5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
Từ thực tiễn hoạt kinh nghiệm của các ngân hàng trên đặc, có thể thấy: biệt là Vietcombank,Vietinbank, Techcombank chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho BIDV như sau:
Thứ nhất, uy tín là yếu tố tác động lớn đến hành vi gửi tiền của dân cư và của các doanh nghiệp, tổ chức. Hiện tại, ở Việt Nam, số lượng các TCTD khá lớn bên cạnh đó là sự kiện sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng trong những năm gần đây. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người dân, nhiều người lo sợ rằng các khoản tiền gửi không được bảo đảm. Do đó, tâm lý tin và gửi tiền vào các ngân hàng lớn, có uy tín là tất yếu. Sẵn có nền tảng lâu năm, củng cố uy tín chính là điều mà BIDV cần phải tiếp tục củng cố.
Thứ hai, cần có chính sách lãi suất linh hoạt hướng đến từng phân khúc khách hàng cụ thể để vẫn huy động được khối lượng vốn cần thiết với chi phí hợp lý.
Thứ ba, nhu cầu các cá nhân ngày càng đa dạng và không chỉ bó hẹp trong các sản phẩm tiền gửi truyền thống. Khách hàng không chỉ có nhu cầu gửi tiền nhằm hưởng lãi, mà còn sử các tiện ích khác để có được sự thuận tiện về không gian, thời gian... Vì vậy, việc phát triển đa dạng các sản phẩm dành cho cá nhân từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán cùng các dịch vụ đi kèm như thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử... là việc cần chú trọng.
Thứ tư, trong thời buổi kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, với nhiều lựa chọn gửi tiền và thường được coi như “thượng đế”. Sự thoải mái khi được phục vụ, chăm sóc tốt là có thể coi là một trong những yếu tố quyết định đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Đây cũng là tiêu chí đánh giá hình ảnh một ngân hàng hiện đại, năng động. Do đó, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ là điều tất yếu.
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn đối với các chủ thể tham gia và đặc biệt là vai trò đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để thấy rằng việc phát triển huy động vốn là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi Ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn của NHTM để làm tiền đề cho việc đưa ra những giải pháp để phát triển huy động tại BIDV Thái Nguyên.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Các vấn đề lý thuyết liên quan đến huy động vốn tại Ngân hàng?
- Đánh giá về thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên?
- Đề ra những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi vì điểm nghiên cứu ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên là một chi nhánh ngân hàng lớn, ra đời sớm nhất, có quy mô và uy tín trên địa bàn nhưng hiệu quả huy động vốn tại BIDV vẫn còn chưa đạt được mức độ ảnh hưởng lớn xứng tầm so với các ngân hàng bạn, như: Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... nên đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng này.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện được nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập 2 nguồn tài liệu là: tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp bằng nhiều phương pháp khác nhau.
2.2.2.1. Tài liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập thông qua việc thống kê, nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo, luận văn, website viết về hoạt động huy động vốn và huy động vốn trong dân cư của ngân hàng thương mại. Nguồn tài liệu chủ yếu từ các thư viện, trường Đại học kinh tế
quốc dân, BIDV, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2.2. Tài liệu sơ cấp
- Được thu thập trực tiếp từ khách hàng thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn.
* Mẫu điều tra
Đối với điều tra khách hàng: Khảo sát được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm 200 mẫu trong đó khu vực phía bắc chọn huyện Đồng Hỷ, trung tâm chọn thành phố Thái Nguyên chon 80 mẫu và khu vực phía nam chọn thị xã Sông Công 60 mẫu. Đối tượng là khách hàng cá nhân của BIDV Thái Nguyên là: Lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, công chức, viên chức, công nhân, nhân viên, người kinh doanh tự do, người nghỉ hưu. ...
Những mẫu chọn ra vừa đảm bảo tính đại diện cho các đối tượng khách hàng, cho từng khu vực, vừa đại diện và suy rộng được cho cả địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
* Mục tiêu của cuộc khảo sát
Cuộc khảo sát nhằm đánh giá công tác huy động vốn trong dân cư của BIDV Thái Nguyên trên thị trường tài chính ngân hàng tỉnh Thái Nguyên, đồng thời đánh giá mức độ hài lòng và những nhân tố tác động, chi phối đến hoạt động huy động vốn trong dân cư tại BIDV Thái Nguyên. Từ đó nghiên cứu, tìm ra giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trong dân cư BIDV Thái Nguyên.
* Phương pháp thực hiện
Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành lựa chọn các vùng, đối tượng điều tra theo bảng sau:
Đối với điều tra khách hàng
Bảng 2.1. Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu
Khu vực điều tra Số lƣợng mẫu Tỷ lệ (%)
Tổng số 200 100
Thành phố Thái Nguyên 80 40
Thị xã Sông Công 60 30
Huyện Đồng Hỷ 60 30
Các khách hàng cá nhân được lựa chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo các tiêu chí: (i) Giới tính; (ii) Độ tuổi; (iii) Trình độ học vấn; (iv) Thu nhập;Số lượng và tỷ lệ cơ cấu như sau:
Bảng 2.2. Số mẫu cá nhân điều tra theo các tiêu chí giới tính, độ tuổi, học vấn
Tiêu chí Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn Nam Nữ <22T 22-30 >30-55 >55 Phổ thông Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên ĐH Số mẫu 90 110 15 35 120 30 43 25 33 79 20 Tỷ lệ (%) 45 55 7,5 17,5 60 15 21,5 12,5 16,5 39,5 10
Nguồn: Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra, 2013
Bảng 2.3. Số mẫu cá nhân điều tra theo tiêu chí thu nhập
Đơn vị: triệu đồng
Tiêu chí Cộng Thu nhập
<4 4-6 >6-10 >10-20 >20
Tổng thu nhập 200 45 100 30 18 7
Tỷ lệ (%) 100 22,5 50 15 9 3,5
Nguồn: Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra, 2013 Nội dung phiếu điều tra:
Phiếu điều tra dành cho khách hàng có các thông tin chủ yếu như: (i)
Phần thông tin chung với các nội dung về: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, (ii) Phần thăm dò ý kiến với các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ nhận diện về thương hiệu và các sản phẩm huy động vốn của BIDV đối với khách hàng, đánh giá về mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm huy động vốn dành cho khách hàng cá nhân của BIDV Thái Nguyên. Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể, để người được điều tra hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp tổng hợp thống kê cần thiết như: Phân tổ thống kê, Bảng thống kê, Đồ thị thống kê.
Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Bao gồm:
- Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm ứng dụng liên quan.
- Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin...
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.
2.2.4.2.Phương pháp phân tích SWOT
Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV Thái Nguyên.
Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:
Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)
- Điểm mạnh: Những yếu tố lợi thế của BIDV Thái Nguyên có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV.
- Điểm yếu: Những yếu kém về năng lực quản lý, về vốn, về công nghệ, mạng lưới, nhân lực,… của BIDV Thái Nguyên có ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại BIDV có thể khắc phục được.
- Cơ hội: Những thuận lợi do môi trường bên ngoài mang lại cho BIDV Thái Nguyên.
- Thách thức: Những trở ngại cho việc phát triển huy động vốn tại BIDV Thái Nguyên.
2.2.4.3. Phương pháp so sánh
Thông qua số bình quân, tần suất, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh theo thời gian, so sánh ý kiến đánh giá của khách hàng về thương hiệu giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn với nhau từ đó đánh giá thực trạng huy động vốn tại BIDV Thái Nguyên.
2.2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Sử dụng các tài liệu có liên quan, lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình phân tích đánh giá để tìm ra được những kết luận chính xác và khoa học.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Phát triển là mở mang theo xu hướng tích cực từ nhỏ thành lớn, là khuynh hướng vận động theo chiều hướng tiến lên.
Phát triển của ngân hàng thương mại chính là huy động vốn mà ngân hàng đạt được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo việc mục tiêu an toàn sinh lời cao của ngân hàng. Phát triển dịch vụ bao giờ cũng có hai mặt: số lượng và chất lượng. Có khi trong quá trình phát triển ta chỉ quan tâm mở rộng số lượng (dịch vụ cùng loại, cùng chất lượng) nhưng chú ý mở rộng thị trường. Đôi khi chỉ chú ý nâng cao chất lượng - cải tiến chất lượng để nhằm thoả mãn nhu cầu tốt hơn của khách hàng. Nhưng có khi chú ý cả hai, vừa cải tiến chất lượng để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng muốn mở rộng thị trường để tiêu thụ được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn. Đặc biệt đối với huy động vốn cải tiến chất lượng rất quan trọng vì đặc điểm của dịch vụ là sản xuất và tiêu dùng đồng thời. Khi chất lượng dịch vụ tốt, độ thoả mãn của khách hàng tăng lên, từ đó gia tăng tính hấp dẫn của dịch vụ, sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng.
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ huy động vốn tại BIDV Thái Nguyên thông qua chỉ tiêu định lượng và định tính.
Kết luận chƣơng 2
Thông qua các câu hỏi nghiên cứu, tác giả muốn đánh giá một cách chính xác nhất, chân thực nhất về huy động vốn đối với NHTM nói chung và đối với hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Nguyên nói riêng. Từ đó, tìm hiểu được thực trạng của nguồn vốn huy dộng tại BIDV Thái Nguyên trong mấy năm gần đây, biểu diễn bằng biểu đồ, đồ thị và các bảng số liệu qua các năm, từ đó phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức trong việc nâng cao nguồn vốn huy động tại đơn vị tác giả công tác. Qua những phân tích chính xác đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương trong thời gian tới.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2011-2013
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
3.2. Tình hình cơ bản của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên
3.2.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên chi nhánh Thái Nguyên
BIDV Thái Nguyên là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết. Sau hơn 55 năm hoạt động, với các tên gọi khác nhau cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính: Chi hàng Kiến thiết Bắc Thái (1957 - 1981); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Bắc Thái (1981- 1990); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Thái (1990-1996) Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên (1997 - 4/2012); Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên từ tháng 5/2012 đến nay.
b. Tên gọi, địa chỉ
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên).
c. Chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn
- Chức năng: BIDV Thái Nguyên là một doanh nghiệp nhà nước, là một chi nhánh của hệ thống BIDV. Vì vậy BIDV Thái Nguyên cũng có chức năng như một ngân hàng thương mại.
- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV.
- Quyền hạn
+ Ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy định của BIDV.