Tình hình quản lý công trình thủy lợi của 3 huyện khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 89 - 91)

Diễn giải 2012 2013 2014 SL (CT) Chiều dài (km) Công suất (m3 /h) SL Chiều dài (km) Công suất (m3/h) SL (CT) Chiều dài (km) Công suất (m3 /h)

A. Huyện Lâm Thao I. Kênh mương 1. Kênh cấp III 25 194,8 25 194,8 25 194,8 2. Kênh cấp IV 35 24,66 32 22,24 29 25,54 II. Trạm bơm 8 1398,12 8 1398,12 8 1398,12 B. Huyện Đoan Hùng I. Kênh mương 1. Kênh cấp III 22 70,26 24 70,26 23 70,26 2. Kênh cấp IV 26 28,11 20 27,44 24 29,26 II. Trạm bơm 9 1441,33 9 1441,33 9 1441,33

C. Huyện Thanh Sơn I. Kênh mương

1. Kênh cấp III 26 325,7 23 325,7 22 325,7

2. Kênh cấp IV 21 25,22 28 26,11 25 29,66

II. Trạm bơm 10 1648,22 10 1648,22 10 1648,22

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng 3.11 cho thấy, việc quản lý các công trình thủy lợi của 3 huyện nghiên cứu chủ yếu là các kênh mương cấp III, cấp IV, cống điều tiết nước và các trạm bơm có công suất nhỏ phục vụ trong phạm vi thôn đội. Điều này cho ta thấy mức độ phân cấp quản lý các công trình thủy lợi của Huyện là rất rõ ràng, chính vì vậy hiệu quả trong quản lý các công trình thủy lợi đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mức độ quản lý chỉ dừng lại ở HTXDVNN chưa có sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi, phần nào đã làm cho công trình của 3 huyện nghiên cứu nói riêng và Huyện nói chung còn xẩy ra nhiều bất cập như trộm cắp, đập phá do chính những cá nhân cộng đồng địa phương. Đây là một vấn đề trong công tác quản lý chưa thực sự sát sao, mặc dù việc quản lý các công trình thủy lợi đã do địa phương đảm nhiệm. Thiết nghĩ, cần có sự phân cấp trong quản lý các công trình thủy lợi xuống tận thôn xóm, nhân dân hưởng lợi trực tiếp quản lý dưới sự điều hành của các HTXDVNN. Có vậy mới phát huy tối đa hiệu quả từ các công trình thủy lợi mang lại.

Qua bảng 3.11 cũng cho thấy mức độ quản lý các công trình thủy lợi ở 3 huyện nghiên cứu là khác nhau, điều này thể hiện phạm vi về địa lý cũng như không gian đặc thù, cụ thể:

- Huyện Lâm Thao quản lý hệ thống kênh mương cấp III và cấp IV có tổng chiều dài là 219,46 km, trạm bơm 8 trạm (năm 2012). Do chưa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của cây trồng, đến năm 2014 số lượng kênh mương cũng như đã được địa phương đầu tư nâng cấp và làm mới. Cụ thể làm mới được 4 kênh cấp IV với chiều dài là 2,6 km.

- Huyện Đoan Hùng năm 2012 hệ thống kênh mương có chiều dài là 98,37km, 9 trạm bơm. Đến năm 2014 đã tăng lên thành 99,52 km và 25 cống điều tiết nước. Ngoài ra huyện này còn quản lý hàng trăm cống tháo nước nhỏ và hệ thống kẹp ruộng, phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu hàng nghìn ha đất canh tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Huyện Thanh Sơn năm 2012 quản lý hệ thống kênh mương với tổng chiều dài là 350,92 km,10 trạm bơm. Đến năm 2014 tăng lên đáng kể, kênh mương tăng lên thành 355,36 km.

3.3.3.2. Tình hình khai thác và thu thủy lợi phí, thủy lợi nội đồng của 3 huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 89 - 91)