Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.
2.2.4.2.Phương pháp phân tích SWOT
Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV Thái Nguyên.
Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:
Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)
- Điểm mạnh: Những yếu tố lợi thế của BIDV Thái Nguyên có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV.
- Điểm yếu: Những yếu kém về năng lực quản lý, về vốn, về công nghệ, mạng lưới, nhân lực,… của BIDV Thái Nguyên có ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại BIDV có thể khắc phục được.
- Cơ hội: Những thuận lợi do môi trường bên ngoài mang lại cho BIDV Thái Nguyên.
- Thách thức: Những trở ngại cho việc phát triển huy động vốn tại BIDV Thái Nguyên.
2.2.4.3. Phương pháp so sánh
Thông qua số bình quân, tần suất, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh theo thời gian, so sánh ý kiến đánh giá của khách hàng về thương hiệu giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn với nhau từ đó đánh giá thực trạng huy động vốn tại BIDV Thái Nguyên.
2.2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Sử dụng các tài liệu có liên quan, lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình phân tích đánh giá để tìm ra được những kết luận chính xác và khoa học.