Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

Từ thực tiễn hoạt kinh nghiệm của các ngân hàng trên đặc, có thể thấy: biệt là Vietcombank,Vietinbank, Techcombank chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho BIDV như sau:

Thứ nhất, uy tín là yếu tố tác động lớn đến hành vi gửi tiền của dân cư và của các doanh nghiệp, tổ chức. Hiện tại, ở Việt Nam, số lượng các TCTD khá lớn bên cạnh đó là sự kiện sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng trong những năm gần đây. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người dân, nhiều người lo sợ rằng các khoản tiền gửi không được bảo đảm. Do đó, tâm lý tin và gửi tiền vào các ngân hàng lớn, có uy tín là tất yếu. Sẵn có nền tảng lâu năm, củng cố uy tín chính là điều mà BIDV cần phải tiếp tục củng cố.

Thứ hai, cần có chính sách lãi suất linh hoạt hướng đến từng phân khúc khách hàng cụ thể để vẫn huy động được khối lượng vốn cần thiết với chi phí hợp lý.

Thứ ba, nhu cầu các cá nhân ngày càng đa dạng và không chỉ bó hẹp trong các sản phẩm tiền gửi truyền thống. Khách hàng không chỉ có nhu cầu gửi tiền nhằm hưởng lãi, mà còn sử các tiện ích khác để có được sự thuận tiện về không gian, thời gian... Vì vậy, việc phát triển đa dạng các sản phẩm dành cho cá nhân từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán cùng các dịch vụ đi kèm như thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử... là việc cần chú trọng.

Thứ tư, trong thời buổi kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, với nhiều lựa chọn gửi tiền và thường được coi như “thượng đế”. Sự thoải mái khi được phục vụ, chăm sóc tốt là có thể coi là một trong những yếu tố quyết định đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Đây cũng là tiêu chí đánh giá hình ảnh một ngân hàng hiện đại, năng động. Do đó, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ là điều tất yếu.

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn đối với các chủ thể tham gia và đặc biệt là vai trò đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để thấy rằng việc phát triển huy động vốn là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi Ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn của NHTM để làm tiền đề cho việc đưa ra những giải pháp để phát triển huy động tại BIDV Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)