5. Kết cấu của luận văn
3.4. Đánh giá công tác quản lý công trình thuỷ lợi tỉnh Phú Thọ và
3.4.1. Những kết quả đạt được
Công tác quản lý nhà nước về thủy lợi từng bước được củng cố và hiệu quả hơn; việc tuyên truyền vận động nhân dân đã từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong việc tham gia xây dựng, quản lý, vận hành các công trình.
Hình 3.8. Buổi họp dân tại xã Cự Thắng - Huyện Thanh Sơn
Công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình đã được đảm bảo không để xảy ra tình trạng hư hỏng nặng. Công tác kiên cố kênh mương đã thực hiện góp phần nâng cao năng suất cây trồng, phát triển kinh tế của đại phương.
Bênh cạnh đó tỉnh đã chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thể hiện việc tăng cường cán bộ thanh tra chuyên ngành thủy lợi cho Chi cục Thủy lợi; tăng cường kiểm tra, phát hiện và yêu cầu xử lý những trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên kiểm tra, có văn bản đôn đốc UBND các H., các chủ công trình tăng cường công tác quản lý, thường xuyên báo cáo tình trạng công trình cho đơn vị có chức năng để kịp thời tham mưu, xử lý những sự cố xảy ra; vì vậy, nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra mất an toàn đối với công trình thủy lợi.
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế
- Vai trò quản lý Nhà nước về công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi mờ nhạt. Do không có các cơ chế, chế tài cụ thể quy định chức năng quản lý Nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trong những năm vừa qua, thu thuỷ lợi phí tuy đạt tỷ lệ cao nhưng vẫn để xẩy ra tình trạng nợ đọng một khoản tiền rất lớn, một tình trạng nữa theo trạm thuỷ nông tỉnh cho biết, chỉ có hơn 70% diện tích đất nông nghiệp có ký kết hợp đồng dùng nước thu được thuỷ lợi phí, phần còn lại bị thất thu.
Trong quản lý, điều hành HTXDVNN dùng nước còn lỏng lẻo, việc lấy nước, tháo nước trong hệ thống điều hành khó khăn hơn. Vẫn còn hiện tượng tự tiện đặt cống, máy bơm, xẻ kênh lấy nước khá phổ biến gây lãng phí nước tưới, làm tăng chi phí quản lý. Công tác bảo vệ giữ gìn các công trình thủy lợi chưa được cộng đồng và các cấp chính quyền quan tâm đầy đủ, mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định số 140/2005/NĐ- CP ngày 11/11/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Nhiều công trình đã qua sử dụng lâu năm hiện đang xuống cấp cần phải sửa chữa và nâng cấp với nguồn kinh phí lớn nhưng chưa đáp ứng được.
- Hệ thống kênh mương tưới, tiêu hiện nay chủ yếu vẫn chưa được kiên cố, gia cố nên hiệu suất dẫn nước chưa cao, gây tốn kém kinh phí quản lý và sử dụng, lãng phí nước. Nhiều hệ thống kênh mương bị bồi lắng không được nạo vét nên dẫn đến hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Hệ thống công trình thủy lợi kênh mương mặt ruộng chưa đồng bộ với các hệ thống đầu mối do vậy việc phát huy hiệu quả của hệ thống chưa cao.
- Khả năng đầu tư ban đầu hạn chế, hầu hết các công trình thủy lợi xây dựng chưa đồng bộ, chưa được trang bị kỹ thuật mới, mức đảm bảo thấp. Trong những năm của thời kỳ bao cấp những xã có công trình thủy lợi mức đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.
- Năng lực của một số cán bộ còn yếu kém. Trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, việc tuyên truyền vận động nhân dân trong quản lý, bảo vệ khai thác công trình chưa thường xuyên dẫn đến công tác bảo vệ công trình còn hạn chế.
Công trình được đầu tư không đồng bộ từ công trình đầu mối đến kênh nội đồng, nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng do sử dụng lâu năm
nhưng việc đầu tư sửa chữa hàng năm còn hạn chế. Còn có nhiều bất cập trong việc định biên lao động. Qua tìm hiểu thực tế ngoài cán bộ chủ chốt của trạm được biên chế số còn lại là làm hợp đồng, thậm chí còn tính công đi làm ngày nào được hưởng công ngày ấy nên dẫn tới tình trạng “đánh trống ghi tên”. Chính vì vậy đã làm cho công tác quản lý cũng như hiệu quả làm việc của các công trình thủy lợi giảm xuống rõ rệt.
3.4.3. Một số nguyên nhân chủ yếu
* Nguyên nhân chủ quan
Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thủy lợi còn thiếu thống nhất, chức năng nhiệm vụ không nhất quán nên việc chỉ đạo từ Trung ương xuống địa phương không thông suốt, thường gặp khó khăn.
Thiếu thống nhất trong chính sách quản lý là khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước từ trên xuống dưới. Vai trò quản lý Nhà nước trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bị xem nhẹ.
Các công ty làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi dường như bị thả nổi cơ chế quản lý gắn trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp với nhà nước và người hưởng lợi không rõ ràng trong quản lý tài chính thiếu minh bạch. Bộ máy quản lý cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả. Quản lý vẫn theo cơ chế bao cấp không huy động được cồng kềnh tham gia quản lý dẫn tới hoạt động kém hiệu quả gây tốn kém nhiều tiền bạc và tài nguyên của Nhà nước. Hơn nữa, một số cán bộ quản lý ở các công ty đã thể hiện sự yếu kém trong tổ chức quản lý kinh doanh lại thiếu năng động sáng tạo, không nắm vững nguyên tắc hoạt động doanh nghiệp trong thời đại mới, lại mang tư tưởng chây ì, chỉ trông chờ vào Nhà nước. Vì vậy, cần củng cố bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất, năng lực cán bộ quản lý doanh nghiệp ngày càng cao, bộ máy quản lý phải tinh gọn, cơ chế tổ chức phải phù hợp.
Sự phối hợp giữa các Ban, ngành và địa phương có liên quan đến quản lý công trình thủy lợi còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ.
Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước chưa thường xuyên, liên tục, việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết và nghiêm minh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
* Nguyên nhân khách quan
Sau hơn 25 năm thực hiện chủ trương đổi mới và chuyển đổi nền kinh tế thị trường, hầu hết các ngành các lĩnh vực sản xuất dịch vụ đã tự đổi mới thích nghi và phát huy được hiệu quả trong thời đại mới. Vì vậy lĩnh vực quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cũng phải tự đổi mới cho phù hợp. Tuy nhiên do tính đặc thù riêng biệt của hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nên cần thiết phải nghiên cứu đề xuất một thể chế hoạt động phù hợp một mặt phải khai thác được tính ưu việt của nền kinh tế mới đồng thời phải giữ được vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Trên thực tế ý phẩm chất, trình độ năng lực của một bộ phận không nhỏ cán bộ chỉ đạo điều hành, quản lý còn yếu, không nắm chắc văn bản, luật định, trình độ chuyên môn thấp.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý còn sơ sài, lạc hậu. Chưa được trang bị các công cụ quản lý hiện đại, phương tiện máy móc kỹ thuật và hệ thống thông tin liên lạc còn thiếu và thô sơ.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TẠI CHI CỤC THUỶ LỢI PHÚ THỌ
4.1. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Phú Thọ trình thuỷ lợi tỉnh Phú Thọ
4.1.1. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, tiết kiệm chi phí, điện năng, nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước kiểm soát chặt chẽ về chuyên ngành tận dụng tối đa các nguồn lực để đảm bảo hiệu qủa nhất, tiết kiệm nhất.
- Các mục tiêu cụ thể:
a) Nâng cao hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi hiện có.
Tăng hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi đảm bảo đạt 70-75% năng lực thiết kế, bảo đảm vận hành an toàn, đáp ứng tốt với yêu cầu phục vụ tưới, tiêu, cấp nước, phòng chống lũ, lụt, hạn hán bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạnh việc khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi phục vụ các ngành nghề kinh tế khác như cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản và các mục tiêu kinh tế xã hội khác.
b) Nâng cao tính tự chủ của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi vận hành theo nguyên tắc thị trường, đa dạng hoá hoạt động sản xuất.
Nâng cao tự chủ về tài chính cho các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và ngành nghề hoạt động của các tổ chức này để bù đắp một phần cho các hoạt động công ích, làm giảm sự trợ cấp từ ngân sách Nhà nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
c) Tăng cường vai trò tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức cộng đồng như Hội dùng nước, Hiệp hội dùng nước, Hợp tác xã, Ban quản lý… trong công tác đầu tư, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
d) Hiện đại hoá công tác quản lý, gắn kết công tác thuỷ lợi với phát triển nông thôn thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Từng bước hiện đại hoá công tác quản lý thuỷ lợi, ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản lý khoa học.
4.1.2. Phương hướng hoàn thiê ̣n
a) Thực hiện phân cấp triệt để gắn liền với đổi mới thể chế quản lý để huy động tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các cấp, các lực lượng xã hội tham gia quản lý công trình thuỷ lợi theo thông tư 65 của Bộ nông nghiệp và PTNT.
Hoàn thiện khung pháp lý để đẩy nhanh việc phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, làm rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, Nhà nước và người dân trong việc quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Xây dựng và hoàn thiện Công tác đặt hàng theo thông tư 56 của Bộ nông nghiệp và PTNT để huy động các thành phần kinh tế tham gia quản lý, minh bạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp, thí điểm đấu thầu quản lý.
b) Củng cố và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước, tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
Củng cố và nâng cao năng lực các cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước về thuỷ lợi theo hướng tính gọn nhưng có hiệu quả và hiệu quả, một nhiệm vụ chỉ một cơ quan chủ trì thực hiện; sắp xếp củng cố các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, tạo lập hành lang pháp lý để các thành phần kinh tế, các tổ chức cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ công trình thuỷ lợi.
c) Bảo đảm sự quản lý thống nhất theo hệ thống, khai thác và sử dụng phải đi đôi với bảo vệ nguồn nước, đảm bảo an toàn công trình.
Mô hình quản lý phải bảo đảm nguyên tắc quản lý thống nhất, khai thác tổng hợp theo hệ thống công trình không chi cắt theo địa giới hành chính.
d) Phục vụ đa mục tiêu
Coi trọng việc khai thác sử dụng công trình thuỷ lợi đa mục tiêu, ưu tiên hàng đầu cho sản xuất nông lâm nghiệp và nước sinh hoạt nông thôn, mở rộng khả năng công nghiệp, thuỷ văn, dịch vụ du lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái khai thác thuỷ văn.
4.2. Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Phú Thọ công trình thuỷ lợi Phú Thọ
4.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới công tác tổ chức quản lý công trình thủy lợi thủy lợi
4.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về thủy lợi
Hoàn thiện khung thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (CTTL) được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất hiện nay, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả đạt được là rất lớn.
Nên thành lập Cục thuỷ lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở sáp nhập, sắp xếp lại các Chi cục thuỷ lợi, Chi cục đê điều và PCLB và các bộ phận chuyên trách theo dõi về thuỷ lợi, đê điều và PCLB, cấp thoát nước nông thôn ở các cơ quan quản lý thuộc tỉnh.
Thực hiện theo phương án này không phải tách mảng quản lý thuỷ lợi và quản lý đê điều và phòng chống lụt bão thành hai Chi cục độc lập sẽ bảo đảm được tính thống nhất trong quản lý và sự phối hợp trong chỉ đạo sẽ hỗ trợ cho nhau tăng thêm sức mạnh và giảm bộ máy hành chính (xem sơ đồ 4.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hình 4.1. Mô hình Cục Thuỷ lợi - cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ lợi
4.2.1.2. Giải pháp phân cấp quản lý vận hành công trình thuỷ lợi
Hiện tại các công trình thuỷ lợi do các Công ty TNHH MTV KTCT Thuỷ Lợi và các hợp tác xã, tổ chức hợp tác dùng nước quản lý khai thác. Tuy nhiên phạm vi quản lý của công ty còn quá lớn trong khi năng lực tổ chức quản lý khai thác bộc lộ nhiều yếu kém, bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Sở Nông nghiệp và PTNT Phòng QLQH Phòng QLCT Phòng QL đê điều và PCLB Phòng QL nước sạch NT Văn phòng Cục (TC, HC, TK, TH) Tổ QL thuỷ lợi CỤC THUỶ LỢI UBND
CẤP HUYỆN Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế)
UỶ BAN NHÂN
DÂN CẤP XÃ Cán bộ thuỷ lợi
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhất thiết phải phân cấp quản lý, bộ máy quản lý tinh gọn mới hoạt động có hiệu quả đảm bảo vận hành được thông suốt, tiết kiệm, đúng quy trình, quy phạm thực hiện theo sự chỉ đạo của Nhà nước. UBND tỉnh Phú Thọ cần triển khai thực hiện quy định về phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho hợp lý (chi tiết xem Phụ lục).
a) Thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
Khẩn trương triển khai Công tác phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên toàn tỉnh theo hướng dẫn tại thông tư 65 của Bộ Nông nghiệp và PTNT theo hướng.
Các công trình thuỷ lợi liên huyện liên xã có quy mô phục vụ tưới tiêu, tiêu lớn hơn 50ha, có kỹ thuật quản lý vận hành cao, thì giao cho Công ty TNHH MTV khai thác công trình tỉnh Phú Thọ, thành phố Việt Trì quản lý.
Các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ có quy mô phục vụ nhỏ hơn 50ha giao cho địa phương quản lý.
Sắp xếp củng cố hoàn thiện các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
b) Đối với các công ty TNHH quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.
Củng cố lại bộ máy năng lực cho cán bộ quản lý để đáp ứng điều kiện quy định tại Thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT.
Áp dụng hình thức đặt hàng quản lý, UBND tỉnh nên thành lập Ban