CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3.1.4. Đặc điểm hoạt động
Nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực: Toán học; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; điện tử, tự động hoá; công nghệ vũ trụ; khoa học vật liệu; đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học; khoa học trái đất; khoa học và công nghệ biển; môi trƣờng và năng lƣợng; dự báo, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trƣờng;
Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ;
Đề xuất và chủ trì thực hiện các chƣơng trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nƣớc theo sự phân công của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Viện Hàn lâm KHCNVN là đơn vị hành chính sự nghiệp. Về cơ bản toàn bộ kinh phí thực hiện cho các hoạt động nghiên cứu khoa học đƣợc ngân sách nhà nƣớc đảm bảo. Nguồn kinh phí của Viện bao gồm 2 nguồn chính đó là: Nguồn vốn đầu tƣ phát triển và nguồn vốn sự nghiệp khoa học. Trong đó:
- Nguồn vốn chi đầu tƣ phát triển: đây là nguồn vốn dùng để chi chủ yếu cho các hoạt động xây dựng cơ bản.
- Nguồn vốn sự nghiệp khoa học (còn gọi là nguồn chi thƣờng xuyên): đây là nguồn vốn chi chủ yếu cho các hoạt động nhƣ: quỹ tiền lƣơng cán bộ, các hoạt động nghiên cứu khoa học (các đề tài, đề án, nhiệm vụ khoa học), chi đào tạo, hợp tác quốc tế….
Vào khoảng tháng 6 hàng năm, Viện Hàn lâm KHCNVN trình dự toán về nhu cầu nguồn kinh phí của mình lên Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ . Các Bộ sẽ căn cứ vào đề xuất, cân nhắc các nhiệm vụ, dự án từ đó cấp kinh phí tƣơng ứng.
Về cơ chế hoạt động, Viện một cơ quan nằm trong hệ thống các cơ quan ngang bộ và trực thuộc Chính phủ. Cơ chế hoạt động của Viện tuân theo các quy định của Nhà nƣớc và pháp luật. Mọi chế độ, thủ tục, quy định đều áp dụng theo quy định của nhà nƣớc đối với cơ quan hành chính sự nghiệp và không có ngoại lệ.