Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 41 - 44)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để thực hiện được nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập 2 nguồn tài liệu là: tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp bằng nhiều phương pháp khác nhau.

2.2.2.1. Tài liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập thông qua việc thống kê, nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo, luận văn, website viết về hoạt động huy động vốn và huy động vốn trong dân cư của ngân hàng thương mại. Nguồn tài liệu chủ yếu từ các thư viện, trường Đại học kinh tế

quốc dân, BIDV, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Tài liệu sơ cấp

- Được thu thập trực tiếp từ khách hàng thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn.

* Mẫu điều tra

Đối với điều tra khách hàng: Khảo sát được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm 200 mẫu trong đó khu vực phía bắc chọn huyện Đồng Hỷ, trung tâm chọn thành phố Thái Nguyên chon 80 mẫu và khu vực phía nam chọn thị xã Sông Công 60 mẫu. Đối tượng là khách hàng cá nhân của BIDV Thái Nguyên là: Lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, công chức, viên chức, công nhân, nhân viên, người kinh doanh tự do, người nghỉ hưu. ...

Những mẫu chọn ra vừa đảm bảo tính đại diện cho các đối tượng khách hàng, cho từng khu vực, vừa đại diện và suy rộng được cho cả địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

* Mục tiêu của cuộc khảo sát

Cuộc khảo sát nhằm đánh giá công tác huy động vốn trong dân cư của BIDV Thái Nguyên trên thị trường tài chính ngân hàng tỉnh Thái Nguyên, đồng thời đánh giá mức độ hài lòng và những nhân tố tác động, chi phối đến hoạt động huy động vốn trong dân cư tại BIDV Thái Nguyên. Từ đó nghiên cứu, tìm ra giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trong dân cư BIDV Thái Nguyên.

* Phương pháp thực hiện

Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành lựa chọn các vùng, đối tượng điều tra theo bảng sau:

Đối với điều tra khách hàng

Bảng 2.1. Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu

Khu vực điều tra Số lƣợng mẫu Tỷ lệ (%)

Tổng số 200 100

Thành phố Thái Nguyên 80 40

Thị xã Sông Công 60 30

Huyện Đồng Hỷ 60 30

Các khách hàng cá nhân được lựa chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo các tiêu chí: (i) Giới tính; (ii) Độ tuổi; (iii) Trình độ học vấn; (iv) Thu nhập;Số lượng và tỷ lệ cơ cấu như sau:

Bảng 2.2. Số mẫu cá nhân điều tra theo các tiêu chí giới tính, độ tuổi, học vấn

Tiêu chí Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn Nam Nữ <22T 22-30 >30-55 >55 Phổ thông Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên ĐH Số mẫu 90 110 15 35 120 30 43 25 33 79 20 Tỷ lệ (%) 45 55 7,5 17,5 60 15 21,5 12,5 16,5 39,5 10

Nguồn: Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra, 2013

Bảng 2.3. Số mẫu cá nhân điều tra theo tiêu chí thu nhập

Đơn vị: triệu đồng

Tiêu chí Cộng Thu nhập

<4 4-6 >6-10 >10-20 >20

Tổng thu nhập 200 45 100 30 18 7

Tỷ lệ (%) 100 22,5 50 15 9 3,5

Nguồn: Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra, 2013 Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra dành cho khách hàng có các thông tin chủ yếu như: (i)

Phần thông tin chung với các nội dung về: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, (ii) Phần thăm dò ý kiến với các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ nhận diện về thương hiệu và các sản phẩm huy động vốn của BIDV đối với khách hàng, đánh giá về mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm huy động vốn dành cho khách hàng cá nhân của BIDV Thái Nguyên. Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể, để người được điều tra hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)