Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 100 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế

- Vai trò quản lý Nhà nước về công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi mờ nhạt. Do không có các cơ chế, chế tài cụ thể quy định chức năng quản lý Nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trong những năm vừa qua, thu thuỷ lợi phí tuy đạt tỷ lệ cao nhưng vẫn để xẩy ra tình trạng nợ đọng một khoản tiền rất lớn, một tình trạng nữa theo trạm thuỷ nông tỉnh cho biết, chỉ có hơn 70% diện tích đất nông nghiệp có ký kết hợp đồng dùng nước thu được thuỷ lợi phí, phần còn lại bị thất thu.

Trong quản lý, điều hành HTXDVNN dùng nước còn lỏng lẻo, việc lấy nước, tháo nước trong hệ thống điều hành khó khăn hơn. Vẫn còn hiện tượng tự tiện đặt cống, máy bơm, xẻ kênh lấy nước khá phổ biến gây lãng phí nước tưới, làm tăng chi phí quản lý. Công tác bảo vệ giữ gìn các công trình thủy lợi chưa được cộng đồng và các cấp chính quyền quan tâm đầy đủ, mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định số 140/2005/NĐ- CP ngày 11/11/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Nhiều công trình đã qua sử dụng lâu năm hiện đang xuống cấp cần phải sửa chữa và nâng cấp với nguồn kinh phí lớn nhưng chưa đáp ứng được.

- Hệ thống kênh mương tưới, tiêu hiện nay chủ yếu vẫn chưa được kiên cố, gia cố nên hiệu suất dẫn nước chưa cao, gây tốn kém kinh phí quản lý và sử dụng, lãng phí nước. Nhiều hệ thống kênh mương bị bồi lắng không được nạo vét nên dẫn đến hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Hệ thống công trình thủy lợi kênh mương mặt ruộng chưa đồng bộ với các hệ thống đầu mối do vậy việc phát huy hiệu quả của hệ thống chưa cao.

- Khả năng đầu tư ban đầu hạn chế, hầu hết các công trình thủy lợi xây dựng chưa đồng bộ, chưa được trang bị kỹ thuật mới, mức đảm bảo thấp. Trong những năm của thời kỳ bao cấp những xã có công trình thủy lợi mức đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

- Năng lực của một số cán bộ còn yếu kém. Trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, việc tuyên truyền vận động nhân dân trong quản lý, bảo vệ khai thác công trình chưa thường xuyên dẫn đến công tác bảo vệ công trình còn hạn chế.

Công trình được đầu tư không đồng bộ từ công trình đầu mối đến kênh nội đồng, nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng do sử dụng lâu năm

nhưng việc đầu tư sửa chữa hàng năm còn hạn chế. Còn có nhiều bất cập trong việc định biên lao động. Qua tìm hiểu thực tế ngoài cán bộ chủ chốt của trạm được biên chế số còn lại là làm hợp đồng, thậm chí còn tính công đi làm ngày nào được hưởng công ngày ấy nên dẫn tới tình trạng “đánh trống ghi tên”. Chính vì vậy đã làm cho công tác quản lý cũng như hiệu quả làm việc của các công trình thủy lợi giảm xuống rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 100 - 102)