Đánh giá công tác quản lý công trình thuỷ lợi tỉnh Phú Thọ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 99 - 104)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá công tác quản lý công trình thuỷ lợi tỉnh Phú Thọ và

3.4.1. Những kết quả đạt được

Công tác quản lý nhà nước về thủy lợi từng bước được củng cố và hiệu quả hơn; việc tuyên truyền vận động nhân dân đã từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong việc tham gia xây dựng, quản lý, vận hành các công trình.

Hình 3.8. Buổi họp dân tại xã Cự Thắng - Huyện Thanh Sơn

Công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình đã được đảm bảo không để xảy ra tình trạng hư hỏng nặng. Công tác kiên cố kênh mương đã thực hiện góp phần nâng cao năng suất cây trồng, phát triển kinh tế của đại phương.

Bênh cạnh đó tỉnh đã chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thể hiện việc tăng cường cán bộ thanh tra chuyên ngành thủy lợi cho Chi cục Thủy lợi; tăng cường kiểm tra, phát hiện và yêu cầu xử lý những trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên kiểm tra, có văn bản đôn đốc UBND các H., các chủ công trình tăng cường công tác quản lý, thường xuyên báo cáo tình trạng công trình cho đơn vị có chức năng để kịp thời tham mưu, xử lý những sự cố xảy ra; vì vậy, nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra mất an toàn đối với công trình thủy lợi.

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế

- Vai trò quản lý Nhà nước về công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi mờ nhạt. Do không có các cơ chế, chế tài cụ thể quy định chức năng quản lý Nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trong những năm vừa qua, thu thuỷ lợi phí tuy đạt tỷ lệ cao nhưng vẫn để xẩy ra tình trạng nợ đọng một khoản tiền rất lớn, một tình trạng nữa theo trạm thuỷ nông tỉnh cho biết, chỉ có hơn 70% diện tích đất nông nghiệp có ký kết hợp đồng dùng nước thu được thuỷ lợi phí, phần còn lại bị thất thu.

Trong quản lý, điều hành HTXDVNN dùng nước còn lỏng lẻo, việc lấy nước, tháo nước trong hệ thống điều hành khó khăn hơn. Vẫn còn hiện tượng tự tiện đặt cống, máy bơm, xẻ kênh lấy nước khá phổ biến gây lãng phí nước tưới, làm tăng chi phí quản lý. Công tác bảo vệ giữ gìn các công trình thủy lợi chưa được cộng đồng và các cấp chính quyền quan tâm đầy đủ, mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định số 140/2005/NĐ- CP ngày 11/11/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Nhiều công trình đã qua sử dụng lâu năm hiện đang xuống cấp cần phải sửa chữa và nâng cấp với nguồn kinh phí lớn nhưng chưa đáp ứng được.

- Hệ thống kênh mương tưới, tiêu hiện nay chủ yếu vẫn chưa được kiên cố, gia cố nên hiệu suất dẫn nước chưa cao, gây tốn kém kinh phí quản lý và sử dụng, lãng phí nước. Nhiều hệ thống kênh mương bị bồi lắng không được nạo vét nên dẫn đến hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Hệ thống công trình thủy lợi kênh mương mặt ruộng chưa đồng bộ với các hệ thống đầu mối do vậy việc phát huy hiệu quả của hệ thống chưa cao.

- Khả năng đầu tư ban đầu hạn chế, hầu hết các công trình thủy lợi xây dựng chưa đồng bộ, chưa được trang bị kỹ thuật mới, mức đảm bảo thấp. Trong những năm của thời kỳ bao cấp những xã có công trình thủy lợi mức đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

- Năng lực của một số cán bộ còn yếu kém. Trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, việc tuyên truyền vận động nhân dân trong quản lý, bảo vệ khai thác công trình chưa thường xuyên dẫn đến công tác bảo vệ công trình còn hạn chế.

Công trình được đầu tư không đồng bộ từ công trình đầu mối đến kênh nội đồng, nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng do sử dụng lâu năm

nhưng việc đầu tư sửa chữa hàng năm còn hạn chế. Còn có nhiều bất cập trong việc định biên lao động. Qua tìm hiểu thực tế ngoài cán bộ chủ chốt của trạm được biên chế số còn lại là làm hợp đồng, thậm chí còn tính công đi làm ngày nào được hưởng công ngày ấy nên dẫn tới tình trạng “đánh trống ghi tên”. Chính vì vậy đã làm cho công tác quản lý cũng như hiệu quả làm việc của các công trình thủy lợi giảm xuống rõ rệt.

3.4.3. Một số nguyên nhân chủ yếu

* Nguyên nhân chủ quan

Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thủy lợi còn thiếu thống nhất, chức năng nhiệm vụ không nhất quán nên việc chỉ đạo từ Trung ương xuống địa phương không thông suốt, thường gặp khó khăn.

Thiếu thống nhất trong chính sách quản lý là khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước từ trên xuống dưới. Vai trò quản lý Nhà nước trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bị xem nhẹ.

Các công ty làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi dường như bị thả nổi cơ chế quản lý gắn trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp với nhà nước và người hưởng lợi không rõ ràng trong quản lý tài chính thiếu minh bạch. Bộ máy quản lý cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả. Quản lý vẫn theo cơ chế bao cấp không huy động được cồng kềnh tham gia quản lý dẫn tới hoạt động kém hiệu quả gây tốn kém nhiều tiền bạc và tài nguyên của Nhà nước. Hơn nữa, một số cán bộ quản lý ở các công ty đã thể hiện sự yếu kém trong tổ chức quản lý kinh doanh lại thiếu năng động sáng tạo, không nắm vững nguyên tắc hoạt động doanh nghiệp trong thời đại mới, lại mang tư tưởng chây ì, chỉ trông chờ vào Nhà nước. Vì vậy, cần củng cố bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất, năng lực cán bộ quản lý doanh nghiệp ngày càng cao, bộ máy quản lý phải tinh gọn, cơ chế tổ chức phải phù hợp.

Sự phối hợp giữa các Ban, ngành và địa phương có liên quan đến quản lý công trình thủy lợi còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ.

Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước chưa thường xuyên, liên tục, việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết và nghiêm minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

* Nguyên nhân khách quan

Sau hơn 25 năm thực hiện chủ trương đổi mới và chuyển đổi nền kinh tế thị trường, hầu hết các ngành các lĩnh vực sản xuất dịch vụ đã tự đổi mới thích nghi và phát huy được hiệu quả trong thời đại mới. Vì vậy lĩnh vực quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cũng phải tự đổi mới cho phù hợp. Tuy nhiên do tính đặc thù riêng biệt của hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nên cần thiết phải nghiên cứu đề xuất một thể chế hoạt động phù hợp một mặt phải khai thác được tính ưu việt của nền kinh tế mới đồng thời phải giữ được vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Trên thực tế ý phẩm chất, trình độ năng lực của một bộ phận không nhỏ cán bộ chỉ đạo điều hành, quản lý còn yếu, không nắm chắc văn bản, luật định, trình độ chuyên môn thấp.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý còn sơ sài, lạc hậu. Chưa được trang bị các công cụ quản lý hiện đại, phương tiện máy móc kỹ thuật và hệ thống thông tin liên lạc còn thiếu và thô sơ.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TẠI CHI CỤC THUỶ LỢI PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 99 - 104)