ GS và PGS đã đến tuổi nghỉ hƣu. Đến năm 2013, nhiều cán bộ trẻ đã đạt đƣợc chức danh này nên số lƣợng GS, PGS lại tăng lên.

Nhìn chung, nguồn nhân lực của Viện là đội ngũ nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Tính đến hết năm 2014, tỷ lệ cán bộ có trình độ trên đại học đạt 94.5% tổng số nguồn nhân lực. Số cán bộ còn lại thuộc nhóm trình độ khác phần lớn là những ngƣời làm trong các ban thuộc khối quản lý nhƣ văn thƣ, thủ quỹ, lễ tân, lái xe, bảo vệ …. hoặc các kỹ thuật viên của các Viện nghiên cứu.

* Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi

Bảng 3.3 Cơ cấu nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2014 phân theo độ tuổi 2010 2011 2012 2013 2014

Độ tuổi dƣới 30 935 925 996 1.126 1327

Độ tuổi từ 30-50 1.815 1804 1.815 1.914 1930

Độ tuổi từ 50-60 665 602 597 620 565

Độ tuổi trên 60 (đang làm việc)

101 144 117 154 105

Tổng số 3.516 3.475 3.525 3.814 3.927

Nguồn: Ban Tổ chức – Cán bộ, Viện Hàn lâm KHCNVN

Xét theo độ tuổi, tính đến thời điểm cuối năm 2014, NNL của Viện khá trẻ chủ yếu tập trung trong độ tuổi dƣới 30 và từ 30-50, chiếm khoảng xấp xỉ 83% trong tổng số NNL của Viện. Trong đó độ tuổi từ 30-50 chiếm tỷ lệ cao hơn gần 50% NNL của Viện, đây là đội ngũ kế cận vô cùng quan trọng trong tƣơng lai khi mà 10-20 năm tiếp theo các thế hệ cán bộ dày dạn kinh nghiệm đang ở độ tuổi 50-60 nghỉ hƣu thì Viện không lo lắng nhiều đến đội ngũ kế cận. Bởi đến thời điểm đó các bộ ở độ tuổi 30-50 hiện tại hoàn toàn có đủ năng lực, kinh nghiệm để kế thừa và phát huy các thành quả của cha anh đi trƣớc. Đó cũng là một điểm mạnh của NNL của Viện.

Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy có điểm đặc biệt là có thống kê cả độ tuổi trên tuổi nghỉ hƣu. Đây cũng là một đặc thù riêng của các Viện nghiên cứu cũng nhƣ các trƣờng đại học có nguồn nhân lực chất lƣợng cao vì theo quy

định của nhà nƣớc đối với các chức danh GS sẽ đƣợc kéo dài thời gian công tác tối đa là 10 năm, PGS là 7 năm và TS là 5 năm do đó trong cơ cấu NNL của Viện có một lƣợng cán bộ nhất định nằm trong độ tuổi này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)