Đóng góp của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu hoat-dong-2.2.3_xay-dung-bao-cao-danh-gia-muc-do-san-sang-cua-doanh-nghiep-fdi_191015905 (Trang 49 - 54)

Nhìn chung, kể từ khi ra đời, đầu tư trực tiếp nước ngồi đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội, cụ thể như sau:

Thứ nhất, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư trong nước

Trước năm 1997 xảy ra khủng hoảng tài chính châu Á, nguồn vốn FDI ở Việt Nam tăng nhanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năm 1997 đã làm FDI giảm khiến cho tốc độ tăng trưởng thời kỳ này cũng giảm theo. Khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nguồn vốn FDI cũng tăng trở lại, cụ thể trong giai đoạn 2000-2007, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 7,625%. Tuy nhiên, giai đoạn 2008-2009, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, FDI tăng mạnh nhưng sau đó lại giảm do chính sách kiềm chế lạm phát cũng như suy thối kinh tế tồn cầu.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), FDI là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước. Trong những năm qua, đóng góp của FDI vào GDP ln giữ tỷ lệ cao, đặc biệt là trong giai đoạn 2010- 2014, với tỷ lệ 24,4% vào GDP của Việt Nam. Tác động của FDI thể hiện rõ hơn thông qua:

Bổ sung tổng vốn đầu tư cho xã hội: Khu vực FDI đóng vai trị quan trọng trong phát

triển vốn đầu tư tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2005-2015, vốn FDI chiếm 22,8% tổng vốn đầu tư xã hội. Giai đoạn 2016 - 2019 dòng vốn này tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.

50 | P a g e

Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách: Đóng góp của đầu tư nước ngồi vào

ngân sách ngày càng tăng. DN FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước (NSNN) qua các năm: Năm 2012, hơn 83 nghìn tỷ đồng; năm 2013 hơn 111 nghìn tỷ đồng; năm 2014 hơn 123 nghìn tỷ đồng; năm 2015 hơn 140 nghìn tỷ đồng; năm 2016 là 161 nghìn tỷ đồng, chiếm 19% tổng thu của NSNN; năm 2017 chiếm 14,5% tổng thu của NSNN. Giai đoạn 1988 - 2014, khu vực FDI đã tạo ra hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, bao gồm hàng chục nghìn kỹ sư, nhà quản lý, công nhân lành nghề, với thu nhập, lao động và kinh doanh ngày càng tăng. Các con số này đã tăng lên đạt gần 4 triệu việc làm trực tiếp và khoảng hơn 6,5 triệu việc làm gián tiếp trong năm 2019.

Thứ hai, DN FDI giúp đẩy nhanh q trình chuyển giao cơng nghệ

Một trong lý do chính các nước đang phát triển như Việt Nam thu hút FDI là có được chuyển giao công nghệ từ các DN FDI. Thông thường mức độ chuyển giao khoa học công nghệ của khu vực FDI được cho là cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương với các nước trong khu vực. Tại nước ta, việc chuyển giao công nghệ từ DN FDI sang DN trong nước là có nhưng số lượng hợp đồng chuyển giao cơng nghệ tại Việt Nam vẫn cịn rất hạn chế. Theo Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (2016), các hợp đồng chuyển giao công nghệ đều được thực hiện dưới dạng chuyển giao từ công ty mẹ sang cơng ty con tại Việt Nam, chứ chưa có hợp đồng nào chuyển giao từ DN FDI sang các DN trong nước. Theo điều tra “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ DN tại Việt Nam từ năm 2010 – 2014” của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2015), nếu xét cả DN trong cùng ngành và khác ngành, có khoảng 80% chuyển giao cơng nghệ diễn ra giữa các DN trong nước, cịn chuyển giao công nghệ diễn ra từ các DN FDI cho DN trong nước cùng và khác ngành chỉ chiếm dưới 20%.

Hình 3. Tỷ lệ chuyển giao cơng nghệ của dự án FDI tại Việt Nam

Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2020

5% 15% 70% 10% Công nghệ cao Cơng nghệ trung bình Cơng nghệ kém, lạc hậu

Những dẫn chứng trên chứng tỏ Việt Nam chưa tận dụng nguồn vốn FDI để có được cơng nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, gây thiệt thòi lớn cho DN trong nước. Có hai nguyên nhân chính: những hạn chế trong quá trình phân cấp đầu tư ở các địa phương và từ bản thân các DN FDI. Đầu tiên, giữa các địa phương chưa có sự đồng bộ về chính sách khuyến khích đầu tư, ưu tiên số lượng hơn là chất lượng dự án FDI, khiến việc thu hút đầu tư trở nên gấp gáp, chỉ để lấp đầy các khu cơng nghiệp hoặc có vốn để bổ sung vào chỉ tiêu vốn đầu tư. Thứ hai, về phía các DN FDI, nhìn chung khơng có nhiều động lực để các doanh nghiệp này tiến hành chuyển giao các công nghệ hiện đại do chủ yếu chỉ đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động và vốn. Đối với các sản phẩm cơng nghệ cao như điện tử, máy tính… các doanh nghiệp này cũng chỉ đặt nhà máy ở Việt Nam cho khâu gia cơng – vốn có giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu – để tận dụng nguồn lao động giá rẻ. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn dựa vào những lỗ hổng pháp lý để chuyển những dây chuyền sản xuất đã khấu hao hết và không được phép sử dụng tiếp ở nước sở tại sang Việt Nam để tiếp tục khai thác.

Xét trên phạm vi một quốc gia, hầu hết các nước có cơng nghệ đi sau sẽ nhập cơng nghệ qua kênh FDI rồi chuyển sang hình thức chuyển nhượng, sau đó chủ động nghiên cứu và phát triển (R&D), chủ động khai thác công nghệ, làm chủ và sáng tạo. Hàn Quốc mất khoảng 40 năm để hoàn tất giai đoạn “bắt kịp” này, Thái Lan trong khoảng 1986 - 1995, các doanh nghiệp FDI tại Thái Lan tuy vẫn giữ vai trị mũi nhọn về cơng nghệ và vốn nhưng bị buộc phải liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nội địa trong hàng loạt khâu và quy trình sản xuất. Cịn Việt Nam sau 30 năm tham gia FDI nhưng chỉ dừng ở bước đầu tiên, sẽ phải mất rất nhiều năm nữa mới có thể tiếp cận các công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

Thứ ba, DN FDI đóng góp vào việc tăng năng suất lao động

Dòng vốn FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện năng suất lao động. Sự hiện diện của dòng vốn FDI giúp dịch chuyển lao động từ khu vực truyền thống, năng suất thấp (khu vực nơng nghiệp, lao động phi chính thức) dịch chuyển sang khu vực hiện đại hơn (cơng nghiệp, dịch vụ). Sự dịch chuyển này có ý nghĩa quan trọng giúp cải thiện năng suất lao động trong ngắn hạn đối với các nước đang phát triển. Hơn nữa, các DN FDI với kinh nghiệm và năng lực tốt hơn (về cơng nghệ, trình độ quản lý, thị trường) kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng năng suất lao động cao hơn so với khu vực trong nước.

52 | P a g e

Hình 4. Năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam năm 2019

Nguồn: Kỷ yếu Hội nghị cải thiện năng suất lao động quốc gia năm 2019

Đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng năng suất lao động chủ yếu đến từ sự dịch chuyển lao động từ khu vực năng suất lao động thấp sang năng khu vực FDI có năng suất lao động cao (chiếm 64%). Cịn đóng góp vào tăng trưởng năng suất thực sự từ khu vực FDI chỉ chiếm 36%, đủ để thấy khả năng cạnh tranh, học hỏi và liên kết sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong nước còn yếu, chưa tận dụng hết hiệu ứng lan toản từ khu vực FDI.

Về mặt lý thuyết, dòng vốn FDI tác động đến năng suất lao động của Việt Nam, nhưng tác động tích cực chỉ xảy ra khi doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực học hỏi cơng nghệ mới, hoặc có đủ năng lực cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp nước ngoài. Ngược lại, năng suất lao động cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới vấn đề thu hút nguồn vốn FDI. Trong thời gian tới, Việt Nam cần phát triển các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ, phát triển chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp trong và ngồi nước, hình thành một số cụm ngành để khai thác tác động lan tỏa của FDI ở một số ngành có dung lượng thị trường lớn, ví dụ như các ngành điện tử, chế biến thực phẩm, may mặc, da giày; nhằm nâng cao năng lực các DN trong nước.

Thứ tư, đóng góp của FDI vào xuất khẩu hàng hóa là rất to lớn

Các doanh nghiệp FDI đã trở thành cầu nối quảng bá thương hiệu quốc gia, giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc, những

0 100 200 300 400 500 600 700

DN cả nước DN nhà nước DN FDI DN phi nhà nước

298.7

678.1

330.8

trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ lớn trên thế giới, từng bước nâng cao vị thế và năng lực của nước ta trong bối cảnh tồn cầu hóa. Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp FDI thậm chí mang nhãn hiệu “Made in Vietnam”, từ đó “bạn hàng” của doanh nghiệp FDI thậm chí trở thành bạn hàng của các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, sự xuất hiện của các DN FDI tại Việt Nam đã tạo sức ép thúc đẩy cải cách về thể chế liên quan đến mở cửa thị trường, tạo thuận lợi thương mại. Những cải cách này không chỉ các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam được hưởng lợi mà lan tỏa sang các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp FDI xuất khẩu mạnh đã góp phần cân bằng cán cân thương mại và kiểm sốt tỷ giá tốt hơn, góp phần ổn định sản xuất.

Trước khi có Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam năm 1987, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam rất nhỏ bé và đơn điệu về chủng loại hàng hóa, hầu hết là sản phẩm thơ, chưa qua sơ chế hoặc mức độ chế biến thấp. Ngồi dầu thơ và gạo, khơng có mặt hàng xuất khẩu nào vượt quá 100 triệu USD/năm. Khi các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đi vào giai đoạn phát triển, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực này đã góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước.

Từ năm 1991 – 1995 xuất khẩu của khu vực FDI đạt trên 1,12 tỷ USD, đến giai đoạn 1996 – 2000 đạt trên 10,6 tỷ USD, tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước và chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trước năm 2001, khu vực doanh nghiệp trong nước chiếm tới 79% kim ngạch xuất khẩu cả nước, khu vực FDI chỉ chiếm 21%. Tuy nhiên, sau Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA), xuất khẩu của khu vực FDI đã tăng trưởng nhanh chóng và vượt các doanh nghiệp trong nước. Đến trước thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước chỉ còn chiếm 63% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến những năm gần đây thì kim ngạch XK hàng hóa của khu vực FDI đã dẫn dắt XK Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 – 2019, cũng không ngừng tăng lên, năm 2019 doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thơ) đạt 181.35 tỷ USD, tăng 4.2% so với năm 2018 và chiếm 68.8% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhờ xuất khẩu khu vực FDI, cán cân thương mại không những được cải thiện mà còn tạo ra xuất siêu trong vài năm gần đây. Đặc biệt là từ những doanh nghiệp FDI lớn với những dự án tỷ đô như dự án Samsung ở Bắc Ninh, dự án nhà máy điện Duyên Hải.

Báo cáo về ảnh hưởng của FDI tới nền kinh tế Việt Nam của Bộ Kế hoạch – Đầu tư cũng chỉ rõ, khu vực FDI có tác động đáng kể đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển dần từ nặng về tài nguyên và nông sản thô sang tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo. Tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ đã tăng từ 33,9% năm 2000 lên mức 41,2% năm 2006 và duy trì ở mức gần 40% giai đoạn 2007 - 2015. Đồng thời, tỷ trọng hàng cơng nghiệp nặng (trừ khống sản) tăng từ 37,2% năm 2000 lên 42% năm 2015. Các mặt hàng xuất khẩu với giá trị gia tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đều có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp FDI: điện thoại, vi tính, dệt may, giày dép…

54 | P a g e

Tác động của đại dịch Covid-19 đến kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI: Theo

Cục đầu tư nước ngoài, do ảnh hưởng của dịch bệnh, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giảm. Trong 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 113,3 tỷ USD, bằng 95,5% so với cùng kỳ, chiếm 65,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 112,2 tỷ USD, bằng 95,7% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 64,4%. Mặc dù giảm so với cùng kỳ, song tính chung trong 8 tháng năm 2020, khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu gần 22,6 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 21,4 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 11,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu 10,9 tỷ USD.4

Thứ năm, doanh nghiệp FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

Vào những năm 1986, khi mà nền nơng nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu vẫn chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu nền kinh tế với tỷ 38,1%, dịch vụ là 33% và công nghiệp chỉ chiếm 28,9%. Tuy nhiên đến năm 2017, cơ cấu này có sự thay đổi đảo chiều, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 41,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%; khu vực nơng lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ cịn chiếm 15,34%.

Để đạt được sự thay đổi tích cực trên, khơng thể phủ nhận vai trị quan trọng của các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI đóng góp cho ngân sách nhà nước với giá trị ngày càng gia tăng, góp phần chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu, tiếp thu những công nghệ tiến tiến, tạo ra những sản phẩm mới, năng suất và có khả năng cạnh tranh. doanh nghiệp FDI cũng làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế khi tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp.

Một phần của tài liệu hoat-dong-2.2.3_xay-dung-bao-cao-danh-gia-muc-do-san-sang-cua-doanh-nghiep-fdi_191015905 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)