CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Hoạt động quản lý đội ngũ CBNC của Viện HLKHCNVN giai đoạn
3.2.2 Tuyển dụng nhân lực và bố trí công việc
* Tuyển dụng nhân lực
Tuyển dụng nhân sự tại Viện Hàn lâm KH&CN đƣợc tiến hành theo một tiến trình gồm các bƣớc, nhƣ sau:
Bước 1: Lập yêu cầu tuyển dụng
Công việc này sẽ do các đơn vị bên dƣới chủ động thực hiện theo nhu cầu thực tế của đơn vị. Các đơn vị khi có nhu cầu tuyển dụng nhân sự sẽ lên kế hoạch, số lƣợng, vị trí … và báo cáo lên Viện Hàn lâm KHCNVN. Viện Hàn lâm sẽ giao ban Tổ chức cán bộ xem xét chủ yếu về quy trình, số lƣợng tuyển có phù hợp… để cho ý kiến đồng ý hay không đồng ý. Các bƣớc tiếp theo trong quá trình tuyển dụng sẽ do các đơn vị chủ động thực hiện
Bước 2: Xem xét phê duyệt
Đây là công việc của Lãnh đạo các đơn vị. Sau khi báo cáo gửi Viện Hàn lâm KHCNVN đồng ý, đơn vị sẽ chủ động phê duyệt kế hoạch tuyển dụng và Phòng Quản lý tổng hợp của đơn vị sẽ thực hiện
Bước 3: Thông báo tuyển dụng
Việc tuyển dụng đƣợc thông báo công khai bằng văn bản tại cơ quan hoặc đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nhƣ báo, đài, hay trên Website của Viện. Nội dung thông báo nói rõ yêu cầu cụ thể đối với ngƣời tham gia dự tuyển.
Bước 4: Nhận hồ sơ
Phòng Quản lý tổng hợp sẽ chịu trách nhiệm nhận và kiểm tra hồ sơ của ngƣời tham dự tuyển chọn. Mẫu hồ sơ là mẫu áp dụng chung cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề nên các thông tin thu thập theo mẫu này thƣờng mang tính đại chúng, sát hợp với những yêu cầu có tính đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu.
Các ứng viên khi tham gia dự tuyển sẽ phải tham gia thi viết và phỏng vấn. Công việc này do Phòng Quản lý tổng hợp chịu trách nhiệm thực hiện. Thông thƣờng các đơn vị sẽ thành lập hội đồng bao gồm Lãnh đạo đơn vị, Trƣởng phòng quản lý tổng hợp và các chuyên gia có trình độ và chuyên môn về vị trí cần tuyển dụng. Phòng Quản lý tổng hợp sẽ lên kế hoạch tổ chức thi viết và tổ chức buổi phỏng vấn. Thông thƣờng thi viết sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu về luật công chức, viên chức, hiểu biết về đơn vị mà ứng viên tham gia dự tuyển, về vị trí và công việc nếu trúng tuyển,… Phỏng vấn sẽ tập trung chủ yếu vào chuyên môn liên quan và ngoại ngữ. Ứng viên sẽ phải trả lời cả bằng ngoại ngữ và tiếng việt.
Bước 6: Thử việc
Sau khi ứng viên qua đƣợc bƣớc 5, thử việc sẽ do các phòng chuyên môn thực hiện. Theo đó, các ứng viên sẽ đƣợc giao thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Đây là lúc để các ứng viên bộc lộ đƣợc khả năng có liên quan đến công việc; phòng sẽ giao ngƣời mới cho một cán bộ phòng có kinh nghiệm theo dõi và đánh giá năng lực. Trên cơ sở xem xét quá trình làm việc và kết quả của buổi trình bày báo cáo thử việc (thƣờng thời gian thử việc là 3 tháng), các phòng sẽ làm báo cáo trình lãnh đạo phê duyệt và ra quyết định lựa chọn ứng viên hay không.
Bước 7: Phê duyệt kết quả tuyển dụng
Đây là bƣớc cuối cùng của quá trình tuyện chọn nhân sự. Những ngƣời trúng tuyển sẽ đƣợc hƣớng dẫn làm thủ tục nhận việc. Quyết định phê duyệt sẽ ghi rõ chức danh, vị trí, mức lƣơng, …
Sơ đồ 3.2. Quy trình tuyển dụng cán bộ của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Phê duyệt kết quả
Thông báo kết quả cho ứng cử viên Chuẩn bị và lên kế hoạch
Thông báo và quảng bá tuyển dụng
Sàng lọc hồ sơ
Phỏng vấn, kiểm tra và đánh giá Xác định nhu cầu tuyển dụng
Xem xét phê duyệt
duyệt
Chào đón, định hƣớng và ký hợp đồng thử việc
Quyết định tiếp nhận Thử việc, đánh giá
* Bố trí công việc
Để các bộ phận đƣợc hoạt động phối hợp một cách nhịp nhàng, Viện Hàn lâm KH&CN đã thực hiện 3 nguyên tắc để bố trí ngƣời cán bộ vào vị trí công việc cụ thể là:
Trước hết, Viện tuyển chọn những ngƣời có năng lực cho những vị trí
quan trọng (các cán bộ phụ trách vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực trong viện, nhƣ cán bộ thuộc Ban Tổ chức cán bộ, phòng Quản lý tổng hợp). Viện luôn dành thời gian cần thiết cho việc nghiên cứu, phân loại những ngƣời ứng tuyển, tổ chức các buổi kiểm tra kỹ năng trình độ một cách bài bản, nghiêm túc và khoa học.
Thứ hai, nắm bắt tâm lý cán bộ để nắm bắt những đặc thù riêng tƣ của
từng ngƣời qua tiếp xúc và qua công việc sẽ giúp cho ngƣời quản lý các phòng ban biết cách nhìn ngƣời xếp việc hiệu quả hơn, có cách ứng xử phù hợp với mọi ngƣời.
Thứ ba, nhận diện nguyên nhân cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ
nhằm giúp cho ban lãnh đạo Viện có cách sắp xếp bố trí lại cán bộ trong Viện một cách thích hợp hơn, có quyết định khen thƣởng kỷ luật để tạo động lực cho cán bộ nhân viên.
Nhìn chung trong những năm qua tình hình bố trí, sắp xếp cán bộ trong VIện đã đạt đƣợc những kết quả tốt.