Cơ sở đánh giá việc tuân thủ pháp Luật Cạnh tranh của doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu hoat-dong-2.2.3_xay-dung-bao-cao-danh-gia-muc-do-san-sang-cua-doanh-nghiep-fdi_191015905 (Trang 41 - 44)

42 | P a g e Theo Báo cáo của Cục Quản lý Cạnh tranh (nay là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương) thực hiện vào năm 2015 cho biết chỉ có 2% doanh nghiệp (DN) trong nước biết về Luật Cạnh tranh, trong lúc tỉ lệ này ở DN FDI là 78%2. Có nghĩa, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiểu khá rõ về Luật Cạnh tranh biết áp dụng Luật này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp mình, trong lúc cịn nhiều trong nước vẫn chưa có sự nhận thức đúng mức về pháp luật cạnh tranh.

1.2.2. Hành vi khác gây tác động đến cạnh tranh

Một trong những hành vi của nhiều doanh nghiệp FDI là chuyển giá, được đánh giá là phức tạp, tinh vi. Điều này có tác động gián tiếp đến hoạt động cạnh tranh trên thị trường.

Theo Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động của DN FDI và chính sách ưu đãi tài chính của Bộ Tài chính từ 2012-2017 cho thấy, quy mơ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI duy trì tăng trưởng ở mức cao, tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng tài sản (22%) và tốc độ tăng của vốn đầu tư của chủ sở hữu (14%). Lợi nhuận trước thuế năm 2017 của các doanh nghiệp FDI có báo cáo đạt 344.607,5 tỷ đồng, tăng 19,2% so với năm 2016. Một số ngành có sự gia tăng lợi nhuận trước thuế cả về số tuyệt đối và số tương đối, bao gồm: Hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 193,3%; Khai thác, chế biến khoáng sản tăng 146,3%; Linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị điện tử tăng 40,3%...3

Mặc dù doanh thu và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp FDI tăng đều qua các năm, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ, lỗ lũy kế và lỗ mất vốn qua các năm tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm. Số liệu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp FDI giai đoạn 2012-2017 cho thấy, số lượng doanh nghiệp FDI báo lỗ hàng năm là từ 44% đến 52% (đặc biệt năm 2017 lên cao nhất là 52% trên số lượng doanh nghiệp có báo cáo). Đồng thời, tốc độ tăng của quy mô đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp báo lỗ và doanh nghiệp lỗ lũy kế cao hơn tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp báo lỗ và doanh nghiệp lỗ lũy kế cho thấy tình trạng chuyển giá của khu vực doanh nghiệp FDI ngày càng gia tăng, phức tạp.

Bên cạnh việc chuyển giá từ Việt Nam ra nước ngoài của nhóm doanh nghiệp FDI như nêu trên, cịn có cả hiện tượng chuyển ngược lợi nhuận từ nước ngoài vào Việt Nam để được hưởng ưu đãi lớn về thuế thu nhập doanh nghiệp. Hay chuyển giá giữa các doanh 2 2015, Cục Quản lý Cạnh tranh, https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/cuc-quan-ly-canh-tranh- bo-cong-thuong-phoi-hop-voi-hiep-hoi-nu-doanh-nhan-viet-nam-vawe-to-chuc-hoi-nghi-phap-luat-canh-tranh- phong-ve-thuong-mai-va-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung--105019-22.html

3 2019, Phạm Thị Tường Vân, “Chống chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia và giải pháp đối với Việt Nam”, Tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chong-chuyen-gia-cua-cac-cong-ty-xuyen-quoc- gia-va-giai-phap-doi-voi-viet-nam-308899.html

nghiệp FDI có quan hệ liên kết và được hưởng các mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ, một số dự án được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế thu nhập doanh nghiệp như dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh và tại Thái Nguyên có hiệu quả hoạt động rất cao, thể hiện qua tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2015 lần lượt là 30,1% và 61,4%; năm 2016 là 26% và 49%. Trong khi các dự án sản xuất phụ trợ đi cùng có hiệu quả kinh tế thấp. Hành vi chuyển giá thể hiện dưới nhiều hình thức như: cơng ty mẹ ở nước ngồi bán ngun vật liệu, thiết bị, máy móc cho cơng ty con với giá cao hơn thị trường làm tăng chi phí, tăng khấu hao tại công ty con hay công ty con ở Việt Nam thực hiện gia cơng hoặc bán hàng hóa, dịch vụ cho công ty mẹ với giá thấp hơn thị trường, hạch tốn vào chi phí tại Việt Nam một số khoản mục về quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứu, mở rộng thị trường, chi phí lãi vay... mà thực chất các khoản chi phí này phải do cơng ty mẹ tại nước ngồi trang trải. Mục đích của các giao dịch nêu trên là nhằm tối thiểu hóa việc phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.

Một vấn đề khác, khi đăng ký đầu tư, doanh nghiệp FDI thường kê khai số vốn rất lớn để làm dự án thật hồnh tráng. Tuy nhiên, khơng phải tồn bộ số vốn đó đều được họ mang tiền mặt vào mà phần lớn dùng để nhập khẩu máy móc, thiết bị, cơng nghệ cho sản xuất. Chỉ một phần rất nhỏ vốn được dùng để mua nguyên vật liệu trong nước và trả lương cho người lao động.

44 | P a g e

PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 và liên tiếp ký kết những hiệp định lớn trong những năm gần đây như CPTPP, EVFTA và EVIPA.

Một phần của tài liệu hoat-dong-2.2.3_xay-dung-bao-cao-danh-gia-muc-do-san-sang-cua-doanh-nghiep-fdi_191015905 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)