Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.1.3.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác đang phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh khốc liệt. Bất kỳ biến động nào dù nhỏ hay lớn đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Vì vậy, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn không chỉ đánh giá chính xác đúng đắn hoạt động huy động vốn nói riêng mà còn phản ánh khả năng thích nghi và khẳng định sự phát triển trên thị trường của Ngân hàng.

Có quan niệm cho rằng: Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra và chỉ khi nào đạt được kết quả cao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhất mới được coi là có hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định kết quả nào là cao nhất với chi phí thấp nhất là rất khó. Để đánh giá xem hoạt động huy động vốn

có hiệu quả hay không, các Ngân hàng không chỉ quan tâm đến việc đó huy động được bao nhiêu mà còn quan tâm đến nhiều vấn đề khác chẳng hạn: Ngân hàng đó sử dụng những cách nào để huy động được số vốn đó? Chi phí huy động bao nhiêu? Khả năng khai thác số vốn này để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như thế nào? Tỷ trọng các loại vốn có hợp lý không, có phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng không? Lợi nhuận và rủi ro của Ngân hàng khi tiến hành huy động ra sao?...

Từ nhận thức trên một định nghĩa đầy đủ hơn về hiệu quả huy động vốn đã được đưa ra đó: Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại chính là huy động vốn mà ngân hàng đạt được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Như vậy, muốn đạt hiệu quả huy động vốn cao, Ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn không những đủ đáp ứng nhu cầu mà còn phù hợp về cơ cấu kỳ hạn và loại tiền, với chi phí huy động thấp nhất. Đồng thời, phải duy trì được tính ổn định cao của các nguồn tiền huy động. Có như vậy mới hạn chế được rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, và gia tăng lơi nhuận cho Ngân hàng.

Đánh giá hiệu quả huy động vốn là việc làm cần thiết và quan trọng đối với mỗi Ngân hàng thương mại, nhất là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Việc làm này giúp cho các Ngân hàng thương mại thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác huy động vốn, từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu và nâng cao hiệu quả huy động vốn.

Để đánh giá chính xác hiệu quả huy động vốn, các ngân hàng thương mại cần đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá.

1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM a. Chi phí huy động vốn

- Lãi suất huy động

Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Người gửi muốn lãi suất cao còn người vay thì muốn thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa 2 đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý đối với các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy

trong huy động vốn, mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp để có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy đông bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận trên thị trường. Chi phí huy động được đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu lãi suất huy động bình quên, lãi suất huy động từng nguồn và lãi suất huy động cạnh tranh NEC.

Mặt khác, cũng với một mức chi phí trả lãi bình quân, sự đa dạng hóa trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết, sự đa dạng hóa làm cho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Nếu có chính sách lãi suất phù hợp, hiệu quả ngân hàng sẽ tối thiểu hóa được chi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch về nguồn vốn.

- Chi phí khác.

Bên cạnh chi phí lãi suất, trong quá trình huy động vốn còn có các chi phí khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo... Tuy chi phí này chiếm một tỉ trọng tương đối nhỏ nhưng nếu tiết kiệm được cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng.

b. Các hình thức huy động vốn

Hình thức huy động vốn là những cách thức ngân hàng sử dụng để thu hút nguồn vốn. Hình thức huy động càng đa dạng thì vốn chảy vào ngân hàng càng nhiều, do vậy độ đa dạng là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn ở các NHTM.

Sự đa dạng của công cụ huy động được thể hiện trước hết là ở số lượng các công cụ ngân hàng sử dụng. Tùy theo đặc điểm, mục tiêu chiến lược kinh doanh, mỗi ngân hàng đưa ta những loại công cụ huy động. Thực tế, số lượng các công cụ huy động càng nhiều thì ngân hàng càng có điều kiện thu hút được vốn, tuy nhiên số lượng các công cụ lại bị hạn chế bởi khả năng quản lý của ngân hàng. Một ngân hàng sử dụng nhiều công cụ vốn không hoàn toàn đồng nghĩa với việc công tác huy động là tốt, mà nó chỉ được coi là hiệu quả khi thực sự thích hợp với ngân hàng. Cụ thể đối với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng. đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao thì nên đa dạng hóa các công cụ huy động vốn.

Đa dạng về số lượng các công cụ là chưa đủ, mà ngân hàng phải phải đa dạng về kì hạn huy động, loại tiền sử dụng nữa. Đó là khả năng huy động vốn với các kì hạn khác nhau trong đó có cả nội tệ, ngoại tệ và với mức lãi suất khác biệt tương ứng sao cho người gửi tiền chấp nhận được và cảm thấy hợp lý. Do vậy, để công tác huy động vốn của ngân hàng thực sự đạt được hiệu quả cao, ngân hàng cần phải tính toán, nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của thị trường, trên cơ sở năng lực bản thân đưa ra các hình thức huy động đa dạng về kì hạn và loại tiền. Nếu những ngân hàng có quan hệ quốc tế rộng thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ phải lớn, hay nếu có chiến lược sử dụng vốn để cho vay dài hạn thì cần tăng cường huy động vốn trung và dài hạn.

c. Tính ổn định của nguồn vốn

Tính ổn định bao gồm về khối lượng, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn. Thật vậy, công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà nguồn vốn huy động được không đạt quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng hay không đáp ứng nổi nhu cầu về khối lượng vốn cho kinh doanh. Đối với ngân hàng, do mỗi nguồn vốn có những điểm mạnh, điểm yếu riêng trong việc khai thác huy động nên cơ cấu vốn biến đổi sẽ dẫn đến biển đổi trong cơ cấu “đầu ra”: Cho vay, đầu tư, bảo lãnh và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn huy động phụ thuộc không chỉ vào một phần kế hoạch của ngân hàng mà còn chịu nhiều sự tác động của các nhân tố bên ngoài đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu tiếp cận thị trường.

Khối lượng vốn huy động phản ánh quy mô vốn, quy mô lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì quy mô vốn huy động là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng hơn cả. Sau khi đã huy động được khối lượng vốn lớn thì cái mà ngân hàng cần quan tâm lúc này là tốc độ tăng trưởng ổn định của nó vì có thể lúc này quy mô vốn lớn, nhưng sẽ là khó khăn cho ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay hay đầu tư nếu ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán được xu hướng biến động của dòng tiền rút ra và dòng tiền gửi vào.

d. Một số chỉ tiêu khác

Ngoài các chỉ tiêu chính trên, chất lượng công tác huy động vốn còn được đánh giá qua một số chỉ tiêu:

- Mức độ hoạt động của vốn huy động: Được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn. Hệ số sử dụng vốn càng tiến tới 1 càng tốt, điều này thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng tối đa.

- Mức độ thuận tiện khách hàng: Được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền, rút tiền, các dịch vụ kèm theo của ngân hàng... nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng.

- Thời gian để để huy động một số lượng vốn nhất định.

- Một số chỉ tiêu khác như: Số lượng vốn bị rút ra trước thời hạn, kì hạn thực tế của nguồn vốn...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)