Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NH đầu tư và phát
3.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn tại BID
nhánh Thái Nguyên
3.3.2.1. Môi trường vĩ mô
* Môi trường dân số
Môi trường dân số là môi trường quan trọng bởi nó không chỉ tạo thành nên cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà còn là căn cứ trong việc hình thành hệ thống phân phối của ngân hàng.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 293.000 hộ gia đình, với dân số khoảng 1,3 triệu dân. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 550.000 thanh niên bước vào tuổi lao động. Đây là một lợi thế lớn cho tỉnh trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triển nền kinh tế của tỉnh. Đây cũng chính là các khách hàng để BIDV Thái Nguyên cung cấp các sản phẩm ngân hàng đặc biệt là huy động vốn từ khu vực dân cư.
* Môi trường địa lý:
Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn và Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí thuận lợi như vậy Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Trung du miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản lớn, có một số danh lam thắng cảnh, khu du lịch như Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng, Khu di tích An Toàn Khu… đây là những điều kiện để hình thành các khu trung tâm du lịch hoặc trung tâm sản xuất.
* Môi trường kinh tế: Năm 2011:
Kinh tế thế giới năm 2011 đang trong quá trình hồi phục nhưng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái mới khi lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia. Khủng hoảng nợ công Châu Âu lan rộng, thảm họa Nhật bản, bất ổn chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông đã tác động bất lợi đến quá trình phục hồi của kinh tế thế giới.
Môi trường kinh tế trong nước cũng gặp không ít khó khăn thách thức, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sụt giảm, thị trường tiền tệ căng thẳng với lãi suất diễn biến phức tạp và khó khăn thanh khoản của các ngân hàng. Tuy nhiên với việc triển khai đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội tại nghị quyết 11/NQ-CP, kinh tế vĩ mô đã có những biến chuyển tích cực, GDP tăng trưởng 5,89%; Nhưng tỷ lệ lạm phát cao:18,13% (Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế xã hội 12 tháng năm 2011).
Trong năm 2011, với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán dưới 15%, đưa ra các quy định về trần lãi suất huy động đối với tiền gửi USD, VND, các giải pháp chống tình trạng Đô la hóa nền kinh tế… phù hợp với mục tiêu của NQ 11. Tuy vậy, giai đoạn từ đầu năm đến hết tháng 8, trước áp lực thanh khoản diễn biến thị trường rất phức tạp, lãi suất tăng cao vượt trần quy định trên diện rộng nhưng chưa được chấn chỉnh kịp thời gây méo mó và gia tăng rủi ro trên thị trường. Từ khi chỉ thị
02/CT/2011 ban hành với các chế tài xử lý vi phạm rất mạnh của NHNN mặt bằng lãi suất nhanh chóng được ổn định ở mức 14% tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, từ cuối tháng 11/2011, nhiều ngân hàng khó khăn về thanh khoản, tình trạng lách trần lãi suất lại có dấu hiệu tái diễn nhưng ở cấp độ tinh vi hơn.
Những chính sách 4 tháng cuối năm 2011 đã góp phần lớn vào kết quả ngành ngân hàng năm 2011, đến 31.12.2011 tổng phương tiện thanh toán tăng 10%, tín dụng tăng 12% với cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, tín dụng ngoại tệ tăng chậm lại, lãi suất đã được điều chỉnh giảm hợp lý, tỷ giá, giá vàng đã ổn định, thanh khoản ngân hàng được đảm bảo.
Năm 2012:
Trước những diễn biến không thuận lợi của kinh tế xã hội, ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2012, tiếp đó ngày 10/5/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường nhằm bảo đảm thực hiện đạt mức cao nhất các chỉ tiêu năm 2012 đã đề ra. Sau những giải pháp quyết liệt của Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội năm 2012 đã có những chuyển biến tích cực, lạm phát năm 2012 được kiểm chế ở mức thấp, tăng 6,81% so năm 2011 thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,31% của năm 2011. Kinh tế vĩ mô đã có bước chuyển biến tích cực, sản xuất công nghiệp đã phục hồi, kim ngạch xuất khẩu tăng 18%, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể, dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay… Tuy vậy nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức: Kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định còn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại, tăng trưởng kinh tế GDP đạt thấp 5,03%, chưa đạt mục tiêu đề ra, thu ngân sách chưa đạt kế hoạch, hoạt động SXKD của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, hàng tồn kho tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, dòng vốn luân chuyển chậm, số doanh nghiệp nợ thuế vẫn tiếp tục gia tăng.
Bên cạnh sự tăng trưởng nền kinh tế của đất nước, năm 2012 kinh tế tỉnh Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng khá, GDP đạt 7,2%, GDP bình quân đầu người đạt 25,7 triệu đồng (Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế xã hội 12 tháng năm 2012).
Năm 2013
Mục tiêu tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.
Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, để thực hiện tốt các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của năm, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện tích cực và đồng bộ các giải pháp, chủ động khắc phục khó khăn để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được trong năm vừa qua thể hiện sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị, của toàn quân và toàn dân ta.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành.
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm (Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế xã hội 12 tháng năm 2013).
* Môi trường kỹ thuật công nghệ
Sự thay đổi về công nghệ có tác động mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Nó tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới không chỉ quy trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cách thức phân phối, đặc biệt là phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
Tốc độ phát triển công nghệ ngân hàng trên thế giới rất nhanh chóng tạo điều kiện cho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt đang diễn ra xu hướng đầu tư mạnh cho các dịch vụ chất lượng cao và mang lại tiện ích cho khách hàng như việc phát triển các kênh phân phối mới như: điểm giao dịch tự động (Auto bank), Ngân hàng điện tử - IBMB, POS tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng...
* Môi trường chính trị pháp luật
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính Phủ. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng một loạt cơ hội mới và thách thức mới (Nguyễn Thị Minh Hiền (2002), Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội).
Năm 2012, để điều chỉnh hoạt động huy động vốn cũng như giảm thiểu các hình thức lách luật của NHTM, NHNN đã bỏ trần huy động 14%/năm cho mọi kỳ hạn mà thay vào đó phân chia thành trần cho các kỳ hạn: không kỳ hạn và dưới 1 tháng từ 1 trở lên (Thông tư số 17/2012/TT-NHNN sửa đổi một số điều thống tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011quy định lãi suất tối đã đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN ban hành ngày 25 tháng 5 năm 2012) và tiến tới áp trần cho các kỳ hạn: không kỳ hạn và dưới 1 tháng và từ 1 đến dưới 12 tháng, đồng thời tự do hóa lãi suất với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (Thông tư số 19/2012/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28 ngày 09 tháng 2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN ban hành ngày 8/6/2012). Gỡ bỏ trần lãi suất huy động với kỳ hạn dài nhằm khuyến khích nguồn tiền gửi dài hạn là một trong những sửa đổi quan trọng.
Bảng 3.6. Các văn bản quy định trần lãi suất tiền gửi năm 2013
Văn bản Ngày có
hiệu lực
Lãi suất tối đa các kỳ hạn Không kỳ hạn và dƣới 1 tháng Từ 1 tháng đến dƣới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên TT17/2012/TT-NHNN 28/05/2013 3% 6% 7% TT19/2012/TT-NHNN 11/06/2013 2% 7% Thỏa thuận TT32/2012/TT-NHNN 24/12/2013 2% 6% Thỏa thuận Nguồn: sbv.gov.vn
Trong nỗ lực nhằm chống tình trạng đô la hóa, từ năm 2011, NHNN đã áp trần lãi suất với tiền gửi ngoại tệ với đối tượng gửi tiền là cá nhân, tổ chức lần lượt ở mức 2%/năm và 0,5%/năm, thấp hơn nhiều so với mức trần 14%/năm được áp dụng cho VND trong năm đó (Thông tư số 14/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN ban hành ngày 01/6/2011). Có thể nói, mức lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ thấp trong tương quan với VND cùng với việc tỷ giá duy trì ổn định đã thay đổi phần nào tâm lý găm giữ ngoại tệ. Nhiều người dân, doanh nghiệp đã chuyển đổi từ tiền gửi ngoại tệ sang VND. Điều này khiến huy động vốn ngoại tệ của hệ thống ngân hàng nói chung sụt giảm đáng kể.
Chính sách tiền tệ đang từng bước nâng cao niềm tin cho thị trường. Nếu như trước đây người dân quan tâm đầu tư vào vàng, ngoại tệ, bất động sản... thì nay chuyển sang đồng nội tệ VND gửi vào ngân hàng. Đến cuối năm 2012, tiền gửi bằng ngoại tệ của dân cư tại ngân hàng giảm trên 13% so với thời điểm cuối năm 2011, tiền gửi nội tệ VND của dân cư tại ngân hàng tăng 36%, cho dù mặt bằng lãi suất huy động nội tệ VND của các ngân hàng thương mại có giảm hơn trước rất nhiều (giảm từ 3 đến 6%/năm) (Nguyễn Văn Thầy (2013), Nhìn lại chính sách tiền tệ năm 2012 và một số vấn đề đặt ra cho năm 2013, http://www.tapchitaichinh.vn/ Vang-Tien-te/Nhin-lai-chinh-sach-tien-te-nam-2012-va-mot-so-van-de-dat-ra-cho- nam-2013/22303.tctc, ngày 5 tháng 3 năm 2013).
* Môi trường văn hóa xã hội
Hành vi của khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh của ngân hàng bị chi phối khá nhiều bởi các yếu tố văn hóa.Trình độ văn hóa, tiêu dùng và thói quen của người dân sẽ ảnh hưởng lớn đến hành vi và nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân vẫn còn phổ biến, do vậy để phát triển các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt của dân cư gặp nhiều khó khăn người dân thường có thói quen mua hàng tại chợ do vậy dịch vụ thanh toán thẻ chậm phát triển. Đây cũng là điều không thuận lợi cho ngân hàng để huy động vốn.
3.3.2.2. Môi trường vi mô
* Các yếu tố nội lực ngân hàng - Về tình hình tài chính:
Trong những năm qua, mặc dù kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn xong hiệu quả kinh doanh của BIDV Thái Nguyên vẫn luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của cán bộ được cải thiện, lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người tăng, tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng nhân sự.
- Về xây dựng thương hiệu BIDV:
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thương hiệu đối với phát triển dịch vụ ngân hàng, trong đó có hoạt động huy động vốn dân cư. Thương hiệu BIDV là sự lựa chọn của nhiều tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân, được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn ở Việt Nam.
- Vị thế của BIDV theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế
* Moody’s: Kết quả định hạng tín nhiệm của BIDV năm 2013 với nhiều kết quả định hạng đạt trần định hạng quốc gia và triển vọng chung là ổn định.
* Standard & Poors (S&P): Năm 2013 S&P đánh giá cao BIDV với vị thế doanh nghiệp được đánh giá ở mức “mạnh”, phản ánh thương hiệu mạnh tại Việt Nam và mạng lưới nội địa trải rộng của ngân hàng.
Giá trị cốt lõi: BIDV Thái Nguyên đã xây dựng một hệ giá trị cốt lõi với những tư tưởng sáng tạo, tích cực, chủ động vừa mang triết lý kinh doanh vừa mang
những giá trị nhân văn sâu sắc. Chính hệ giá trị cốt lõi này là kim chỉ nam cho hoạt động của mỗi cá nhân cán bộ công nhân viên BIDV, định hướng mọi hoạt động cho BIDV Thái Nguyên.
Sơ đồ 3.2. Giá trị cốt lõi của BIDV
Nguồn: BIDV Việt Nam - Về trình độ cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên:
BIDV Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý được đào tạo bài bản, chính quy, chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên, do tổ chức bộ máy có nhiều phòng ban nên đôi lúc thông tin chưa được trao đổi kịp thời giữa đội ngũ làm công tác quản lý và nhân viên tác nghiệp.
Tính đến 31/12/2013, Chi nhánh có 174 cán bộ, nhân viên đang công tác,