Giải pháp đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 111 - 117)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện Công tác quản lý khai thác

4.2.2. Giải pháp đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

Áp dụng tốt Thông tư số: 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 v/v quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (gọi tắt TT56) và Thông tư số: 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn V/v hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (gọi tắt TT65) trên địa bàn tỉnh.

Trong nội dung Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT quy định rõ các hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi dựa trên Công tác đặt hàng mà nhà nước đóng vai trò là đơn vị đặt hàng các tổ chức, quản lý khai thác đóng vai trò đơn vị nhận đặt hàng.

Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi: là việc cơ quan đặt hàng lựa chọn và chỉ định đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi nhằm cung cấp dịch vụ tưới tiêu, cấp nước cho sản xuất, dân sinh, kinh tế, xã hội đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm, đơn giá, thời gian... theo quy định.

Cơ quan đặt hàng: là các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao, uỷ quyền là cơ quan đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi do tỉnh quản lý.

Đơn vị nhận đặt hàng: là các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Loại hình đặt hàng quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thuộc một trong số 26 nhóm hàng hoá dịch công ích phải theo phương thức “đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch”. Theo Nghị định 31, các hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, liên huyện có quy mô lớn được lựa chọn một trong hai phương thức là đặt hàng hoặc giao kế hoạch; các hệ thống công trình thuỷ lợi còn lại áp dụng hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Như vậy việc lựa chọn phương thức nào để vừa phát huy được tính năng động, tự chủ tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi lại vừa bảo đảm được chất lượng sản phẩm, dịch vụ; quản lý, tu sửa, bảo vệ công trình tốt; hiệu quả hoạt động cao và bền vững có ý nghĩa rất quan trọng.

+ Theo phương đấu thầu: cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đầu thầu lựa chọn nhà thầu thích hợp để sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện nêu trong hồ sơ mời thầu. Giá trúng thầu đã được phê duyệt làm căn cứ ký kết hợp đồng, là cơ sở để thanh toán quyết toán cho nhà thầu sau khi hoàn thành hợp đồng và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nghiệm thu. Các nội dung chủ yếu của hợp đồng giao nhận thầu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo các quy đinh hiện nay bao gồm các nội dung chính như:

a) Tên sản phẩm, dịch vụ công ích; b) Số lượng, khối lượng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

c) Giá, đơn giá; d) Chất lượng;

đ) Tiến độ hoàn thành; e) Giá trị hợp đồng;

g) Phương thức nghiệm thu;

h) Phương thức thanh toán (cách thức, tiến độ thanh toán); i) Trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng;

k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Ngoài ra còn phải quy định thêm một số nội dung khác cho phù hợp với từng nhóm hàng hoá dịch vụ công ích để bảo đảm tiêu chuẩn,chất lượng hàng hoá dịch vụ và trách nhiệm pháp lý.

Thực hiện theo phương thức này sẽ tạo cho doanh nghiệp quyền tự chủ cao trong quản lý sản xuất theo cơ chế thị trường, các cơ quan nhà nước chỉ quan tâm đến sản phẩm cuối cùng mà doanh nghiệp đã cam kết thực hiện theo hợp đồng đã được hai bên ký kết. Hơn nữa doanh nghiệp có thể đa dang hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có năng lực, không nhất thiết chỉ hạn chế trong lĩnh vực hàng hoá dịch công ích.

+ Theo cơ chế đặt hàng: Theo phương thức này, dựa trên dự toán và đơn giá hoặc giá sản phẩm, dịch vụ công ích đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan đặt hàng xác định số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để lựa chọn doanh nghiệp đặt hàng, ký kết hợp đồng thực hiện. Nội dung hợp đồng đặt hàng phải quy định rõ khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, yêu cầu kỷ thuật,… của loại sản phẩm, dịch vụ và phải phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực như:

a) Tên sản phẩm, dịch vụ công ích; b) Số lượng, khối lượng;

c) Chất lượng;

d) Giá, đơn giá;

đ) Mức trợ giá hoặc mức trợ cấp;

e) Số lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích được trợ giá, trợ cấp; g) Giá trị hợp đồng;

h) Thời gian hoàn thành; i) Địa điểm giao nhận;

k) Phương thức nghiệm thu, thanh toán;

l) Trách nhiệm và nghĩa vụ giữa cơ quan đặt hàng và doanh nghiệp được đặt hàng;

m) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng.

Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận bổ sung các nội dung khác để quy định rõ hơn trách nhiệm của hai phía trong việc sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ.

Việc nghiệm thu thanh quyết toán theo phương thức đặt hàng tương tự hình thức chỉ định thầu (trong xây dựng cơ bản), các cơ quan đặt hàng nghiệm thu đánh giá khối lượng, chất lượng tiến độ,… theo các quy định trong hợp đồng và kiểm tra kiểm soát các khoản chi phí thực tế, hợp lý, hợp lệ trên cơ sở dự toán đã duyệt và đơn giá đặt hàng.

+ Theo phương thức giao kế hoạch: Phương thức giao kế hoạch chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ công ích có tính chất đặc thù riêng mà nhà nước phải trực tiếp sản xuất cung ứng (do các công ty TNHH một thành viên, nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tực hiện) như vũ khi, chất nổ, hoá chất… hoặc các loại sản phẩm hàng hoá mà khó áp dụng phương thức đặt hàng hay đấu thầu. Cơ quan có thẩm quyền sẽ giao kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp trên cơ sở dự toán thu chi ngân sách nhà nước và giá của sản phẩm, dịch vụ công ích đã được phê duyệt. Trình tự thủ tục thanh toán, quyết toán theo quy định của luật ngân sách nhà nước. Mọi hoạt động của công ty phải tuân thủ theo kế hoạch đã được giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trong các phương thức trên, mỗi một phương thức đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định, đặc biệt trong giai đoạn đầu của việc đổi mới cách nghĩ và cách làm.

Đối với các công trình thủy lợi lớn

Theo cách tiếp cận trên các công trình lớn, yêu cầu kỷ thuật về quản lý vận hành phức tạp nên áp dụng phương thức đặt hàng. Các doanh nghiệp đang quản lý các hệ thống thuỷ lợi liên tỉnh hoặc liên huyện có quy mô lớn thì chuyển sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc Bộ NN & PTNT hoặc UBND cấp tỉnh) trực tiếp quản lý công trình đầu mối và kênh chính theo phương thức đặt hàng. Cơ quan đặt hàng quy định rõ nội dung đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, như diện tích tưới, tiêu (số lượng, chất lượng, thời gian); quản lý bảo vệ; duy tu sửa chữa,... bảo đảm công trình phụ vụ tốt, không bị hưu hỏng, xuống cấp vận hành an toàn. Căn cứ vào định mức kinh tế kỷ thuật, các chế độ chính sách hiện hành và đặc điểm hoạt động cụ thể của từng hệ thống (ứng với điều kiện khí hậu thời tiết bình thường), cơ quan đặt hàng tính toán xác định đơn giá đặt hàng thương thảo ký kết hợp đồng với công ty.

Các tuyến kênh lấy nước, dẫn nước từ kênh chính đến cống đầu kênh nội đồng đi qua các tỉnh, huyện (do địa phương quản lý) thuộc hệ thống thuỷ lợi liên tỉnh và các hệ thống công trình thuỷ lợi có quy mô vừa, phạm vi phục vụ nằm gọn trong một huyện, yêu cầu kỷ thuật vận hành không phức tạp (trừ một số hồ chứa ảnh hưởng đến an toàn của khu vực) nên lựa chọn phương thức đấu thầu hoặc giao khoán quản lý (đến cống đầu kênh nội đồng).

Đối với các công trình thủy lợi nhỏ

Các hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ, phạm vi phục vụ tưới tiêu trong một xã nên chuyển giao cho tổ chức hợp tác dùng nước quản lý. Tổ chức hợp tác dùng nước bầu ban quản lý khai thác công trình thuỷ lợi để thay mặt tổ chức hợp tác dùng nước (vai trò của chủ đầu tư) tiến hành tổ chức đầu thầu

hoặc giao khoán cho tổ chức, cá nhân quản lý. Với cách thức quản lý mới sẽ tạo bước chuyển biến trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nhờ:

Nângcao tính cạnh tranh: đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, củng cố và phát triển để nâng cao năng lực của doanh nghiệp (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và các điều kiện khác) để sản xuất, cung ứng hàng hoá dịch vụ công có chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất.

Bảo đảm tính công bằng: Nhà nước tạo điều kiện và cơ hội như nhau cho doanh nghiệp thuôc các thành phần kinh tế, các tổ chức, hợp tác xã tham gia sản xuất cung ứng hàng hoá dịch vụ công ích. Như vậy sẽ huy động được các nguồn lực của xã hội và phù hợp với chủ trương mở cửa thị trường, hội nhập và phát triển.

Nâng cao tính minh bạch: Đổi mới phương thức hoạt động cung ứng hàng hoá dịch vụ công ích là nhằm minh bạch các hoạt động quản lý, tài chính; là cơ sở pháp kiểm tra, kiểm soát các khoản cấp phát, thanh toán, nhờ đó sẽ xoá bỏ được cơ chế xin cho hiện nay.

Nâng cao hiệu quả kinh tế: Thông qua phương thức đầu thầu, đặt hàng cho phép nhiều đơn vị cùng thực hiện sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh, chắc chắn sẽ chọn lựa được đơn vị tốt nhất, với mức chi phí hợp lý nhất. Cơ chế đó sẽ tạo ra tính năng động sáng tạo, nhờ gắn quyền lợi với trách nhiệm nhờ đó tạo ra động lực để phát triển.

Cách thức đặt hàng

Để có thay đổi mang tính đột phá về Công tác quản lý, nên tiến hành Công tác đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi với mục tiêu là từng bước xã hội hoá công tác quản lý, huy động tối đa nguồn lực xã hội tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thông qua Công tác thị trường, cạnh tranh lành mạnh và Nhà nước vẫn phải giữ được vai trò quản lý với tư cách là chủ sở hữu công trình. Sau khi hoàn thiện các bước đề xuất phân cấp công trình thuỷ lợi, giao nhiệm vụ thực hiện trình tự đặt hàng theo trình tự như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chi cục Thuỷ lợi lập kế hoạch đặt hàng công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu, cấp nước,... trình cấp có Sở Nông nghiệp và phát triển (UBND tỉnh uỷ quyền sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt kế hoạch đặt hàng) phê duyệt theo quy định. Kế hoạch đặt hàng được lập cho từng công trình hoặc hệ thống công trình (theo đơn vị quản lý).

Từ kế hoạch đặt hàng được duyệt Chi cục Thuỷ lợi căn cứ lập hồ sơ yêu cầu. Căn cứ quy mô, tính chất, đặc điểm của công trình mà quy định nội dung, yêu cầu công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi cho phù hợp. Hồ sơ yêu cầu phải đạt được mục tiêu công bằng, minh bạch, hợp lý, lựa chọn được đơn vị đủ năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi theo các quy định của Nhà nước có mức giá đặt hàng hợp lý nhất. Hồ sơ yêu cầu được gửi cho các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi để lập hồ sơ đề xuất.

Chi cục Thuỷ lợi chủ trì tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, số lượng sản phẩm, dự toán đặt hàng. Trình sở phê duyệt hồ sơ đề xuất. Sở nông nghiệp căn cứ vào các hồ sơ đã được phê duyệt trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án, nội dung nhiệm quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, số lượng sản phẩm, dự toán đặt hàng (giá hoặc đơn đặt hàng) và đơn vị nhận đặt hàng của các công trình thuỷ lợi do tỉnh quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại chi cục thuỷ lợi phú thọ (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)