Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện Công tác quản lý khai thác
4.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới công tác tổ chức quản lý công trình
thủy lợi
4.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về thủy lợi
Hoàn thiện khung thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (CTTL) được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất hiện nay, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả đạt được là rất lớn.
Nên thành lập Cục thuỷ lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở sáp nhập, sắp xếp lại các Chi cục thuỷ lợi, Chi cục đê điều và PCLB và các bộ phận chuyên trách theo dõi về thuỷ lợi, đê điều và PCLB, cấp thoát nước nông thôn ở các cơ quan quản lý thuộc tỉnh.
Thực hiện theo phương án này không phải tách mảng quản lý thuỷ lợi và quản lý đê điều và phòng chống lụt bão thành hai Chi cục độc lập sẽ bảo đảm được tính thống nhất trong quản lý và sự phối hợp trong chỉ đạo sẽ hỗ trợ cho nhau tăng thêm sức mạnh và giảm bộ máy hành chính (xem sơ đồ 4.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hình 4.1. Mô hình Cục Thuỷ lợi - cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ lợi
4.2.1.2. Giải pháp phân cấp quản lý vận hành công trình thuỷ lợi
Hiện tại các công trình thuỷ lợi do các Công ty TNHH MTV KTCT Thuỷ Lợi và các hợp tác xã, tổ chức hợp tác dùng nước quản lý khai thác. Tuy nhiên phạm vi quản lý của công ty còn quá lớn trong khi năng lực tổ chức quản lý khai thác bộc lộ nhiều yếu kém, bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Sở Nông nghiệp và PTNT Phòng QLQH Phòng QLCT Phòng QL đê điều và PCLB Phòng QL nước sạch NT Văn phòng Cục (TC, HC, TK, TH) Tổ QL thuỷ lợi CỤC THUỶ LỢI UBND
CẤP HUYỆN Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế)
UỶ BAN NHÂN
DÂN CẤP XÃ Cán bộ thuỷ lợi
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhất thiết phải phân cấp quản lý, bộ máy quản lý tinh gọn mới hoạt động có hiệu quả đảm bảo vận hành được thông suốt, tiết kiệm, đúng quy trình, quy phạm thực hiện theo sự chỉ đạo của Nhà nước. UBND tỉnh Phú Thọ cần triển khai thực hiện quy định về phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho hợp lý (chi tiết xem Phụ lục).
a) Thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
Khẩn trương triển khai Công tác phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên toàn tỉnh theo hướng dẫn tại thông tư 65 của Bộ Nông nghiệp và PTNT theo hướng.
Các công trình thuỷ lợi liên huyện liên xã có quy mô phục vụ tưới tiêu, tiêu lớn hơn 50ha, có kỹ thuật quản lý vận hành cao, thì giao cho Công ty TNHH MTV khai thác công trình tỉnh Phú Thọ, thành phố Việt Trì quản lý.
Các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ có quy mô phục vụ nhỏ hơn 50ha giao cho địa phương quản lý.
Sắp xếp củng cố hoàn thiện các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
b) Đối với các công ty TNHH quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.
Củng cố lại bộ máy năng lực cho cán bộ quản lý để đáp ứng điều kiện quy định tại Thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT.
Áp dụng hình thức đặt hàng quản lý, UBND tỉnh nên thành lập Ban quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (viết tắt Ban QLKTCTTL) tương tự như Ban QL dự án trong XDCB. Ban giúp Sở nông nghiệp và PTNT tổ chức đặt hàng, kiểm tra giám sát các hoạt động của nhà thầu, nghiệm thu thanh quyết toán cho nhà thầu theo quy định. Sau đó thí điểm đấu thầu quản lý (Xem hình 4.2).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hình 4.2. Mô hình quản lý hệ thống thuỷ lợi liên Huyện
Ghi chú:
- Chỉ quan hệ quản lý Nhà nước - Chỉ quan hệ quản lý vận hành - Quan hệ nội bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Chi cục Thuỷ Lợi Phòng Nông nghiệp & PTNT Tổ quản lý đặt hàng Công ty QLKTCTTL Ban QLKTCT Thuỷ Lợi Nhà thầu 1 (Quản lý phần công trình thầu) Nhà thầu 2 (Quản lý phần công trình thầu) Nhà thầu … (Quản lý phần công trình thầu) Tổ chức hợp tác dùng nước
(Quản lý phần công tình thuỷ lợi nội đồng, phân phối nước cho các hộ dùng nước)
c) Đối với các hệ thống thuỷ lợi nằm trong phạm vi một Huyện
Các hệ thống thuỷ lợi quy mô vừa và nhỏ, nằm gọn trong phạm vi một vài xã nên thí điểm thực hiện hình thức đấu thầu quản lý để huy động các thành phần kinh tế và hợp tác tham gia quản lý theo quy định tại Nghị định 31/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 256 của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhà thầu (khi đã được lựa chọn) có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung công việc đã quy định tỏng hồ sơ mời thầu và hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa hai bên. Nhà thầu được quyền tự chủ trong huy động, phân bổ và sử dụng vốn, chủ động tìm kiếm thị trường, hình thức trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên.
d) Đối với các công trình thuỷ lợi nhỏ nằm gọn trong phạm vi một xã thì giao cho tổ chức hợp tác dùng nước quản lý (sau đây gọi tắt là Hội dùng nước. Chính quyền xã quản lý giám sát và hỗ trợ cho các hoạt động của Hội (xem hình 4.3).
Hình 4.3. Mô hình tổ chức hợp tác dùng nước
(Quản lý công trình trong phạm vi một xã hoặc công trình nội đồng)
Ghi chú:
- Chỉ quan hệ quản lý Nhà nước - Chỉ quản lý quản lý vận hành
Đại Hội toàn thể người dùng nước
UBND xã Ban quản lý
Tổ dùng nước số 1 Tổ dùng nước số 2 Tổ dùng nước số 3 Tổ dùng nước số …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Thủ tục thành lập, điều lệ hoạt động của Hội có thể vận dụng theo Luật hợp tác xã. Các công trình hoặc tuyến kênh có quy mô rất nhỏ thì có thể thành lập Tổ hợp tác dùng nước theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức hoạt động của tổ hợp tác.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 quy định miễn giảm thủy lợi phí đổi nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Đây là cơ hội của ngành thuỷ lợi để tạo bước đột phá trong việc đổi mới hoạt động ở các tổ chức quản lý thuỷ lợi. Triệt để Công tác đặt hàng hoặc đấu thầu quản lý để tạo được sân chơi bình đẳng giữa các đơn vị quản lý.