Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013

* Hoạt động huy động vốn

Là một ngân hàng lớn và có uy tín lâu năm trên địa bàn, BIDV Thái Nguyên luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Công tác huy động vốn tại chỗ từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức trên địa bàn luôn được chú trọng, đảm bảo nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước.

Bảng 3.1. Nguồn vốn huy động của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 Tổng nguồn vốn huy động (triệu đồng) 2 531 740 3.182.000 3.917.000 25,68 23,1% Nguồn vốn huy động bình quân (Triệu đồng) 2. 268 .000 2. 930. 000 3.463.657 29,19 18,21%

Biểu đồ 3.1. Nguồn vốn huy động của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 2.531.740 triệu đồng. Nguồn vốn huy động bình quân đạt 2.268.000 triệu đồng.

Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt: 3.182.000 triệu đồng tăng 25,68% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động bình quân năm 2012 đạt 2.930.000 triệu đồng tăng 29,19% so với năm 2011.

Năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.917.000 triệu đồng, tăng 23,1% so với năm 2012. Nguồn vốn huy động bình quân năm 2013 đạt 3.463.657 triệu đồng, tăng 18,21 % so với năm 2012.

Từ 2011-2013 tổng nguồn vốn của BIDV Thái Nguyên liên tục tăng trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là năm 2011 tỷ lệ lạm phát cao là: 18,13%. Năm 2012 là 6,81% và năm 2013 là 6,04%.Điều đó cho thấy sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của Ngân hàng NHTMCP ĐT & PT Việt Nam, với sự nỗ lực phấn đấu chi nhánh đã nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp, biện pháp hữu hiệu để tăng trưởng huy động vốn.

- Về thị phần huy động vốn trên địa bàn

Với nhu cầu của khách hàng và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tổng nguồn vốn huy động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tăng trưởng liên tục trong những năm vừa qua.

Bảng 3.2. Huy động vốn và thị phần huy động vốn của các NHTM trên địa bàn năm 2011 - 2013

Ngân hàng

Số vốn huy động (triệu đồng) Thị phần huy động (%)

31/12/ 2011 31/12/ 2012 30/12/ 2013 31/12/ 2011 31/12/ 2012 30/11/ 2013

Vietinbank Thái Nguyên 2.333.920 2.861.196 3.278.639 18,28 17,10 16,27

Vietinbank Lưu Xá 1.083.585 1.241.816 1.507.463 8.49 7,42 7,48

Vietinbank Sông công 579.622 785.695 1.106.976 4.54 4,70 5,49

BIDV Thái Nguyên 2.531.740 3.182.000 3.917.000 19,82 19,2 19,44

Agribank Thái Nguyên 3.594.305 4.707.618 5.691.637 28,15 28,14 28,24

NH Chính sách CSXH 23.006 42.068 59.370 0,18 0,25 0,29 NH Á Châu ACB 199.101 216.514 174.841 1,56 1,29 0,87 NH TMCP Kỹ thương 722.518 729.306 737.996 5,66 4,36 3,66 NH TMCP Đông Á 88.213 153.519 173.474 0,69 0,92 0,86 NH TMCP Quân đội 462.163 700.380 837.818 3,62 4,19 4,16 NH TMCP Quốc tế 407.985 342.421 362.012 3,19 2,05 1,80 NH TMCP An Bình 179.927 482.098 533.342 1,41 2,88 2,65 NH TMCP Hàng Hải 120.607 231.796 280.736 0,94 1,39 1,39 NH TMCP Nam Việt 206.024 341.115 461.769 1,61 2,04 2,29 NH TMCP VP Bank 172.099 269.502 459.562 1, 35 1,61 2,28 NH TMCP Sacombank 65.655 233.727 239.461 0,51 1,40 1,19 NH TMCP Đông Nam Á 0 208.692 332.078 0 1,25 1,65 Tổng cộng 12.770.470 16.729.463 20.154.174 100 100 100

Nguồn: Báo cáo NHNN Thái Nguyên

Biểu đồ 3.2. Thị phần huy động vốn của các Ngân hàng Thƣơng mại năm 2011 - 2013

Huy động vốn là hoạt động có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn. Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn các ngân hàng luôn trong tình trạng sử dụng tất cả các biện pháp hỗ trợ để gia tăng nguồn vốn huy động của mình. Trong giai đoạn này, BIDV Thái Nguyên luôn giữ được vị trí của mình và có quy mô huy động vốn liên tục tăng.

Có thể nhận thấy thị phần huy động của BIDV Thái Nguyên hiện nay đã vượt qua Vietinbank Thái Nguyên để vươn lên đứng thứ 2 trên địa bàn với tỷ lệ 19,44% chỉ sau Agribank Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh ngoài các tổ chức quỹ tín dụng quy mô nhỏ thì có tới 06 NHTM nhà nước và 11 NHTM cổ phần tham gia vào thị trường huy động vốn. Đây thực sự là một môi trường cạnh tranh gay gắt khi mà số lượng tổ chức tham gia huy động vốn tăng gấp đôi so với 04 năm về trước. Để vươn lên vị trí thứ 2 trong mảng huy động vốn ta thấy BIDV đang ngày càng được người dân biết đến và tin tưởng gửi tài sản của mình.

* Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng (cho vay) luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro song cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Do vậy, hoạt động này luôn được chú trọng hàng đầu.

Bảng 3.3. Dƣ nợ của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu 31/12/ 2011 31/12/ 2012 31/12/ 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012

Dư nợ cuối kỳ (triệu đồng) 3.536.440 4.482.238 5.024.000 25,75 12,09

Dư nợ bình quân (triệu đồng) 3 178 000 4 125 000 4.750.000 17,57 15,2

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,57 1,06 1,08

Biểu đồ 3.3. Dƣ nợ của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

Năm 2011, dư nợ cuối kỳ đạt 3.536.440 triệu đồng, dư nợ bình quân đạt: 3.178.000 triệu đồng.

Năm 2012, dư nợ cuối kỳ đạt 4.482.238 triệu đồng tăng 25,75% so với năm 2011, dư nợ bình quân đạt 4.125.000 triệu đồng tăng 17,57% so với năm 2011.

Năm 2013, dư nợ cuối kỳ đạt 5.024.000 triệu đồng giảm 12,09% so với năm 2012. Dư nợ bình quân đạt 4.750.000 triệu đồng giảm 15,2% so với năm 2012.

Tỷ lệ nợ xấu tuy gia tăng năm 2012 song luôn được kiểm soát ở mức thấp. Là một ngân hàng có truyền thống từ lâu trong các hoạt động cho vay phục vụ đầu tư phát triển đặc biệt là cho vay các dự án lớn của nền kinh tế, BIDV Thái Nguyên nói riêng cũng như cả hệ thống BIDV nói chung rất có uy tín trong hoạt động tín dụng. Hầu hết các doanh nghiệp lớn của tỉnh đều có dư nợ vay tại BIDV Thái Nguyên.

Đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV Thái Nguyên qua các năm đều cao nhưng vẫn nằm trong khả năng nguồn vốn và giới hạn tín dụng do Trung ương giao.

- Về thị phần tín dụng trên địa bàn:

Bảng 3.4. So sánh tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng và thị phần dƣ nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn năm 2011- 2013 Ngân hàng Dƣ nợ tín dụng (triệu đồng) Thị phần tín dụng (%) 31/12/2011 31/12/2012 30/11/2013 31/12/ 2011 31/12/ 2012 30/11/ 2013

Vietinbank Thái Nguyên 2.974.153 3.064.840 3.907.223 21,58 17,47 19,60

Vietinbank Lưu Xá 1.652.814 1.771.539 1.993.875 11,99 10,10 10,00

Vietinbank Sông công 978.672 1.079.605 1.168.744 7,10 6,15 5,86

BIDV Thái Nguyên 3.569.440 4.482.348 5.024.230 25,89 25,55 25,20

Agribank Thái Nguyên 3.515.314 4.124.288 5.030.271 25,50 23,50 25,23

NH Chính sách CSXH 1.611.756 1.864.184 2.31.818 11,69 10,62 10,19 NH Á Châu ACB 184.559 181.695 226.422 1,34 1,04 1,14 NH TMCP Kỹ thương 720.898 632.210 324.783 5,23 3,60 1,63 NH TMCP Đông Á 50.737 110.371 121.555 0,37 0,63 0,61 NH TMCP Quân đội 667.344 1.032.150 1.236.519 4,84 5,88 6,20 NH TMCP Quốc tế 927.727 843.742 931.544 6,37 4,81 4,67 NH TMCP An Bình 347.011 267.529 346.091 2,52 1,52 1,74 NH TMCP Hàng Hải 71.473 242.618 57.826 0,52 1,38 0,29 NH TMCP Nam Việt 71.016 173.494 122.511 0,52 0,99 0,61 NH TMCP Vpbank 216.575 158.456 209.079 1,57 0,90 1,05 NH TMCP Sacombank 61.884 127.160 135.487 0,45 0,72 0,68 NH TMCP Đông Nam Á 40.571 105.866 0,0 0,23 0,53 Tổng cộng 13.784.618 17.546.453 19.936.000 100 100 100

Biểu đồ 3.4. Thị phần tín dụng trên địa bàn tại thời điểm 31/12/2013

Năm 2013 được coi là năm hoạt động tín dụng của BIDV có sự phát triển vượt bậc so với các NHTM trên địa bàn. Sau một thời gian dài duy trì vị trí thứ 2 về thị phần dư nợ tín dụng sau Agribank Thái Nguyên, với mức tăng trưởng 25,20% năm 2012, BIDV Thái Nguyên đã vươn lên dẫn đầu về thị phần dư nợ tín dụng với con số 5.024.230 triệu đồng cao hơn rất nhiều so với Vietinbank Thái Nguyên (3.907.223 triệu đồng).

Ta thấy sự bứt phá của BIDV Thái Nguyên trong mảng hoạt động mà toàn ngành ngân hàng có sự tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Điều này, một lần nữa khẳng định vị thế và thương hiệu của BIDV Thái Nguyên như là một ngân hàng dẫn đầu trong khối NHTM trên địa bàn tỉnh. Và điều này đã được chính Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên khẳng định trong Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2013.

* Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm gần đây hầu hết các ngân hàng đã chuyển dịch đẩy mạnh hoạt động dịch vụ để tăng nguồn thu nhập. Từ chỗ kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm tín dụng, Chi nhánh BIDV Thái Nguyên đã mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ phi tín dụng như chuyển tiền, phát hành thẻ nội địa (ATM), thẻ VISA, dịch vụ

chuyển tiền nhanh, kiều hối, thanh toán quốc tế, dịch vụ nhắn tin tự động (BSMS), dịch vụ thanh toán hoá đơn, dịch vụ nạp tiền điện thoại… Nhờ vậy, ngoài nguồn thu chính từ hoạt động tín dụng, đến nay nguồn thu từ dịch vụ của Chi nhánh không ngừng được tăng lên và chiếm trên 21,8% trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh.

Năm 2013 là năm đánh dấu những thay đổi cơ bản trong chặng đường phát triển của BIDV khi chính thức chuyển sang mô hình NHTM cổ phần với sự đổi mới triệt để trong nhận thức, quan điểm quản trị điều hành, cách nghĩ, cách làm, cơ chế tiền lương, thu nhập. Sau nửa năm triển khai vận hành, bước đầu các cơ chế chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống, việc phân phối tiền lương, quỹ thu nhập theo vị trí công việc và gắn với hiệu quả làm việc của từng cán bộ đã làm thay đổi căn bản lề lối làm việc và nhận thức về trách nhiệm của từng cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của chi nhánh cũng như hệ thống trong cơ chế thị trường, phù hợp với xu thế chung của ngành. Mặc dù điều kiện kinh doanh rất khó khăn, song hiệu quả hoạt động, năng suất lao động của chi nhánh vẫn đươc giữ vững và nâng cao thể hiện:

Bảng 3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Thái Nguyên năm 2011 - 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 So sánh (% ) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 2011-2013 Số cán bộ người 161 174 174 108,07 100 104,035 Tổng thu dịch vụ Tỷ.đ 38,0 31,3 34,5 82,37 110,22 96,295

Lợi nhuận trước thuế Tỷ.đ 102 143,3 158,8 140,49 110.81 125,65

Lợi nhuận trước thuế

bình quân đầu người Tỷ.đ 0,634 0,823 1.044

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2011 2012 2013 Số cán bộ Tổng thu dịch vụ

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người

Biểu đồ 3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Thái Nguyên năm 2011 - 2013

Năm 2013 lợi nhuận trước thuế không ngừng được cải thiện đạt 143,3 tỷ đồng, tăng 15% so năm 2012. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người đạt 823 triệu đồng, tăng 26, 55% so năm 2013

Trong những năm qua, mặc dù kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn xong hiệu quả kinh doanh của BIDV Thái Nguyên vẫn luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của cán bộ được cải thiện, lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người tăng, tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng nhân sự.

3.3. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NH đầu tƣ và phát triển Thái Nguyên

3.3.1. Tình hình kinh tế xã hội, bối cảnh thế giới ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh Ngân hàng doanh Ngân hàng

Có thể khẳng định, đà suy giảm đã được ngăn chặn và sự phát triển đã bắt đầu trở lại. Đến thời điểm hiện nay, tới 8/9 chỉ tiêu đặt ra cho năm 2011 đã đạt và vượt; tốc độ tăng GDP của 2011 đạt 6,24%, tăng trưởng tín dụng trên 30%, bội chi ngân sách khoảng 6,9%, an sinh xã hội được đảm bảo. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 2011 mới chỉ ở mức 18,1%. Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng với tổng giá trị vốn hóa thị trường tính đến

30/11/2011 lên tới 669.000 tỷ đồng, tương đương với 55% GDP năm 2010, tăng gần gấp 3 lần so với mức 225.934 tỷ đồng cuối năm 2010. Chỉ số Vn-Index đã tăng từ 235,5 điểm (tháng 2/2011) lên 570 điểm vào tháng 8/2011, và đạt đỉnh vào phiên ngày 23/10/2011 với 633,21 điểm.

Song, xem xét một cách toàn diện thì kinh tế - tài chính Việt Nam vẫn còn dấu hiệu bất ổn. Tuy TTCK đã khởi sắc, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà điển hình là tình trạng thăng giáng quá thất thường trong những phiên đầu tháng 12 khiến các mốc kháng cự liên tục bị phá vỡ (tháng 1202011, Vn-Index đã xuống mức 350 điểm). Diễn biến giá vàng và ngoại tệ làm “đứng tim” không ít nhà đầu tư với những cuộc “nhảy múa” ngoài sức tưởng tượng. Thặng dư thương mại của Việt Nam tuy có đạt được ở thời gian đầu năm, song chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh của nhập khẩu khi nhu cầu nội địa suy giảm nên sau khi nhu cầu nội địa phục hồi, cán cân thương mại của Việt Nam lại trở lại tình trạng thâm hụt. Tín dụng đã có dấu hiệu tăng trưởng nóng, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn kịch trần, sức ép lạm phát giai đoạn hậu khủng hoảng buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải đưa ra một số động thái kiểm soát tín dụng tiêu dùng, chứng khoán, cũng như giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với từng tổ chức tín dụng để một mặt giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo an toàn thanh khoản, mặt khác phát đi tín hiệu kiềm chế tốc độ tăng trưởng nóng của nền kinh tế.

3.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên nhánh Thái Nguyên

3.3.2.1. Môi trường vĩ mô

* Môi trường dân số

Môi trường dân số là môi trường quan trọng bởi nó không chỉ tạo thành nên cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà còn là căn cứ trong việc hình thành hệ thống phân phối của ngân hàng.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 293.000 hộ gia đình, với dân số khoảng 1,3 triệu dân. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 550.000 thanh niên bước vào tuổi lao động. Đây là một lợi thế lớn cho tỉnh trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triển nền kinh tế của tỉnh. Đây cũng chính là các khách hàng để BIDV Thái Nguyên cung cấp các sản phẩm ngân hàng đặc biệt là huy động vốn từ khu vực dân cư.

* Môi trường địa lý:

Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn và Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí thuận lợi như vậy Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Trung du miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản lớn, có một số danh lam thắng cảnh, khu du lịch như Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng, Khu di tích An Toàn Khu… đây là những điều kiện để hình thành các khu trung tâm du lịch hoặc trung tâm sản xuất.

* Môi trường kinh tế: Năm 2011:

Kinh tế thế giới năm 2011 đang trong quá trình hồi phục nhưng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái mới khi lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia. Khủng hoảng nợ công Châu Âu lan rộng, thảm họa Nhật bản, bất ổn chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông đã tác động bất lợi đến quá trình phục hồi của kinh tế thế giới.

Môi trường kinh tế trong nước cũng gặp không ít khó khăn thách thức, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sụt giảm, thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)