Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 58 - 64)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tỉnh Phú Thọ

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

3.1.2.1. Tổ chức hành chính

Phú Thọ được chia thành 13 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, thị xã gồm các huyện: Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn, Phù Ninh, Đoan Hùng, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê; Thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì, với 277 xã, phường, thị trấn.

3.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực

Dân số:

Dân số toàn tỉnh Phú Thọ năm 2014 có 1.360.228 người, trong đó dân số thành thị 266.318 người (chiếm 19,6%), dân số nông thôn 1.093.910 người (chiếm 80,4%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bả ng 3.1. Các đơn vi ̣ hành chính tỉnh Phú Tho ̣

Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số TB năm 2014 (Người) Mật độ dân số (Ng/km2) Toàn tỉnh 3.533,3 1.360.228 385 1. Thành phố Việt Trì 111,8 196.008 1.753 2. Thị xã Phú Thọ 64,6 70.313 1.088 3. Huyện Đoan Hùng 302,6 107.220 354 4. Huyện Hạ Hoà 340,1 107.404 316 5. Huyện Thanh Ba 194,8 111.810 574 6. Huyện Phù Ninh 156,5 96.940 619 7. Huyện Yên Lập 437,8 84.271 192 8. Huyện Cẩm Khê 234,6 129.616 552

9. Huyện Tam Nông 156 77.334 495

10. Huyện Lâm Thao 97,7 102.571 1.049

11. Huyện Thanh Sơn 621,8 120.670 194

12. Huyện Thanh Thuỷ 125,1 76.895 614

13. Huyện Tân Sơn 689,9 79.179 115

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2014

Nguồn nhân lực:

Số lao động trong đô ̣ tuổi hiê ̣n có khoảng 883,5 nghìn người, chiếm 64,95% tổng dân số. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 736,2 nghìn người; trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 429,9 nghìn người.

Bả ng 3.2. Đă ̣c điểm nguồn nhân lực tỉnh Phú Tho ̣

2005 2010 2012 2013 SB 2014

I. Nguồn lao động (1a+2) 793,0 859,8 876,6 878,7 883,5

1. Số người trong tuổi lao động(*) 771,0 833,9 841,6 843,7 848,3

a. Có khả năng lao động 755,4 822,2 833,8 835,7 840,4

b. Mất khả năng lao động 15,6 11,7 7,8 8 7,9

2. Số người ngoài tuổi lao động thực tế

có tham gia lao động 37,6 37,6 42,8 43 43,1

a. Trên tuổi lao động 33,2 34,5 39,9 40,2 40,4

b. Dưới tuổi lao động(**) 4,4 3,1 2,9 2,8 2,7

II. Phân phối nguồn lao động

1. Số người đang làm việc trong các ngành

kinh tế 666,7 705,1 723,1 728,2 736,2

a. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 479,8 447,4 437,4 434,4 429,9

b. Công nghiệp, xây dựng 92,3 134,0 145,9 150,9 156,9

c. Dịch vụ 94,6 123,7 139,8 142,9 149,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2014 3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Giai đoạn 2006-2010, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 10,7%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 5,2%, công nghiệp - xây dựng tăng 12,3%, dịch vụ tăng 12,9%. Quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng (tương đương 633 USD), tăng gần gấp đôi so năm 2005.

Giai đoạn 2011-2014 khó khăn hơn rất nhiều so với những năm trước do chịu tác động sau cuộc khủng khoảng tài chính thế giới; ở trong nước kinh tế suy giảm, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế phải cắt giảm đầu tư công, giảm

(*) Trong độ tuổi bao gồm: - Nam 15 - 60 tuổi

- Nữ từ 15 - 55 tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

chi tiêu NSNN, hạn chế tăng trưởng tín dụng, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho lớn và kéo dài, một số vật tư đầu vào thiết yếu tiếp tục tăng giá, lãi suất tín dụng còn ở mức cao, cùng với các yếu tố bất lợi do thiên tai, dịch bệnh gây ra cho sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, đã ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, kinh tế tỉnh vẫn cơ bản ổn định và phát triển. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 6,43%; trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 5,63%, công nghiệp - xây dựng tăng 6,76%, dịch vụ tăng 6,73%; GDP bình quân đầu người 22,5 triệu đồng.

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Tho ̣ giai đoa ̣n 2007-2014

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng GDP (tỷ đồng) 8.119,5 9.515,9 12.590,1 13.927,7 17.504,6 20.368,4 27.521,3 30.450

Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100 100 100 100 100

Nông, lâm, thủy sản 28,0 26,1 26,2 26,0 26,9 26,7 27,7 24,4

Công nghiệp và xây dựng 37,6 38,7 38,5 37,7 40,9 40,3 41,0 40,9

Dịch vụ 34,4 35,2 35,3 36,3 31,2 33,0 31,23 31,7

Nguồn: Niên giám thống kê và Báo cáo PTKTXH tỉnh Phú Thọ các năm

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Năm 2014, công nghiệp - xây dựng chiếm 40,9%, dịch vụ chiếm 31,7%; nông lâm nghiệp 27,4%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp. Sự chuyển dịch đúng hướng của cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao đô ̣ng đã góp phần quan tro ̣ng thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Đặc điểm nổi bật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua là: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn. Kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

3.1.2.4. Hiện trạng một số ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh a. Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Sản xuất nông lâm nghiệp mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh; song phát triển với tốc độ khá cao và ổn định, theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất tăng 1,21 lần, giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác đạt 50,2 triệu đồng, tăng 1,99 lần so với năm 2005. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước được tăng cường, xây dựng nông thôn mới được quan tâm, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng GTSX nông - lâm - thủy sản

Đơn vị: (%)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành 4,5 5,0 5,07 5,63

1. Tăng trưởng GTSX nông nghiệp 3,41 5,4 4,4 5,2

2. Tăng trưởng GTSX lâm nghiê ̣p 7,2 0,4 8,2 3,7

3. Tăng trưởng GTSX thủy sản 7,64 7,4 7,8 3,7

Nguồn: Niên giám thống kê và Báo cáo PTKTXH tỉnh Phú Thọ các năm

* Ngành trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng cây năm 2014 đạt 122.300 ha, trong đó diện tích cây lương thực đạt 88.400 ha. Mặc dù diện tích gieo trồng lúa có xu hướng giảm nhưng do năng suất được mùa (lúa đạt 54,69 tấn/ha, ngô đạt 45,4 tấn/ha mức cao nhất từ trước đến nay) nên sản lượng lương thực cả năm đạt 466.100 tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 381.700 tấn. Ổn định diện tích cây chè 15,9 nghìn ha; sản lượng chè búp tươi 131.600 tấn. Các cây trồng khác: Diện tích sắn, cây đỗ tương, cây rau, đậu các loại 13,29 nghìn ha; năng suất, sản lượng các cây rau, màu đều tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

* Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm cơ bản ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh nhìn chung có xu hướng giảm về số lượng đầu con trong đàn đại gia súc nhưng tăng đầu đàn lợn và gia cầm. Tổng đàn lợn đạt 735 nghìn con, tổng đàn gia cầm đạt 11,2 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi trâu, bò có xu hướng thu hẹp về quy mô tổng đàn: Tổng đàn trâu đạt 71,7 nghìn con, tổng đàn bò đạt 89 nghìn con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 124 nghìn tấn.

* Thủy sản

Phát triển thủy sản năm 2014 có bước chuyển biến tích cực: Mở rộng diện tích nuôi các giống thủy sản ngắn ngày, các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao kết hợp nuôi thâm canh, bán thâm canh để tăng năng suất, sản lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Diện tích nuôi đạt 9,8 nghìn ha, tổng sản lượng khai thác đạt 25,5 nghìn tấn, trong đó sản lượng nuôi đạt 24,7 nghìn tấn.

* Lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp là một trong những thế ma ̣nh đang được tỉnh quan tâm và chú tro ̣ng cả về trồng và khai thác. Tính đến năm 2013, tổng diện tích trồng rừng tập trung 6,6 nghìn ha, khoán bảo vệ rừng 33,29 nghìn ha, chăm sóc rừng trồng 18,4 nghìn ha, khoanh nuôi tái sinh 4,7 nghìn ha. Độ che phủ rừng đạt 50,2%.

Bên cạnh các hoa ̣t đô ̣ng trồng và phát triển rừng, khai thác và chế biến lâm sản cũng đa ̣t đươ ̣c tăng trưởng khá. Sản lượng gỗ khai thác đạt 331,5 nghìn m3, trong đó gỗ nguyên liệu giấy khai thác đạt 296,1 nghìn m3, chiếm 84,94% tổng khố i lươ ̣ng gỗ khai thác; tre, vầu, luồng khai thác đạt khoảng 5.748,2 triệu cây.

b. Công nghiệp

Trong điều kiện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, sản xuất công nghiệp vẫn vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất tăng bình quân 6,76% năm 2014. Năng lực sản xuất các ngành có lợi thế tăng; một số sản phẩm mới, công nghệ cao đang hình thành. Cơ cấu theo ngành và thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh; đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh.

c. Du lịch - Dịch vụ

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm đa dạng, chất lượng, quy mô thị trường được mở rộng. Dịch vụ phát triển cả về quy mô, ngành nghề và thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng đạt 6,73% năm 2014 và tăng 2,04 lần so với năm 2005. Dịch vụ thương mại, vận tải, kho bãi, tín dụng ngân hàng, bưu chính, viễn thông phát triển nhanh, đồng bộ và từng bước hiện đại. Dịch vụ y tế, đào tạo, dạy nghề từng bước phát huy vai trò trung tâm vùng. Hạ tầng du lịch, dịch vụ ngày càng được quan tâm đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 58 - 64)