Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Phát triển là mở mang theo xu hướng tích cực từ nhỏ thành lớn, là khuynh hướng vận động theo chiều hướng tiến lên.
Phát triển của ngân hàng thương mại chính là huy động vốn mà ngân hàng đạt được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo việc mục tiêu an toàn sinh lời cao của ngân hàng. Phát triển dịch vụ bao giờ cũng có hai mặt: số lượng và chất lượng. Có khi trong quá trình phát triển ta chỉ quan tâm mở rộng số lượng (dịch vụ cùng loại, cùng chất lượng) nhưng chú ý mở rộng thị trường. Đôi khi chỉ chú ý nâng cao chất lượng - cải tiến chất lượng để nhằm thoả mãn nhu cầu tốt hơn của khách hàng. Nhưng có khi chú ý cả hai, vừa cải tiến chất lượng để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng muốn mở rộng thị trường để tiêu thụ được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn. Đặc biệt đối với huy động vốn cải tiến chất lượng rất quan trọng vì đặc điểm của dịch vụ là sản xuất và tiêu dùng đồng thời. Khi chất lượng dịch vụ tốt, độ thoả mãn của khách hàng tăng lên, từ đó gia tăng tính hấp dẫn của dịch vụ, sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng.
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ huy động vốn tại BIDV Thái Nguyên thông qua chỉ tiêu định lượng và định tính.
Kết luận chƣơng 2
Thông qua các câu hỏi nghiên cứu, tác giả muốn đánh giá một cách chính xác nhất, chân thực nhất về huy động vốn đối với NHTM nói chung và đối với hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Nguyên nói riêng. Từ đó, tìm hiểu được thực trạng của nguồn vốn huy dộng tại BIDV Thái Nguyên trong mấy năm gần đây, biểu diễn bằng biểu đồ, đồ thị và các bảng số liệu qua các năm, từ đó phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức trong việc nâng cao nguồn vốn huy động tại đơn vị tác giả công tác. Qua những phân tích chính xác đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương trong thời gian tới.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2011-2013
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
3.2. Tình hình cơ bản của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên
3.2.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên chi nhánh Thái Nguyên
BIDV Thái Nguyên là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết. Sau hơn 55 năm hoạt động, với các tên gọi khác nhau cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính: Chi hàng Kiến thiết Bắc Thái (1957 - 1981); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Bắc Thái (1981- 1990); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Thái (1990-1996) Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên (1997 - 4/2012); Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên từ tháng 5/2012 đến nay.
b. Tên gọi, địa chỉ
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên).
c. Chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn
- Chức năng: BIDV Thái Nguyên là một doanh nghiệp nhà nước, là một chi nhánh của hệ thống BIDV. Vì vậy BIDV Thái Nguyên cũng có chức năng như một ngân hàng thương mại.
- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV.
- Quyền hạn
+ Ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy định của BIDV.
+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ, tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của nhà nước và BIDV.
+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV.
+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định của BIDV.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, đảm bảo sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và BIDV Việt Nam.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức
BIDV Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Tổ chức bộ máy của BIDV Thái Nguyên bao gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 11 Phòng nghiệp vụ và 9 Phòng giao dịch với tổng số 174 cán bộ công nhân viên.
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của BIDV Thái Nguyên
Nguồn: BIDV Thái Nguyên
- Khối quan hệ khách hàng: gồm 02 Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và 01 Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân làm nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm, thực hiện việc kiểm tra các điều kiện và đề xuất tín dụng để cho vay với khách hàng. Theo mô hình cũ đây chính là các phòng tín dụng.
- Khối quản lý rủi ro: gồm 01 Phòng Quản lý rủi ro thực hiện việc thẩm định các dự án lớn, quyết định phê duyệt cho vay đối với các khách hàng lớn hoặc trình Hội đồng tín dụng với những trường hợp vượt thẩm quyền. Phối kết hợp với các phòng Quan hệ khách hàng trong việc đánh giá tài sản bảo đảm của khách hàng.
- Khối tác nghiệp: gồm 01 Phòng Quản trị tín dụng thực hiện việc vào máy, giải ngân các hợp đồng tín dụng sau khi đã qua các bước xét duyệt tại các phòng Quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro. 02 phòng Dịch vụ khách hàng thực hiện các dịch vụ như thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, mở tài khoản, nhận tiền gửi… Nói
BAN GIÁM ĐỐC P. Tổ chức hành chính P. Kế hoạch tổng hợp P. Quan hệ khách hàng 1 P. Quan hệ khách hàng cá nhân P. Quản lý và dịch vụ kho quỹ P. Quản lý rủi ro P. Quản trị tín dụng P. Tài chính kế toán P. GDKH cá nhân P.GD KH Doanh nghiệp Các PGD P. Quan hệ khách hàng 2
chung là hầu hết các dịch vụ ngoài tín dụng. Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kho quỹ, kiểm đếm tiền mặt và cất giữ các loại giấy tờ tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Khối Quản lý nội bộ: gồm Phòng Tài chính Kế toán thực hiện việc hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh, quản lý thu chi nội bộ. Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện việc quản lý, bố trí, sắp xếp nhân sự và các công tác hậu cần phục vụ hoạt động của Chi nhánh. Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Thực hiện việc tổng hợp các số liệu tổng quát, làm các loại báo cáo tổng kết, báo cáo định kỳ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với khách hàng và với Hội sở chính của BIDV Việt Nam. Trong phòng Kế hoạch Tổng hợp có Bộ phận điện toán chuyên trách mảng công nghệ thông tin, mạng, phần mềm và tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến công nghệ.
- Khối trực thuộc: Gồm 9 phòng giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, phát hành thẻ, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ...
3.2.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013 chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013
* Hoạt động huy động vốn
Là một ngân hàng lớn và có uy tín lâu năm trên địa bàn, BIDV Thái Nguyên luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Công tác huy động vốn tại chỗ từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức trên địa bàn luôn được chú trọng, đảm bảo nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước.
Bảng 3.1. Nguồn vốn huy động của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 Tổng nguồn vốn huy động (triệu đồng) 2 531 740 3.182.000 3.917.000 25,68 23,1% Nguồn vốn huy động bình quân (Triệu đồng) 2. 268 .000 2. 930. 000 3.463.657 29,19 18,21%
Biểu đồ 3.1. Nguồn vốn huy động của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013
Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 2.531.740 triệu đồng. Nguồn vốn huy động bình quân đạt 2.268.000 triệu đồng.
Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt: 3.182.000 triệu đồng tăng 25,68% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động bình quân năm 2012 đạt 2.930.000 triệu đồng tăng 29,19% so với năm 2011.
Năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.917.000 triệu đồng, tăng 23,1% so với năm 2012. Nguồn vốn huy động bình quân năm 2013 đạt 3.463.657 triệu đồng, tăng 18,21 % so với năm 2012.
Từ 2011-2013 tổng nguồn vốn của BIDV Thái Nguyên liên tục tăng trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là năm 2011 tỷ lệ lạm phát cao là: 18,13%. Năm 2012 là 6,81% và năm 2013 là 6,04%.Điều đó cho thấy sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của Ngân hàng NHTMCP ĐT & PT Việt Nam, với sự nỗ lực phấn đấu chi nhánh đã nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp, biện pháp hữu hiệu để tăng trưởng huy động vốn.
- Về thị phần huy động vốn trên địa bàn
Với nhu cầu của khách hàng và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tổng nguồn vốn huy động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tăng trưởng liên tục trong những năm vừa qua.
Bảng 3.2. Huy động vốn và thị phần huy động vốn của các NHTM trên địa bàn năm 2011 - 2013
Ngân hàng
Số vốn huy động (triệu đồng) Thị phần huy động (%)
31/12/ 2011 31/12/ 2012 30/12/ 2013 31/12/ 2011 31/12/ 2012 30/11/ 2013
Vietinbank Thái Nguyên 2.333.920 2.861.196 3.278.639 18,28 17,10 16,27
Vietinbank Lưu Xá 1.083.585 1.241.816 1.507.463 8.49 7,42 7,48
Vietinbank Sông công 579.622 785.695 1.106.976 4.54 4,70 5,49
BIDV Thái Nguyên 2.531.740 3.182.000 3.917.000 19,82 19,2 19,44
Agribank Thái Nguyên 3.594.305 4.707.618 5.691.637 28,15 28,14 28,24
NH Chính sách CSXH 23.006 42.068 59.370 0,18 0,25 0,29 NH Á Châu ACB 199.101 216.514 174.841 1,56 1,29 0,87 NH TMCP Kỹ thương 722.518 729.306 737.996 5,66 4,36 3,66 NH TMCP Đông Á 88.213 153.519 173.474 0,69 0,92 0,86 NH TMCP Quân đội 462.163 700.380 837.818 3,62 4,19 4,16 NH TMCP Quốc tế 407.985 342.421 362.012 3,19 2,05 1,80 NH TMCP An Bình 179.927 482.098 533.342 1,41 2,88 2,65 NH TMCP Hàng Hải 120.607 231.796 280.736 0,94 1,39 1,39 NH TMCP Nam Việt 206.024 341.115 461.769 1,61 2,04 2,29 NH TMCP VP Bank 172.099 269.502 459.562 1, 35 1,61 2,28 NH TMCP Sacombank 65.655 233.727 239.461 0,51 1,40 1,19 NH TMCP Đông Nam Á 0 208.692 332.078 0 1,25 1,65 Tổng cộng 12.770.470 16.729.463 20.154.174 100 100 100
Nguồn: Báo cáo NHNN Thái Nguyên
Biểu đồ 3.2. Thị phần huy động vốn của các Ngân hàng Thƣơng mại năm 2011 - 2013
Huy động vốn là hoạt động có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn. Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn các ngân hàng luôn trong tình trạng sử dụng tất cả các biện pháp hỗ trợ để gia tăng nguồn vốn huy động của mình. Trong giai đoạn này, BIDV Thái Nguyên luôn giữ được vị trí của mình và có quy mô huy động vốn liên tục tăng.
Có thể nhận thấy thị phần huy động của BIDV Thái Nguyên hiện nay đã vượt qua Vietinbank Thái Nguyên để vươn lên đứng thứ 2 trên địa bàn với tỷ lệ 19,44% chỉ sau Agribank Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh ngoài các tổ chức quỹ tín dụng quy mô nhỏ thì có tới 06 NHTM nhà nước và 11 NHTM cổ phần tham gia vào thị trường huy động vốn. Đây thực sự là một môi trường cạnh tranh gay gắt khi mà số lượng tổ chức tham gia huy động vốn tăng gấp đôi so với 04 năm về trước. Để vươn lên vị trí thứ 2 trong mảng huy động vốn ta thấy BIDV đang ngày càng được người dân biết đến và tin tưởng gửi tài sản của mình.
* Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng (cho vay) luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro song cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Do vậy, hoạt động này luôn được chú trọng hàng đầu.
Bảng 3.3. Dƣ nợ của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu 31/12/ 2011 31/12/ 2012 31/12/ 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012
Dư nợ cuối kỳ (triệu đồng) 3.536.440 4.482.238 5.024.000 25,75 12,09
Dư nợ bình quân (triệu đồng) 3 178 000 4 125 000 4.750.000 17,57 15,2
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,57 1,06 1,08
Biểu đồ 3.3. Dƣ nợ của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013
Năm 2011, dư nợ cuối kỳ đạt 3.536.440 triệu đồng, dư nợ bình quân đạt: 3.178.000 triệu đồng.
Năm 2012, dư nợ cuối kỳ đạt 4.482.238 triệu đồng tăng 25,75% so với năm 2011, dư nợ bình quân đạt 4.125.000 triệu đồng tăng 17,57% so với năm 2011.
Năm 2013, dư nợ cuối kỳ đạt 5.024.000 triệu đồng giảm 12,09% so với năm 2012. Dư nợ bình quân đạt 4.750.000 triệu đồng giảm 15,2% so với năm 2012.
Tỷ lệ nợ xấu tuy gia tăng năm 2012 song luôn được kiểm soát ở mức thấp. Là một ngân hàng có truyền thống từ lâu trong các hoạt động cho vay phục vụ đầu tư phát triển đặc biệt là cho vay các dự án lớn của nền kinh tế, BIDV Thái Nguyên nói riêng cũng như cả hệ thống BIDV nói chung rất có uy tín trong hoạt động tín dụng. Hầu hết các doanh nghiệp lớn của tỉnh đều có dư nợ vay tại BIDV Thái Nguyên.
Đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV Thái Nguyên qua các năm đều cao nhưng vẫn nằm trong khả năng nguồn vốn và giới hạn tín dụng do Trung ương giao.
- Về thị phần tín dụng trên địa bàn:
Bảng 3.4. So sánh tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng và thị phần dƣ nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn năm 2011- 2013 Ngân hàng Dƣ nợ tín dụng (triệu đồng) Thị phần tín dụng (%) 31/12/2011 31/12/2012 30/11/2013 31/12/ 2011 31/12/ 2012 30/11/ 2013
Vietinbank Thái Nguyên 2.974.153 3.064.840 3.907.223 21,58 17,47 19,60
Vietinbank Lưu Xá 1.652.814 1.771.539 1.993.875 11,99 10,10 10,00
Vietinbank Sông công 978.672 1.079.605 1.168.744 7,10 6,15 5,86
BIDV Thái Nguyên 3.569.440 4.482.348 5.024.230 25,89 25,55 25,20