Hiện trạng công trình thủy lợi tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 67)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại Chi cục Thuỷ lợ

3.3.1. Hiện trạng công trình thủy lợi tỉnh Phú Thọ

3.3.1.1. Hiện trạng công trình tưới

Toàn tỉnh hiện có 2.026 công trình tưới, trong đó: 1.341 hồ, đập dâng; 432 phai dâng; 222 trạm bơm tưới, 31 trạm bơm tưới tiêu kết hợp và nhiều công trình tạm.

Hình 3.5. Trạm bơm Đông Nam Việt Trì

Hệ thống các công trình tưới được phân loại như sau:

- Trạm bơm điện: Hiện tại có 253 trạm bơm tưới và kết hợp, trong đó 222 trạm bơm chuyên tưới, 31 trạm bơm tưới kết hợp, đảm bảo tưới 11.900 ha.

- Hồ đập: Trong 1.341công trình hồ chứa, đập dâng được phân ra: + Loại tưới cho >100 ha có 09 công trình.

+ Loại tưới cho từ 20-99 ha có 175 công trình. + Loại tưới cho <20 ha có 1.157 công trình.

Phân bố các công trình tưới theo khu vực đi ̣a lý

Lưu vực sông Lô

Bao gồm diện tích đất đai của 27 xã huyện Đoan Hùng (trừ xã Minh Lương); 18 xã huyện Phù Ninh (trừ xã Phú Lộc); 02 xã huyện Thanh Ba (xã Đại An và Năng Yên); 15 xã, phường thành phố Việt Trì (trong đó 10 phường gồm: Vân Phú, Vân Cơ, Thọ Sơn, Nông Trang, Tân Dân, Dữu Lâu, Thanh Miếu, Tiên Cát, Gia Cẩm, Bạch Hạc; 05 xã gồm: Phượng Lâu, Hùng Lô, Trưng Vương, Sông Lô và Kim Đức). Tính đến năm 2012, tổng diện tích tự nhiên của lưu vực là 52.000 ha.

Toàn lưu vực sông Lô hiện có 544 công trình tưới gồm: 427 hồ chứa, đập dâng; 56 phai dâng, 53 trạm bơm tưới, 08 trạm bơm tưới kết hợp và nhiều công trình tạm, khe lạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.5. Hiện trạng tưới lưu vực sông Lô

Năm Hiệu quả tưới

Chia ra Lúa

chiêm Lúa mùa Cây màu

Cây vùng đồi

NT thủy sản

2011

Diện tích tưới theo

kế hoạch (ha) 7.305 6.150 135 127 121

Diện tích tưới

thực tế (ha) 4.398 3.690 10,8 34,9 15,5

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 60,2 60 8 27,5 12,8

2012

Diện tích tưới theo

kế hoạch (ha) 7.194 6.076 133 124 123

Diện tích tưới

thực tế (ha) 4.582 3.900 10,9 34,5 16,11

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 63,7 64,2 8,2 27,8 13,1

2013

Diện tích tưới

theo kế hoạch (ha) 7.000 5.900 130 124 123

Diện tích tưới

thực tế (ha) 4.809 4042 11,3 34,8 17

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 68,7 68,5 8,7 28,1 13,5

2014

Diện tích tưới

theo kế hoạch (ha) 6.890 5.780 121 122 124

Diện tích tưới

thực tế (ha) 4.926 4.127 11 34 17

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 71,5 71,4 9,1 28,4 13,7

Nguồn: Chi cục thủy lợi tỉnh Phú Thọ

Hiện tại, trên khu vực sông Lô, lúa chiêm thực tưới là 4.962 ha/6.890 ha đạt 71,5% so với thiết kế; lúa mùa thực tưới 4.127 ha/5.780 ha đạt 71,4% so với thiết kế.

Hệ thống các trạm bơm lấy nước ven sông Lô, trong những năm gần đây do ảnh hưởng bất thường của thời tiết và sự điều tiết của thủy điện Thác Bà, cộng với việc khai thác cát sỏi bừa bãi đã làm cho mực nước kiệt của sông Lô xuống thấp so với trung bình nhiều năm. Vì vậy, các trạm bơm đều đã phải hạ thấp bệ máy và nối dài ống hút để bơm nước tưới. Mặt khác, hệ số

tưới trước đây thiết kế 0,8l/s/ha đến nay nâng lên 1,1-1,2l/s/ha; vì vậy, các công trình không đảm bảo năng lực tưới.

Lưu vực sông Đà

Gồm diện tích của 14 xã huyện Thanh Thủy (trừ xã Đào Xá) và 12 xã huyện Thanh Sơn (gồm các xã: Tân Lập, Yên Lãng, Lương Nha, Tinh Nhuệ, Yên Sơn, Yên Lương, Hương Cần, Thắng Sơn, Cự Đồng, Tất Thắng, Cự Thắng, Thạch Khoán). Tổng diện tích tự nhiên là 38.200 ha.

Bảng 3.6. Hiện trạng tưới lưu vực sông Đà

Năm Hiệu quả tưới

Chia ra

Lúa chiêm Lúa mùa Cây màu Cây vùng đồi

NT thủy sản

2011

Diện tích tưới

theo kế hoạch (ha) 4.870 4.380 1.250 210 130

Diện tích tưới

thực tế (ha) 2.922 2.575 316 107 18,5

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 60 58,8 25,3 51 14,2

2012

Diện tích tưới

theo kế hoạch (ha) 4.734 4.094 1.370 215 132

Diện tích tưới

thực tế (ha) 2963 2.517 392 112 19,5

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 62,6 61,5 28,6 52,3 14,8

2013

Diện tích tưới

theo kế hoạch (ha) 4.350 3.670 1.550 220 132

Diện tích tưới

thực tế (ha) 2.828 2.466 465 120 20

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 65 67,2 30 54,5 15

2014

Diện tích tưới

theo kế hoạch (ha) 3.940 3.175 1.719 237 134

Diện tích tưới

thực tế (ha) 2.675 2.235 547 135 21

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 67,9 70,4 31,8 56,9 15,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Toàn lưu vực hiện có 156 công trình tưới gồm: 42 hồ, đập dâng, 84 phai dâng, 29 trạm bơm tưới, 01 trạm bơm tưới kết hợp và nhiều công trình tạm, khe lạch.

Hiện tại, lúa chiêm thực tưới 2.675ha/3.940ha đạt 67,9% so với thiết kế; lúa mùa thực tưới 2.235ha/3.175ha đạt 70,4% so với thiết kế.

Lưu vực sông Thao

Đây là lưu vực có diện tích canh tác lớn nhất của tỉnh, bao gồm diện tích các huyện Tân Sơn, Hạ Hoà, Lâm Thao, Cẩm Khê, Yên Lập, Tam Nông, thị xã Phú Thọ; 25 xã huyện Thanh Ba (trừ 2 xã Đại An, Năng Yên); 01 xã huyện Đoan Hùng (xã Minh Lương); 01 xã huyện Thanh Thuỷ (xã Đào Xá); 08 xã, phường thành phố Việt Trì (trong đó gồm 05 xã: Thanh Đình, Chu Hóa, Hy Cương, Thụy Vân, Tân Đức; 03 phường gồm: Minh Nông, Minh Phương, Bến Gót); 11 xã huyện Thanh Sơn (gồm các xã: Thục Luyện, TT Thanh Sơn, Giáp Lai, Sơn Hùng, Địch Quả, Võ Miếu, Văn Miếu, Tân Minh, Khả Cửu, Đông Cửu và Thượng Cửu).

Lưu vực sông Thao là vùng trọng điểm phát triển sản xuất lương thực của Tỉnh. Toàn lưu vực sông Thao hiện có 1.326 công trình tưới gồm: 872 hồ đập, 292 phai dâng, 140 trạm bơm tưới, 22 trạm bơm tưới kết hợp và nhiều công trình tạm.

Hiện tại lưu vực sông Thao, lúa chiêm thực tưới 18.227 ha/25.745 ha đạt 70,8% so với thiết kế; lúa mùa thực tưới 16.843ha/23.361ha đạt 72,1% so với thiết kế.

Bảng 3.7. Hiện trạng tưới lưu vực sông Thao

Năm Hiệu quả tưới

Chia ra Lúa chiêm Lúa mùa Cây màu Cây vùng đồi NT thủy sản 2011

Diện tích tưới theo

kế hoạch (ha) 30.469 29.000 4.000 1200 3.587

Diện tích tưới

thực tế (ha) 17.915 18.618 600 306 1.037

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 58,8 64,2 15 25,5 28.9

2012

Diện tích tưới theo

kế hoạch (ha) 28.850 27.800 4.670 1.385 3.640

Diện tích tưới

thực tế (ha) 17.540 18.070 822 388 1096

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 60,8 65 17.6 28 30,1

2013

Diện tích tưới theo

kế hoạch (ha) 26.370 25.100 5.200 1.568 3.705

Diện tích tưới

thực tế (ha) 17.589 17.294 1.040 452 1.149

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 66,7 68,9 20 28,8 31

2014

Diện tích tưới theo

kế hoạch (ha) 25.745 23.361 6.493 1.689 3.792

Diện tích tưới

thực tế (ha) 18.227 16.843 1.474 549 1.202

Hiệu quả tưới so

với kế hoạch (%) 70,8 72,1 22,7 32,5 31,7

Nguồn: Chi cục thủy lợi tỉnh Phú Thọ

Các công trình tưới thuộc lưu vực sông Thao cũng hầu hết được xây dựng từ lâu, nhiều công trình được xây dựng trong thời kỳ bao cấp có hệ số thiết kế tưới thấp, thiếu kinh phí nên xây dựng chưa hoàn chỉnh từ đầu mối đến kênh mương, thiết bị lạc hậu, chắp vá không đồng bộ. Do đặc điểm địa hình và những biến động bất thường của thời tiết, trong những năm gần đây hệ thống các trạm bơm lấy nước ven sông Thao cao trình đặt máy của các trạm bơm thấp hơn mực nước báo động 3 nên thường xuyên bị ngập vào mùa mưa lũ, gây khó khăn cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

công tác quản lý vận hành. Hệ thống kênh dẫn hầu hết là kênh đất, hàng năm sau mùa mưa lũ đều bị vùi lấp và chưa có kinh phí để nạo vét.

̣ thống kênh tưới phân theo loại công trình

Hệ thống kênh tưới toàn tỉnh hiện có 3.907km kênh các loại; hầu hết đều là kênh đất và có mặt cắt hình thang; trong đó: kênh cấp II: 1.356 km; kênh cấp III (mặt ruộng): 2.551 km. Số kênh tưới đã được kiên cố hóa là 1.413 km/3.907 km, trong đó kênh cấp II là 682 km/1.356 km, chiếm 50,3% và kênh cấp III (mặt ruộng) là 732km/2.551 km, chiếm 28,7%.

Bảng 3.8. Tình hình kiên cố hóa kênh mương tỉnh Phú Thọ (2000-2015)

TT Huyện, thị

Tổng chiều dài

kênh (km) Chiều dài kênh đã kiên cố (km)

Kênh cấp II Kênh cấp III Giai đoạn 2000-2005 Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2015 Kênh cấp II Kênh cấp III Kênh cấp II Kênh cấp III Kênh cấp II Kênh cấp III 1 H. Thanh Thủy 24,74 213,5 24,74 0 0 23,26 0 42,59 2 H.Thanh Sơn 205,6 325,7 97,24 2,10 0 0 0 189 3 H.Yên Lập 106,2 292,2 104,5 0 0 0 0 25,6 4 H. Tam Nông 47,58 135,6 47,4 11 0 19,96 0 19,5 5 H. Cẩm Khê 49,53 338,1 28,23 14,95 19 11,13 0 19,71 6 H. Lâm Thao 61,37 194,8 20,82 29,25 10 7,95 0 115,22 7 H. Phù Ninh 23,71 86 18,24 0 0 12,09 0 5,66 8 H. Thanh Ba 67,22 196,8 54,52 5 0 10,5 0 32,20 9 H. Đoan Hùng 578,86 70,26 106,95 0 0 0 3,7 0 10 H. Hạ Hòa 42,7 323,8 34 0 0 17,8 0 15,2 11 TX Phú Thọ 8,85 57,9 4,95 3,6 0 10 0 4,66 12 TP Việt Trì 27,97 134,8 25,37 0 0 18,35 0 10,3 13 H. Tân Sơn 111,6 181,6 82,57 0 0 0 0 54,94 Tổng số 1.356 2.551 649,53 65,9 29 131,04 3,7 534,58

Nguồn: Chi cục thủy lợi tỉnh Phú Thọ

Việc đầu tư kiên cố hóa kênh mương phục vụ sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể: Chưa hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng về cấp nước sản xuất và cấp nước sinh hoạt bằng công nghệ mới, chưa tận dụng khai thác triệt để nguồn nước từ các sông suối lớn để vận chuyển từ nơi dư thừa nước đến nơi khan hiếm nước, tạo sự cân bằng nước giữa các vùng trong tỉnh; giải pháp tiêu tự chảy chưa có sự kết hợp với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Đánh giá những tồn tại về tưới

- Chưa thực hiện được tiến độ theo Quy hoạch đã được phê duyệt. - Sự cân bằng nước giữa các lưu vực trong tỉnh chưa được giải quyết, dẫn đến nơi nào có các lưu vực sông, suối lớn thì thừa nước, nơi nào không có lưu vực sông suối lớn thì thiếu nước, công tác phục tưới còn nhiều khó khăn và bị động.

- Công nghệ tiên tiến chưa được áp dụng trong công tác tưới như quá trình vận chuyển nước bằng ống chịu áp lực nhằm tận dụng nguồn nước, giảm giá thành xây dựng giúp cho việc cân bằng nước giữa các khu vực trong tỉnh thì chưa được quan tâm đầu tư xây dựng.

- Tình trạng thiếu nước chống hạn cho các vùng thường xuyên khan hiếm nước chưa được tập trung giải quyết, chưa có biện pháp tận dụng nguồn nước ngầm mạch nông và tích nước cho chống hạn.

- Chưa trú trọng xây dựng các công trình lớn nhằm tạo nguồn cho tưới cây vùng đồi.

- Hầu hết các công trình đều được xây dựng từ lâu, quá trình khai thác vận hành còn thiếu kinh phí để duy tu sửa chữa thường xuyên, công tác quản lý khai thác công trình còn nhiều bất cập, dẫn đến các công trình đều xuống cấp không đảm bảo năng lực thiết kế.

- Công tác quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi còn nhiều tồn tại nhất là giao cho địa phương quản lý do thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý và chưa phát hiện được hư hỏng để xử lý kịp thời dẫn đến công trình bị xuống cấp và hư hỏng không đảm bảo năng lực tưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.3.1.2. Hiện trạng công trình tiêu

Tiêu tự chảy không công trình

Hiện tại ở Phú Thọ có một số khu vực tiêu tự chảy không công trình, tổng diện tích 191.951ha tập trung ở các khu vực sau:

- Vùng tiêu sông Đà: Khu tiêu Lương Nha - Tinh Nhuệ, ngòi Lạt (Thanh Sơn) với diện tích 17.883ha tiêu trực tiếp vào sông Đà.

- Tiểu vùng hữu sông Thao: Ngòi Kẹn, ngòi Lao, ngòi Giành, khu vực chảy vào sông Bứa, ngòi Me với diện tích 164.360ha tiêu trực tiếp vào sông Thao.

- Vùng sông Lô - sông Chảy: Các xã Đông Khê, Nghinh Xuyên (tả sông Chảy), các xã Bằng Luận, Quế Lâm, Phương Trung (Hữu sông Chảy, H. Đoan Hùng). Các khu vực này tiêu tự chảy ra sông Lô. Tổng diện tích tiêu 9.708ha.

Tiêu tự chảy có công trình

Toàn tỉnh hiện có 170 hệ thống các ngòi tiêu và 375 cống tiêu tự chảy với diện tích 144.501ha (diện tích lưu vực); trong đó diện tích lúa, màu được bảo vệ 24.382 ha. Các cống này chủ yếu là tiêu cho cuối vụ Chiêm Xuân và ngăn lũ sớm đảm bảo ăn chắc vụ chiêm xuân.

Các cống tiêu hiện tại đã giải quyết được 137.360ha (diện tích lưu vực), trong đó diện tích lúa, màu được tiêu 14.758 ha, còn 7.141 ha diện tích tiêu không triệt để, gặp năm nước sông thấp thì có thu hoạch, năm mưa lớn, nước sông cao diện tích này bị úng có khi mất trắng.

Diện tích tiêu tự chảy thuộc các khu vực sau:

- Vùng tiêu sông Đà: Tập trung ở khu tiêu ngòi Đoan Hạ và khu Tân Phương - Thạch Đồng (Thanh Thuỷ).

- Tiểu vùng tiêu hữu sông Thao: Tập trung ở khu vực 16 xã Cẩm Khê, Sai Nga - Thanh Nga và ngòi Cỏ (Cẩm Khê); ngòi Kẹn, ngòi Mỹ (Hạ Hòa).

- Tiểu vùng tiêu Tả sông Thao: Ngòi Hiêng, ngòi Trang (Hạ Hòa); Mạn Lạn, Đồng Trắng, Bội Đầu - Cống Sấu (Thanh ba); Lò lợn (Phú Thọ); Vĩnh Mộ (Lâm Thao).

- Vùng tiêu sông Lô - sông Chảy diện tích úng tập trung tại các khu vực: ngòi Rượm - ngòi Dầu, Tiên Du - Hạ Giáp, An Đạo - Bình Bộ - Từ Đà, ngòi Tranh (Phù Ninh); Cầu Gần (Việt Trì).

Tiêu động lực

Diện tích yêu cầu tiêu bằng động lực của toàn tỉnh hiện nay là 16.740ha, trong đó diện tích lúa, hoa màu cần tiêu là 12.540ha. Toàn tỉnh hiện có 13 trạm bơm chuyên tiêu và 31 trạm bơm tiêu kết hợp tưới.

Diện tích tiêu đạt 11.101ha/16.740ha DT thiết kế - đạt 66,3% so thiết kế; riêng tiêu cho sản xuất đạt 11.101ha/12.539ha KH - đạt 88,5%; trong đó:

- Lúa chiêm 3.192ha/4.640ha DT thiết kế, đạt 68,8% so với thiết kế. - Lúa mùa 10.911ha/11.774ha DT thiết kế, đạt 92,7% so với thiết kế. - Diện tích màu 78ha/130ha DT thiết kế, đạt 60,2% so với thiết kế. - Diện tích nuôi trồng thủy sản 44,3ha/66ha DT thiết kế đạt 67% thiết kế. * Vùng tiêu sông Đà:

Hiện tại toàn vùng có 01 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp là trạm bơm Thượng Lộc - Bảo Yên với năng lực thiết kế 300ha, thực tiêu 108,7ha.

* Vùng tiêu sông Thao gồ m:

- 09 trạm bơm chuyên tiêu, gồm: Lê Tính, Cống Sủng (Sơn Vi), Hiền Quan, Vở Khoang (Đào Xá), Lò Lầu, Cống Thừ, Cầu Na, Yên Dưỡng (Cẩm Khê); ngòi Mỹ (Hạ Hòa), năng lực thiết kế là 6.286ha, thực tiêu 6.090ha.

- 22 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp gồm Đồng Sâu, Tân Xuôi, Minh Nông, Thụy Vân (TP Việt Trì); Tình Cương, Hiền Đa (Cẩm Khê); Chân Lao (Vĩnh Chân); Lò Lợn (thị xã Phú Thọ); Môm Lối, Đồng Bạc, Môm Bưởi, Cống Luồn, Đồng Gù (Lâm Thao); TB số 1, 2, 3 Hương Nộn (Tam Nông); Đồng Bói, Ao Chùa, Bờ Hồ (Thanh Thủy); Yển Khê, Phương Lĩnh, Vũ Yển (Thanh Ba); năng lực thiết kế tiêu 3.187ha, tiêu thực tế 2.230ha.

* Vùng tiêu sông Lô gồ m:

- 04 trạm bơm tiêu, gồm: TB Hạ Giáp, Nông Sâu, Đè Vạy, Đồng Mạ (Sông Lô) năng lực tiêu thiết kế 2.502ha; thực tiêu 2.490;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- 08 trạm bơm kết hợp, gồm: TB Đồng Do, Gò Tàng, (Trưng Vương); Bờ Khua, Bờ Mẫu (Kim Đức); Dữu Lâu, Đồng Tranh (Thanh Miếu); Đồng Dè (An Đạo), Bờ Quýt (Vĩnh Phú); DT tiêu thiết kế 265ha, DT tiêu thực tế 182ha.

Đánh giá chung về hệ thống tiêu

+ Các công trình tiêu tự chảy: Đối với các cống tiêu phần lớn được xây dựng khá lâu, hiện nay đã xuống cấp, cửa cống chủ yếu đóng mở bằng thủ công nên rất bất tiện trong quá trình vận hành, khẩu diện cống nhỏ hơn yêu cầu tiêu do hiện nay mặt đệm của các lưu vực bị suy giảm, khi mưa xuống dòng chảy dâng lên nhanh, do đó hệ số tiêu tăng hơn nhiều so với thời điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 67)