5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý công trình thủy lợi tại Chi cục
thủy lợi Phú Thọ
Qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trong và ngoài, có rút ra một số bài học cho Chi cục thủy lợi Phú Thọ như sau:
- Không có một mô hình mẫu nào có thể áp dụng được cho tất cả hệ thống thủy lợi, mà phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động, điều kiện kỹ thuật, trình độ phát triển khoa học công nghệ và các đặc điểm về văn hoá xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí của từng khu vực cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng khu vực và của từng quốc gia để xây dựng cho phù hợp.
- Cũng không có một mô hình tổ chức nào tồn tại vĩnh viễn mà phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện cho thích nghi với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội (Hàn Quốc đã 5 lần thay đổi; Đài Loan 4 lần thay đổi...).
- Không nên coi nhẹ vai trò của người hưởng lợi trong quản lý các hệ thống thủy lợi. Nếu chỉ để các tổ chức Nhà nước quản lý thì hiệu quả sẽ không cao và thường và gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong việc cấp kinh phí hoạt động hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Mô hình tổ chức quản lý nhất thiết phải tuân thủ tính hệ thống. Mô hình tổ chức và thể chế quản lý phải đồng bộ là 2 mặt của một vấn đề. Không ốc một tổ chức nào hoạt động tốt mà thiếu một trong 2 nội dung đó.
- Hệ thống thủy lợi thuộc công trình cơ sở hạ tầng, công tác quản lý không thể thiếu vai trò hỗ trợ của Nhà nước.
- Xây dựng mô hình quản lý một cách phù hợp với điều kiện, tình hình của Phú Thọ.
- Trao quyền quản lý công trình thủy lợi cho các mô hình hợp tác xã, các công ty tư nhân...
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa duy tu,, bào trì và bảo dưỡng các công trình thủy lợi.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại Chi cục Thuỷ lợi Phú Thọ, từ đó đề ra các giải pháp trong công tác quản lý công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng công trình, giảm thiểu thất thoát lãng phí.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải đáp các câu hỏi sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn nào được sử dụng về quản lý công trình thủy lợi?
- Thực trạng công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại Chi cục Thuỷ lợi Phú Thọ như thế nào?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi tại Chi cục Thuỷ lợi Phú Thọ?
- Giải pháp nào giúp hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Chi cục Thuỷ lợi Phú Thọ?
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin là việc làm rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiên công việc nghiên cứu.
Trong luận văn này tác giả sử dụng thông tin thứ cấp, tài liệu được lấy chủ yếu từ sách báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, thời báo kinh tế, các tài liệu trên trang Web có liên quan đến nội dung luận văn. Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được đề ra trong những năm tới của Chi cục Thuỷ lợi Phú Thọ.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Được thu thập thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ Huyện, xã, HTX, thôn, bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân và quan sát thực địa.
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Đề tài lựa chọn điều tra tại 3 huyện lâm Thao, Đoan Hùng, và Thanh Sơn. Mỗi huyện đề tài sẽ điều tra ngẫu nhiên 5 hợp tác xã và 50 cán bộ làm công tác thủy lợi của huyện, xã.
Điều tra và phỏng vấn cán bộ địa phương, hợp tác xã được tiến hành thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi đã được chuẩn hóa các lĩnh vực phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, (Bảng câu hỏi phỏng vấn điều tra phần phụ lục) và tình hình phân bổ mẫu điều tra phỏng vấn được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình phân bổ mẫu phiếu điều tra và phỏng vấn
Diễn giải Số lượng
HTX Cán bộ
Huyện Lâm Thao 5 50
Huyện Đoan Hùng 5 50
Huyện Thanh Sơn 5 50
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
2.2.2. Phương pháp phân tích
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu và thông tin về tình hình thực trạng quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu bằng các phương pháp sau đây.
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Đề thực hiện đề tài
luận văn này, tác giả đã thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu,... để mô tả hệ thống các công trình thủy lợi, thực trạng quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi cũng như hành vi thích ứng, ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý và sử dụng. Từ đó thấy được các ưu, nhược điểm, tồn tại và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi tại đơn vị trong thời gian tới.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê phân tích
Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tượng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.
Dùng phương pháp thống kê để phân tích tính hiệu quả khai thác, sử dụng, vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi, được tiến hành dựa vào các số liệu thu thập và tính toán sau khi đã xử lý số liệu từ các nguồn khác nhau.
Các số liệu thu thập được được xử lý trên chương trình Excel.
2.2.2.3. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết được những vấn đề cơ bản sau: Xác định điều kiện so sánh; mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến động tuyệt đối với mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.
Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. Từ đó so sánh với các đơn vị khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của đơn vị. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý công trình thuỷ lợi
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý công trình thủy lợi
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý công trình thuỷ lợi TT Ký hiệu
và tên chỉ số
Đơn
vị Định nghĩa Ý nghĩa Cách tính Ký hiệu và tên thông số
1 N1: Mức độ kiên cố hóa kênh mương
% Tỉ lệ kênh mương được kiên cố hóa trên toàn hệ thống
Phản ánh mức độ hoàn chỉnh của công
trình trên hệ thống N1 = x 100
TS8: Tổng chiều dài kênh đã kiên cố trên hệ thống
TS9: Tổng chiều dài kênh trên hệ thống 2 N2: Mức tưới m3/ha Lượng nước tưới cho
một đơn vị diện tích
Phản ánh lượng nước cấp tại đầu mố i của hệ thống
N2 =
TS12: Lượng nước tưới
TS2: Diện tích gieo trồng được tưới 3 N3: Hiệu quả tưới so với kế hoạch % Tỉ lệ giữa diện tích đươ ̣c tưới và diện tích tưới theo kế hoạch
Phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu tưới của hệ thống so với kế hoạch N3 = x 100 TS2: Diện tích gieo trồng được tưới TS4: Diện tích tưới theo kế hoạch 4 N4: Hiệu quả tiêu nước nông nghiệp % Tỉ lệ giữa diện tích nông nghiệp bị ngập úng có năng suất giảm trên 30% trên tổng diện tích tiêu theo hợp đồng
Phản ánh năng lực tiêu nước cho nông
nghiệp của hệ thống N4 = (1- ) x 100
TS5: Diện tích nông nghiệp bị ngập úng (có năng suất giảm trên 30%) TS6: Diện tích hợp đồng tiêu TS8 TS9 TS12 TS2 TS2 TS4 TS5 TS6 40 download by : skknchat@gmail.com
5 N5: Trình độ cán bộ quản lý của hệ thống % Tỉ lệ cán bộ quản lý của hệ thống có trình độ từ cao đẳng trở lên Phản ánh chất lượng cán bộ quản lý của hệ thống N5 = x 100 TS25: Số lượng cán bộ quản lý có trình độ từ cao đẳng trở lên TS26: Tổng số cán bộ quản lý của hệ thống 6 N6: Trình độ công nhân vận hành của hệ thống % Tỉ lệ công nhân vận hành của hệ thống có trình độ từ bậc 4 trở lên Phản ánh chất lượng công nhân vận hành của hệ thống N6 = x 100 TS27: Số lượng công nhân vận hành có trình độ từ bậc 4 trở lên TS28: Tổng số công nhân vận hành của hệ thống TS25 TS26 TS27 TS28 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.3.2. Một số chỉ tiêu khác
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng thủy lợi phí:
+ Chi phí duy tu bảo dưỡng công trình. + Chi phí nạo vét kênh mương.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí trả công cho người lao động. + Trả lãi ngân hàng.
- Các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng địa phương:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân.
+ Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. +Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm.
+ Số lao động được giải quyết việc làm.
- Chỉ tiêu phản ánh quy trình, tổ chức bộ máy quản lý công trình thủy lợi - Chỉ tiêu phản ánh tổ chức thực hiện quản lý khai thác, duy tu, sửa chữ và bảo vệ công trình thủy lợi
- Chỉ tiêu phản ánh công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng
- Chỉ tiêu phản ánh công tác thanh tra, kiểm tra quản lý công trình thủy lợi
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TẠI CHI CỤC THUỶ LỢI PHÚ THỌ
3.1. Đặc điểm tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ * Vị trí địa lý: * Vị trí địa lý:
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc. TP Việt Trì là thủ phủ của tỉnh Phú Thọ, được xác định là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của vùng trung du Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80 km và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km.
Có vị trí giới hạn về địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. - Phía Nam giáp với tỉnh Hoà Bình.
- Phía Đông giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội. - Phía Tây giáp với tỉnh Sơn La.
Tổng diện tích tự nhiên là: 353.330,48 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 282.050,21 ha.
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 98.284,72 ha. + Đất lâm nghiệp: 178.732,26 ha. + Đất nuôi trồng thủy sản: 4.974,54 ha. + Đất nông nghiệp khác: 58,69 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 55.376,04 ha. - Đất chưa sử dụng: 15.904,23 ha.
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Phú Tho ̣
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện thành, thị bao gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Thủy, Yên Lập, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Sơn và Tân Sơn.
* Địa hình
Phú Thọ là tỉnh miền núi, diện tích rộng, có địa hình bị chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phía cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và gò đồi, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Căn cứ vào địa hình, chia Phú Thọ thành 3 vùng sau:
- Vùng đồng bằng: Gồm các cánh đồng ven sông Đà, sông Lô và sông Thao. Cao độ phổ biến từ +10m đến +18m. Tổng diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Vùng trung du: Dạng địa hình này khá phổ biến, chủ yếu là các đồi độc lập xen kẽ các đồi gò liên tiếp nhau có sườn thoải. Cao độ địa hình phổ biến từ +15m đến +25m nằm xen kẹp giữa đồi gò cao từ 50m đến 100m và tập trung ở các huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ. Diện tích vùng trung du chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Vùng miền núi: Bao gồm phần diện tích phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh, phân bố ở các huyện Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn, Hạ Hoà và một phần phía Tây Bắc huyện Đoan Hùng. Cao độ địa hình ở đây phổ biến từ +100m đến vài trăm mét, diện tích dạng địa hình này chiếm 50% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
* Mạng lưới sông ngòi
Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, Phú Thọ tiếp nhận nguồn nước của 3 sông lớn là sông Lô, sông Thao và sông Đà với 2 chi lưu là sông Chảy, sông Bứa và nhiều suối, ngòi chằng chịt, chảy qua địa bàn toàn tỉnh. Đặc điểm chủ yếu của sông ngòi như sau:
- Sông Thao:
Sông Thao là dòng chính của sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, có diện tích lưu vực tính đến Việt Trì là 51.800 km2 với chiều dài sông là 902
km. Sông Thao chảy tương đối thẳng theo hướng chảy Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao bình quân lưu vực là 647m. Độ dốc bình quân lưu vực là 29,9%. Phần diện tích lưu vực riêng Việt Nam là 11.173 km2, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hậu Bổng (Hạ Hòa) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 109,5 km. Các sông nhánh của sông Thao đều ngắn và rất dốc, mật độ sông khá dày.
- Sông Lô:
Sông Lô cũng phát nguồn từ Trung Quốc, có chiều dài 274 km, sông Lô có 2 phụ lưu lớn là: sông Chảy, chỉ lưu phía hữu ngạn, hợp lưu tại thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và sông Gâm, chỉ lưu phía tả ngạn, đổ vào sông Lô ở Khe Lau, tỉnh Tuyên Quang. Chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 73,5 km chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với sông Thao.
- Sông Đà:
Sông Đà là phụ lưu lớn nhất thuộc hệ thống sông Hồng. Phần diện tích lưu vực sông Đà thuộc Việt Nam là 26.800 km2. Chiều dài sông chảy qua tỉnh Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông) khoảng 43,5