Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại Chi cục Thuỷ lợ
3.3.3. Thực trạng quản lý các công trình thủy lợi ở các huyện khảo sát
3.3.3.1. Hiện trạng quản lý công trình thủy lợi tại 3 huyện khảo sát
Qua tìm hiểu thực tế, việc quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn 3 huyện nghiên cứu đều do Công ty khai thác công trình thủy lợi của tỉnh quản lý. Đó là trên danh nghĩa, song thực tế Công ty hợp đồng để trạm thuỷ nông quản lý, sau đó trạm thuỷ nông hợp đồng để các huyện quản lý và cuối cùng các xã giao cho HTXDVNN quản lý. Tuy nhiên HTXDVNN chỉ quản lý các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ (kênh mương cấp III, cấp IV và các trạm bơm có công suất nhỏ...), còn các trạm bơm có công suất vừa và lớn vẫn do trạm thủy nông Huyện quản lý và điều hành, mặc dù các công trình thủy lợi này nằm trên địa giới của huyện. Cụ thể tình hình quản lý các công trình thủy lợi ở các huyện nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tình hình quản lý công trình thủy lợi của 3 huyện khảo sát
Diễn giải 2012 2013 2014 SL (CT) Chiều dài (km) Công suất (m3 /h) SL Chiều dài (km) Công suất (m3/h) SL (CT) Chiều dài (km) Công suất (m3 /h)
A. Huyện Lâm Thao I. Kênh mương 1. Kênh cấp III 25 194,8 25 194,8 25 194,8 2. Kênh cấp IV 35 24,66 32 22,24 29 25,54 II. Trạm bơm 8 1398,12 8 1398,12 8 1398,12 B. Huyện Đoan Hùng I. Kênh mương 1. Kênh cấp III 22 70,26 24 70,26 23 70,26 2. Kênh cấp IV 26 28,11 20 27,44 24 29,26 II. Trạm bơm 9 1441,33 9 1441,33 9 1441,33
C. Huyện Thanh Sơn I. Kênh mương
1. Kênh cấp III 26 325,7 23 325,7 22 325,7
2. Kênh cấp IV 21 25,22 28 26,11 25 29,66
II. Trạm bơm 10 1648,22 10 1648,22 10 1648,22
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Qua bảng 3.11 cho thấy, việc quản lý các công trình thủy lợi của 3 huyện nghiên cứu chủ yếu là các kênh mương cấp III, cấp IV, cống điều tiết nước và các trạm bơm có công suất nhỏ phục vụ trong phạm vi thôn đội. Điều này cho ta thấy mức độ phân cấp quản lý các công trình thủy lợi của Huyện là rất rõ ràng, chính vì vậy hiệu quả trong quản lý các công trình thủy lợi đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mức độ quản lý chỉ dừng lại ở HTXDVNN chưa có sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi, phần nào đã làm cho công trình của 3 huyện nghiên cứu nói riêng và Huyện nói chung còn xẩy ra nhiều bất cập như trộm cắp, đập phá do chính những cá nhân cộng đồng địa phương. Đây là một vấn đề trong công tác quản lý chưa thực sự sát sao, mặc dù việc quản lý các công trình thủy lợi đã do địa phương đảm nhiệm. Thiết nghĩ, cần có sự phân cấp trong quản lý các công trình thủy lợi xuống tận thôn xóm, nhân dân hưởng lợi trực tiếp quản lý dưới sự điều hành của các HTXDVNN. Có vậy mới phát huy tối đa hiệu quả từ các công trình thủy lợi mang lại.
Qua bảng 3.11 cũng cho thấy mức độ quản lý các công trình thủy lợi ở 3 huyện nghiên cứu là khác nhau, điều này thể hiện phạm vi về địa lý cũng như không gian đặc thù, cụ thể:
- Huyện Lâm Thao quản lý hệ thống kênh mương cấp III và cấp IV có tổng chiều dài là 219,46 km, trạm bơm 8 trạm (năm 2012). Do chưa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của cây trồng, đến năm 2014 số lượng kênh mương cũng như đã được địa phương đầu tư nâng cấp và làm mới. Cụ thể làm mới được 4 kênh cấp IV với chiều dài là 2,6 km.
- Huyện Đoan Hùng năm 2012 hệ thống kênh mương có chiều dài là 98,37km, 9 trạm bơm. Đến năm 2014 đã tăng lên thành 99,52 km và 25 cống điều tiết nước. Ngoài ra huyện này còn quản lý hàng trăm cống tháo nước nhỏ và hệ thống kẹp ruộng, phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu hàng nghìn ha đất canh tác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Huyện Thanh Sơn năm 2012 quản lý hệ thống kênh mương với tổng chiều dài là 350,92 km,10 trạm bơm. Đến năm 2014 tăng lên đáng kể, kênh mương tăng lên thành 355,36 km.
3.3.3.2. Tình hình khai thác và thu thủy lợi phí, thủy lợi nội đồng của 3 huyện khảo sát
Thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng là một nguồn kinh phí để phục vụ cho việc trả tiền điện, tạo nguồn, duy tu bảo dưỡng,... Căn cứ vào mức độ diện tích cần tưới tiêu và những sự cố của công trình cần duy tu bảo dưỡng, sửa chữa của các địa phương là khác nhau nên có mức thu khác nhau. Qua khảo sát và tìm hiểu kết quả thu thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng ở 3 huyện nghiên cứu được tổng hợp qua bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kết quả thu thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng của 3 huyện Khảo sát năm 2014 Khảo sát năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Huyện Lâm Thao Huyện Đoan Hùng Huyện Thanh Sơn Thủy lợi phí 522,623 578,479 624,34
Thủy lợi nội đồng 187,256 248,12 255,62
Số phải thu 758,44 711,23 732,36
Số lượng thu được 695,47 644,55 665,28
Tỷ lệ (%) 91,70 90,62 90,84
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Qua bảng 3.12 cho thấy mức thu và kết quả thu thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng của các huyện nghiên cứu khá cao và khác nhau, cụ thể là:
- Huyện Lâm Thao tổng số phải thu năm 2014 là 758,44 triệu đồng, kết quả thu được là 695,47 triệu đồng (đạt 91,7%), số nợ đọng chiếm 8,3%.
- Huyện Đoan Hùng tổng số phải thu năm 2014 là 711,23 triệu đồng, trong đó kết quả thu đạt 90,62% tương đương với 644,55 triêu đồng, số nợ đọng chiếm 9,38%.
- Huyện Thanh Sơn tổng số phải thu năm 2014 là 732,36 triệu đồng, trong đó kết quả thu đạt 90,84 % tương đương 665,28 triệu đồng, số còn lại nợ đọng chiếm 9,16%.
Qua tìm hiểu và phỏng vấn số nợ đọng thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng nguyên nhân là do kinh tế nhiều hộ gia đình khó khăn, chây ỳ không nộp ( câu trả lời của cán bộ địa phương), còn một số ý kiến của nông dân cho biết cán bộ HTXDVNN điều hành, điều tiết nước còn cửa quyền hách dịch, quan liêu, chưa coi người nông dân sử dụng nước là khách hàng. Một số người dân có ý kiến khác, họ không thanh toán thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng vì chất lượng phục vụ thất thường trong việc cung cấp nước tưới, lúc cần nước không có, lúc không cần thì lại bơm tràn nên gây ảnh hưởng đến sản xuất của hộ. Đây nên chăng là vấn đề quản lý và điều hành của cán bộ địa phương còn nhiều bất cập, cần khắc phục. Một nguyên nhân khác do cán bộ HTXDVNN dùng nước thường xuyên thay đổi, chế độ phụ cấp đối với cán bộ thủy nông chưa hợp lý nên trách nhiệm với công tác thủy lợi chưa sát sao. Hơn nữa, trách nhiệm của chính quyền địa phương chưa cao trong việc đôn đốc các hộ dùng nước trả thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng. Một nguyên nhân nữa là do người dân mang nặng tính bao cấp, ỷ lại Nhà nước, trả thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng không đúng hợp đồng, nợ nần kéo dài, không có khả năng chi trả hoặc cố tình dây dưa chờ Nhà nước miễn giảm.
3.3.3.3. Tình hình sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, khấu hao các công trình thuỷ lợi và sử dụng thủy lợi phí, thủy lợi nội đồng của 3 huyện khảo sát
Thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng là nguồn thu chủ yếu của các HTXDVNN. Chi phí cho hoạt động tưới tiêu gồm nhiều khoản khác nhau. Tuy nhiên, do thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng được thu không đủ, không đáp ứng yêu cầu, tình trạng nợ đọng thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng xẩy ra thường xuyên nên nguồn thu của các HTXDVNN không đáp ứng được các yêu cầu hợp lý. Qua tìm hiểu thực tế ở các địa phương nghiên cứu cho thấy các HTXDVNN chỉ tập trung chi cho một số hoạt động chính cụ thể được biểu hiện qua bảng 3.13.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Qua bảng 3.13 cho thấy các huyện mà cụ thể là các HTXDVNN sử dụng thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng chỉ tập trung chi một số hoạt động chính đó là:
- Chi trả tạo nguồn (thủy lợi phí Nhà nước) đối với các địa phương quản lý các công trình phải trả phí tạo nguồn cho trạm thủy nông Huyện theo nghị định 143, có xu hướng tăng cụ thể: Huyện Lâm Thao năm 2014 là 213,288 triệu đồng, Huyện Đoan Hùng là 185,208 triệu đồng, Thanh Sơn là 212,088 triệu đồng.
- Chi tiền điện, dầu bơm nước: Đối với các huyện nói chung và các HTXDVNN nói riêng thì khoản chi phí tiền điện và tiền bơm dầu là rất lớn, chiếm tới hơn 31- 32% trong tổng số khoản phải chi, có năm hạn hán hoặc mưa úng chiếm tới 35-36% tổng chi phí phục vụ tưới tiêu.
- Trả công lao động: Khoản chi về công lao động là rất cao chiếm tới hơn 16% tổng số chi. Qua biểu cũng cho thấy các mức chi ở các địa phương rất khác nhau đó là do đặc thù của từng địa phương, như tổng diện tích cần tưới tiêu, các cách hoạt động khác nhau, công lao động khác nhau, hệ thống công trình có đặc thù phục vụ khác nhau
Bảng 3.13. Tình hình sử dụng thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng của 3 huyện khảo sát
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Lâm Thao Đoan Hùng Thanh Sơn
1. Nộp thủy lợi phí 213,288 185,208 212,088
2.Tiền điện và dầu bơm 87,332 68,548 95,715
3. Trả công lao động 101,719 67,673 89,593 4. Sửa chữa 43,606 20,869 42,763 5. KHTSCĐ 61,672 59,762 67,875 6. Quản lý phân bổ 49,706 34,8050 47,816 7. Chi phí khác 9,541 8,253 8,542 8. Trả lãi ngân hàng 24,954 8,560 18,654 Tổng 591,817 453,678 583,047
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
- Sửa chữa công trình: Đây là một khoản chi quan trọng, bởi vì công trình hoạt động có hiệu quả và kéo dài thời gian phục vụ thì phải được sửa chữa thường xuyên và ngược lại. Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu ở 3 huyện do nguồn thu hạn hẹp không đủ cho sửa chữa thường xuyên mà kinh phí có đến đâu tu sửa đến đó, hoạt động cầm chừng đây là một trong những nguyên nhân làm cho công trình thủy lợi bị xuống cấp nghiêm trọng, từ hư hỏng nhỏ dẫn đến hư hỏng lớn. Qua bảng còn cho thấy thực trạng hệ thống công trình ở 3 huyện đang bị xuống cấp nên đã chi vào việc sửa chữa công trình có xu hướng ngày càng cao và mỗi năm phải chi tới 40 - 50 triệu đồng. Đây mới chỉ là sửa chữa nhỏ nếu có sửa chữa lớn và đại tu nâng cấp công trình thì HTX sẽ không có kinh phí, lúc này buộc phải đi vay ngân hàng để khắc phục và chờ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.
- Khấu hao tài sản cố định: Các công ty khai thác công trình cũng như các HTX hàng năm đều có hạng mục KHTSCĐ, đây là một khoản chi cho hao mòn máy. Qua bảng cho thấy mức độ trích KHTSCĐ của các xã là khác nhau, do đặc thù tài sản của các xã khác nhau và mỗi năm đã trích ra một khoản không nhỏ. Tuy nhiên khoản KHTSCĐ có xu hướng giảm dần.
- Quản lý phân bổ, chi phí khác và chi cho trả lãi ngân hàng: Khoản chi cho các cán bộ trực tiếp điều hành công tác thủy nông có xu hướng tăng dần là do giá cả và trả phù lao cho các cán bộ điều hành thủy nông ngày một cao. Khoản khác chi cho việc giao dịch ký kết hợp đồng và tiếp khách là khoản chi không thể thiếu cho bất cứ hoạt động nào kể cả từ công ty cho đến hộ cá thể. Một khoản chi nữa là chi cho trả lãi ngân hàng như đã phân tích ở trên, mặc dù trên danh nghĩa số tiền phải thu trừ đi số chi các địa phương vẫn có lãi nhưng số lãi và thậm chí cả vốn đó vẫn nằm ở hộ xã viên.
3.3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý công trình thủy lợi
Qua điều tra, phỏng vấn 300 hộ gia đình và 60 cán bộ về công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý công trình thủy lợi, có thể thấy rằng công tác thanh, kiểm tra vẫn chưa được người dân đánh giá cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.14. Tình hình thanh tra, kiểm tra quản lý công trình thủy lợi thông qua điều tra
STT Nhân tố Kém Bình thường Tốt
1 Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý công
trình thủy lợi được tiến hành thường xuyên 25 264 71
2
Từ việc thanh tra, kiểm tra quản lý công trình thủy lợi đã phát hiện ra các sai phạm
trong quản lý công trình thủy lợi 50 228 82 3 Người dân có quyền phản ánh về tình trạng hệ
thống thủy lợi đến các cơ quan cấp trên 15 244 101
4
Có hình thức xử phạt thích hợp nếu phát hiện ra sai phạm trong quản lý và sử dụng các công
trình thủy lợi. 43 228 89
Bảng số liệu cho thấy, người được điều tra chủ yếu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý công trình thủy lợi ở mức bình thường. Điều đó thẻ hiện qua chất lượng các công trình thủy lợi. Đã có nhiều hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng công trình thủy lợi như: triển khai tiến độ các công trình thủy lợi đang xây dựng chậm, do không có sự quản lý chặt chẽ, kiểm tra đôn đốc, giám sát cụ thể của Nhà nước nên dẫn tới việc tưới tiêu không đảm bảo kịp thời vụ, chỉ tiêu sai mục đích, bố trí bộ máy hoạt động cồng kềnh, lãng phí nước, điện năng, nhiên liệu...
3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi
3.3.4.1. Nhân tố khách quan
* Cơ chế chính sách của Nhà nước
Nhà nước đã ban hanh nhiều nghị quyết về một số chính sách khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đạt được kết quả trên trước hết phải kể đến những chủ trương chính sách phù hợp, kịp thời của Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý từ trung ương tới địa phương.
Chính từ thực tiễn của việc triển khai công tác khai thác bảo vệ công trình thủy lợi đã có tác động rất lớn tới việc hình thành những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. Một trong những chính sách quan trọng được ra đời đó là Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 của ủy ban thường vụ Quốc hội về Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Đây là căn cứ để các địa phương triển khai công tác khai thác cũng như bảo vệ các công trình thủy lợi một cách tích cực. Trong những năm qua, Chính phủ đã cụ thể hoá chủ trương của Đảng thành một số chính sách về khai thác bảo vệ công trình thủy lợi như:
- Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 của ủy ban thường vụ Quốc hội về Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Quyết định Số: 62/2007/QĐ-BNN, của Bộ NN và PTNT, Quyết định về sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về việc cấp giấy phép cho các hoạt động trọng phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo quyết định số55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT 55/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2014 về ban hành quy định việc cấp giấy phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
- Quyết định số 2212/ QĐ-BNN-TCTL ngày 30/9/2013 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban hành Bộ chỉ số đánh giá quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi.
- Thông tư Số: 26/2008/TT-BTC, của Bộ tài chính, Thông tư hướng