3.4. Chiến lược thực thi của cơ quan quản lý cạnh tranh
3.4.1. Xây dựng chiến lược thực thi cạnh tranh
Đặt mục tiêu thực thi cạnh tranh là bước đầu tiên cần thiết để xây dựng chiến lược thực thi cạnh tranh.
Xây dựng chiến lược thực thi cạnh tranh: (1) phân tích tình hình hiện tại;
(2) đưa ra các phương án chiến lược;
(3) quyết định chọn chiến lược sẽ tiến hành; (4) xây dựng chiến lược;
(5) tích hợp chiến lược vào hoạt động
Phân kỳ thực thi/ưu tiên cạnh tranh theo loại hình cấm của luật cạnh tranh:
- Hướng dẫn Khu vực ASEAN về chính sách cạnh tranh khuyến nghị các quốc gia thành viên ASEAN xem xét việc thực thi luật cạnh tranh theo từng giai đoạn. Ví dụ, các lệnh cấm khác nhau có thể được thực hiện theo các giai đoạn trong một khung thời gian thực tế, việc cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được đưa ra trước hoặc cùng với việc cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh và việc cấm các hành vi sáp nhập phản cạnh tranh có thể được giới thiệu sau cùng, vì sự phức tạp trong việc phân tích các trường hợp sáp nhập.
- Hướng dẫn về phát triển năng lực cốt lõi của khu vực trong chính sách và luật cạnh tranh cho ASEAN nhấn mạnh rằng về cơ bản luật cạnh tranh có hai mục tiêu chính, để đảm bảo rằng các doanh nghiệp:
• Cạnh tranh cho khách hàng dựa trên giá cả, chất lượng, dịch vụ, sự tiện lợi và các phẩm chất mong muốn khác; (đạt được bằng cách thực thi lệnh cấm đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh)
• Khơng thực hiện các hành động (ngồi sản xuất, sản phẩm và dịch vụ rẻ hơn, tốt hơn) nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc ngăn cản doanh nghiệp mới trở thành đối
17 ASEAN, 2020, Competition enforcement strategy toolkit for ASEAN competition agency, https://asean- competition.org/file/post_image/ASEAN%20Competition%20Enforcement%20Toolkit.pdf
thủ cạnh tranh (đạt được bằng cách thực thi lệnh cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh). Ngồi ra cịn có kiểm sốt sáp nhập, tuy nhiên điều này tốn kém và tốn công sức.