Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ
* Vị trí địa lý:
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc. TP Việt Trì là thủ phủ của tỉnh Phú Thọ, được xác định là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của vùng trung du Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80 km và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km.
Có vị trí giới hạn về địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. - Phía Nam giáp với tỉnh Hoà Bình.
- Phía Đông giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội. - Phía Tây giáp với tỉnh Sơn La.
Tổng diện tích tự nhiên là: 353.330,48 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 282.050,21 ha.
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 98.284,72 ha. + Đất lâm nghiệp: 178.732,26 ha. + Đất nuôi trồng thủy sản: 4.974,54 ha. + Đất nông nghiệp khác: 58,69 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 55.376,04 ha. - Đất chưa sử dụng: 15.904,23 ha.
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Phú Tho ̣
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện thành, thị bao gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Thủy, Yên Lập, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Sơn và Tân Sơn.
* Địa hình
Phú Thọ là tỉnh miền núi, diện tích rộng, có địa hình bị chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phía cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và gò đồi, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Căn cứ vào địa hình, chia Phú Thọ thành 3 vùng sau:
- Vùng đồng bằng: Gồm các cánh đồng ven sông Đà, sông Lô và sông Thao. Cao độ phổ biến từ +10m đến +18m. Tổng diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Vùng trung du: Dạng địa hình này khá phổ biến, chủ yếu là các đồi độc lập xen kẽ các đồi gò liên tiếp nhau có sườn thoải. Cao độ địa hình phổ biến từ +15m đến +25m nằm xen kẹp giữa đồi gò cao từ 50m đến 100m và tập trung ở các huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ. Diện tích vùng trung du chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Vùng miền núi: Bao gồm phần diện tích phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh, phân bố ở các huyện Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn, Hạ Hoà và một phần phía Tây Bắc huyện Đoan Hùng. Cao độ địa hình ở đây phổ biến từ +100m đến vài trăm mét, diện tích dạng địa hình này chiếm 50% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
* Mạng lưới sông ngòi
Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, Phú Thọ tiếp nhận nguồn nước của 3 sông lớn là sông Lô, sông Thao và sông Đà với 2 chi lưu là sông Chảy, sông Bứa và nhiều suối, ngòi chằng chịt, chảy qua địa bàn toàn tỉnh. Đặc điểm chủ yếu của sông ngòi như sau:
- Sông Thao:
Sông Thao là dòng chính của sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, có diện tích lưu vực tính đến Việt Trì là 51.800 km2 với chiều dài sông là 902
km. Sông Thao chảy tương đối thẳng theo hướng chảy Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao bình quân lưu vực là 647m. Độ dốc bình quân lưu vực là 29,9%. Phần diện tích lưu vực riêng Việt Nam là 11.173 km2, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hậu Bổng (Hạ Hòa) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 109,5 km. Các sông nhánh của sông Thao đều ngắn và rất dốc, mật độ sông khá dày.
- Sông Lô:
Sông Lô cũng phát nguồn từ Trung Quốc, có chiều dài 274 km, sông Lô có 2 phụ lưu lớn là: sông Chảy, chỉ lưu phía hữu ngạn, hợp lưu tại thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và sông Gâm, chỉ lưu phía tả ngạn, đổ vào sông Lô ở Khe Lau, tỉnh Tuyên Quang. Chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 73,5 km chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với sông Thao.
- Sông Đà:
Sông Đà là phụ lưu lớn nhất thuộc hệ thống sông Hồng. Phần diện tích lưu vực sông Đà thuộc Việt Nam là 26.800 km2. Chiều dài sông chảy qua tỉnh Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông) khoảng 43,5 km theo hướng Nam - Bắc.
- Sông Chảy:
Là nhánh lớn của sông Lô, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, song song với sông Thao, dài 319 km, diện tích ở Việt Nam 4.580 km2. Chiều dài sông phần hạ lưu chảy vào tỉnh Phú Thọ khoảng 18 km.
- Sông Bứa:
Nằm gần trọn trong tỉnh Phú Thọ và trải khắp huyện Thanh Sơn, chỉ có phần nhỏ thượng nguồn nằm trong tỉnh Sơn La. Sông Bứa có tổng diện tích là 1.370 km2, chiều dài sông là 73,5 km, độ cao bình quân lưu vực 302m, độ dốc bình quân lưu vực là 22,2%. Có mật độ sông suối là 1,03 km/km2.
- Các ao, hồ, đầm:
Ngoài các sông ngòi, Phú Thọ còn có hệ thống ao, hồ, đầm. Tổng diện tích ao hồ, đầm trong tỉnh có khoảng 3.000ha. Tác dụng của ao hồ đầm là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nguồn cung cấp nước, điều tiết lũ vào mùa mưa và nuôi trồng thuỷ sản, như đầm Ao Châu, đầm Đào, đầm Dị Nậu, đầm Bạch Thuỷ, đầm Chính Công... và hệ thống ao hồ ở phía Nam Việt Trì,...
Đánh giá về điều kiện tự nhiên:
* Thuận lợi:
- Phú Thọ là tỉnh có vị trí địa lý trung tâm của vùng Miền nú i trung du Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, đường Hồ Chí Minh với vị trí ngã ba sông, trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến giao thông huyết mạch của vùng chạy qua tạo cơ hội cho tỉnh trong thu hút đầu tư, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu thông thương với bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
- Có lợi thế về quỹ đất đai và thời tiết thích hợp cho đa dạng hóa phát triển sản xuất nông nghiệp như trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây lương thực, cây hoa màu và chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa. Hệ thống lưu vực nhiều, lượng nước trên các sông suối lớn thuận tiện cho thủy lợi và cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoa ̣t.
- Tiềm năng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh rất lớn chiếm 47,54% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là điều kiện để mở rộng diện tích vùng nguyên liệu chế biến gỗ, giấy, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
- Tài nguyên khoáng sản một số loại có trữ lượng khá như: Cao lanh, Fenspat, Pyrít, Quarzit, đá xây dựng, cát, sỏi,… cho phép phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và vâ ̣t liê ̣u xây dựng.
- Phú Thọ có các khu giải trí như đầm Ao - Châu, vườn quốc gia Xuân Sơn, khu nước khoáng nóng Thanh Thủy,... là những vùng sinh cảnh có môi trường trong lành, là tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch - dịch vụ của tỉnh.
- Nằm sát vù ng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có điều kiện phát triển các khu công nghiệp và đô thị lớn; trên địa bàn đã sớm hình thành một số cơ sở
công nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn có ý nghĩa đối với cả nước, nhiều sản phẩm có chất lượng cao, được thị trường chấp nhận như: giấy, phân bón, hóa chất,... Ngoài ra, tỉnh có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, có tiềm năng để phát triển mô ̣t số ngành công nghiệp có lợi thế: khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, giấy bìa, phân bón, dệt may.
* Khó khăn.
- Là tỉnh miền núi, địa hình bị chia cắt, lượng mưa tập trung chủ yếu theo mùa là điều kiện hình thành những dòng lũ quét, sạt lở đất ven hai bờ sông vào mùa mưa và thiếu nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô. Bên cạnh đó điều kiện thời tiết bất lợi như sương muối vào mùa đông, nắng nóng vào mùa hè cũng tác động xấu tới điều kiện sống của cây trồng vật nuôi.
- Phú Thọ nằm sâu trong lục địa, xa các cảng lớn nên cũng có những tác động hạn chế đến sự phát triển cũng như sức cạnh tranh trên thị trường so vớ i các tỉnh có lợi thế về vị trí đi ̣a lý.