Trên cơ sở các số liệu thu được từ các bản trả lời khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp kết quả, phân tích dữ liệu, cho thấy kết quả như sau:
3.1.4.1. Nhận thức về pháp luật cạnh tranh
- Đại đa số các doanh nghiệp FDI tham gia khảo sát đã biết đến pháp luật cạnh tranh (94.3%).
- Kênh thông tin chính để doanh nghiệp FDI biết đến luật cạnh tranh của Việt Nam là được chuyên gia pháp lý, luật sư tư vấn (chiếm 71.4%). Tiếp theo là do doanh nghiệp “tự nghiên cứu, tìm hiểu” (42.9%), “qua phương tiện thông tin đại chúng” (28.6%) và “qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật” (17.1%). Chỉ có dưới 10% doanh nghiệp biết đến qua vụ việc cạnh tranh cụ thể.
94.3% 5.7%
Biết đến Luật Cạnh tranh
92 | P a g e
- Về mức độ nhận thức đối với các hành vi cạnh tranh cụ thể, câu hỏi khảo sát bao gồm các nhóm hành vi chính như sau: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền; Tập trung kinh tế và Cạnh tranh không lành mạnh. Đại đa số các doanh nghiệp đều cho rằng doanh nghiệp hiểu về các hành vi này. Trong số đó, có gần 1/3 số doanh nghiệp hiểu rõ quy định về tập trung kinh tế (hoạt động M&A), có một số ít doanh nghiệp FDI chưa hiểu về quy định liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
- Trong quá trình hoạt động, phần lớn các doanh nghiệp đều đã từng nhận thấy hành vi của cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp khác có tác động tiêu cực tới cạnh tranh trên thị trường. Đa số trong số đó là nhận thấy một vài lần (chiếm khoảng 60%), đặc biệt có tới 8.6% số doanh nghiệp nhận thấy tương đối nhiều lần trên thị trường, mặc dù ở các
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% Qua phương tiện thông tin
đại chúng Qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật Qua các vụ việc cạnh tranh Được chuyên gia pháp lý/luật sư tư vấn Tự nghiên cứu, tìm hiểu Khác
Kênh thông tin về pháp luật cạnh tranh
5.7% 0.0% 2.9% 0.2% 80.0% 77.1% 68.6% 71.4% 14.3% 22.9% 31.4% 28.6% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền
Tập trung kinh tế Cạnh tranh không lành mạnh Mức độ nhận thức về hành vi cạnh tranh
phạm vi và tính chất khác nhau. Cũng cần khẳng định, đây là đánh giá chủ quan của một số ít doanh nghiệp được khảo sát, và không thể hiện hàm ý rằng đó là các hành vi được quy định trong pháp luật cạnh tranh.
- Khi phát hiện thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, gần ½ số doanh nghiệp trả lời cho rằng doanh nghiệp có thể sẽ tiến hành khiếu nại theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam. Khoảng trên 10% số doanh nghiệp chấp nhận và coi đó là rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Gần 40% lựa chọn phương án xử lý khác (chẳng hạn như tự dàn xếp, xử lý với các doanh nghiệp/tổ chức có liên quan,…)
17.1%
60.0% 14.3%
8.6%
Nhận thấy hành vi tác động tiêu cực tới cạnh tranh
94 | P a g e
3.1.4.2. Tuân thủ pháp luật cạnh tranh
- Khi xây dựng chính sách kinh doanh hoặc đàm phán với các đối tác, đại đa số (trên 90%) các doanh nghiệp trả lời có tham khảo các quy định về pháp luật cạnh tranh.
- Chỉ có 14.3% số doanh nghiệp tham gia khảo sát có đề cập đến vấn đề tuân thủ cạnh tranh trong quy tắc ứng xử của doanh nghiệp hoặc thiết kế riêng một chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh. Đại đa số (77.1%) các doanh nghiệp là đang xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng nội dung này.
45.7%
11.4% 40.0%
Ứng xử khi bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh
Khiếu nại theo quy định của Luật Cạnh
tranh
Chấp nhận và coi là rủi ro trong kinh
doanh
Phương án xử lý khác
94.3% 5.7%
Tham khảo Luật Cạnh tranh khi xây dựng chính sách kinh
doanh
Có
- Phần lớn các doanh nghiệp FDI (85.7%) tham gia khảo sát có đưa nội dung về các vấn đề liên quan đến pháp luật cạnh tranh trong việc thực hiện đào tạo nhân viên.
- Đại đa số (gần 70%) các doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát không có bộ phận chuyên trách về tuân thủ cạnh tranh, và hầu hết giao nhiệm vụ này cho bộ phận pháp chế của doanh nghiệp.
14.3%
8.6%
77.1%
Quy tắc ứng xử bao gồm tuân thủ cạnh tranh?
Có Không Đang xây dựng
85.7% 14.3%
Đào tạo nhân viên về pháp luật cạnh tranh
96 | P a g e
- Phần lớn các doanh nghiệp FDI tham gia khảo sát có cập nhật về việc tuân thủ cạnh tranh với các tần suất khác nhau (đa số là thực hiện 1 năm/lần).
- Hầu hết (97%) số doanh nghiệp FDI trả lời khảo sát chưa từng bị xử lý vi phạm về cạnh tranh.
2.9%
28.6%
68.6%
Bộ phận chuyên trách về tuân thủ cạnh tranh?
Có bộ phận riêng Thuộc phòng pháp chế Không có
2.9%
28.6%
57.1% 11.4%
Cập nhật về tuân thủ cạnh tranh
2.9%
97.1%
Từng bị xử lý vi phạm về cạnh tranh
98 | P a g e
3.2. Mối quan hệ giữa FDI và chính sách tuân thủ cạnh tranh (CCP)
3.2.1. Tổng quan
Chính sách tự do hóa đầu tư và chính sách cạnh tranh hiệu quả luôn phải tồn tại song song. Một chính sách cạnh tranh hiệu quả không chỉ loại bỏ các trở ngại đối với việc gia nhập mà còn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn đầu tư nước ngoài bằng cách cung cấp một môi trường pháp lý và quy định có thể dự đoán được để giảm phạm vi ra quyết định tùy tiện. Quy định về hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư thông qua luật cạnh tranh ít hạn chế và sai lệch hơn so với các công cụ chính sách khác.
Mặt khác, FDI có thể giúp tăng cạnh tranh trên thị trường địa phương, đặc biệt là đối với các khoản đầu tư thuộc loại hình “greenfield” (hình thức đầu tư GI hay đầu tư mới, được hiểu là công ty mẹ lập ra một công ty con ở một quốc gia khác, xây dựng các hoạt động của mình ngay từ đầu). Việc tiếp quản và trẻ hóa các doanh nghiệp địa phương cũng có thể có những tác động như vậy. Tuy nhiên, có khả năng theo thời gian những vụ thâu tóm như vậy có thể khiến thị trường ngày càng tập trung và trở nên đặc trưng bởi một hoặc một số ít người chơi thống trị.
Điều này cho thấy rằng việc áp dụng đúng chính sách hoặc luật cạnh tranh có thể là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng nước chủ nhà sẽ tận dụng tối đa lợi ích từ FDI. Từ góc nhìn thị trường trong nước, việc mua lại nhiều đơn vị có thể không ảnh hưởng đến cạnh tranh. Nhưng nếu bên mua đã là một nhà xuất khẩu lớn trong nước, thì việc mua lại có thể làm giảm bớt sự cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Những vụ mua lại như vậy có thể nhằm mục đích hợp nhất khu vực hoặc toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia liên quan.
Trong khi mức độ tập trung thị trường cao không nhất thiết có nghĩa là thiếu cạnh tranh hoặc khả năng cạnh tranh chấp, sự tập trung cao và thị phần lớn có thể giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các hành vi phản cạnh tranh hơn (UNCTAD 1997), đặc biệt là khi tồn tại các rào cản gia nhập thông qua sự thống trị của thương hiệu; quảng cáo chuyên sâu và rộng rãi; đầu tư cao; kiểm soát hệ thống phân phối, v.v. Khi điều này xảy ra, việc thiếu luật cạnh tranh hoặc các điều khoản rà soát sáp nhập trong luật cạnh tranh có thể làm giảm tính thân thiện với môi trường của các nhà đầu tư do cho phép sự tập trung tăng lên. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.
3.2.2. Giảm bớt rào cản gia nhập
Một môi trường thân thiện với nhà đầu tư đòi hỏi phải giảm thiểu các rào cản gia nhập. Điều này giúp các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước cạnh tranh công bằng. Do đó, bằng cách dỡ bỏ các rào cản gia nhập và cung cấp một môi trường kinh tế - pháp lý ổn
định và có thể dự đoán được cho các nhà đầu tư, một chính sách và luật cạnh tranh được xác định rõ ràng có thể giúp tạo ra một môi trường kinh tế lành mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước đang phát triển, nơi luật cạnh tranh thường không tồn tại hoặc không hiệu quả, các rào cản gia nhập đó vẫn tồn tại. Luật cạnh tranh được thực thi đúng đắn cũng có thể giúp đảm bảo FDI thân thiện với sự phát triển và tối đa hóa lợi ích cho các nước chủ nhà.
Tóm lại, việc thực hiện đúng chính sách cạnh tranh có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy môi trường cạnh tranh và cởi mở cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ở hầu hết các nước đang phát triển, có những rào cản về quy định và luật pháp cũng như các hành vi phản cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại (trong một số trường hợp), có thể cản trở hoặc làm cho việc gia nhập của các doanh nghiệp mới trong nước hoặc nước ngoài trở nên rất khó khăn và tốn kém. Trong bối cảnh này, một cơ quan cạnh tranh được trao quyền có thể đóng một vai trò quan trọng không chỉ bằng cách loại bỏ các hành vi phản cạnh tranh đóng vai trò là rào cản gia nhập, mà còn bằng cách tư vấn cho chính phủ về các vấn đề chính sách liên quan để loại bỏ các loại rào cản gia nhập khác và do đó tạo điều kiện đầu tư nhiều hơn vào nên kinh tế. Cạnh tranh và hiệu quả trong các lĩnh vực công ích và các lĩnh vực hàng hóa trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý cạnh tranh cần đảm bảo quy trình minh bạch, công bằng và nhanh chóng trong khi điều tra, truy tố và xét xử các hành vi phản cạnh tranh hoặc xem xét các thương vụ sáp nhập. Nếu không làm như vậy có thể phản tác dụng và trên thực tế, có thể không khuyến khích đầu tư, cả trong và ngoài nước. Tóm lại, một chính sách cạnh tranh được thiết kế tốt có thể thúc đẩy đầu tư thân thiện với sự phát triển bằng cách:
− Cung cấp một môi trường kinh tế - pháp lý ổn định và có thể dự đoán được cho các nhà đầu tư;
− Dỡ bỏ các rào cản gia nhập được tạo ra thông qua các hoạt động phản cạnh tranh tư nhân;
− Tư vấn cho chính phủ về các vấn đề chính sách khác có liên quan đến các rào cản gia nhập;
− Cung cấp các tiện ích và nguyên liệu thô rẻ hơn bằng cách thúc đẩy cạnh tranh và hiệu quả trong các lĩnh vực đó;
− Ngăn chặn mức độ tập trung quá cao trong các thị trường cụ thể; và
− Tạo điều kiện cho FDI theo cách có lợi và tối đa hóa lợi ích cho các nước chủ nhà.
100 | P a g e
Noland (1999) trong một nghiên cứu phân tích về tác động của chính sách cạnh tranh đối với hoạt động FDI chỉ ra rằng “trong các thị trường sản phẩm, các phương thức kinh doanh hạn chế có thể cản trở FDI kết nối với sản xuất và phân phối hàng hóa. Tại các thị trường dịch vụ, các rào cản gia nhập có thể không khuyến khích đầu tư vốn cần thiết để phục vụ thị trường địa phương. Các công ty tương tác theo chiều ngang (nghĩa là với đối thủ cạnh tranh hoặc đối thủ danh nghĩa của họ) có thể hành xử theo những cách như vậy để ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của những người tham gia tiềm năng. Các thỏa thuận ngang có thể ảnh hưởng đến FDI bao gồm ấn định giá, catel hoặc các kế hoạch phân bổ thị trường, gian lận giá thầu, từ chối giao dịch và các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường khác. Những hạn chế theo chiều dọc đối với thương mại liên quan đến người mua và người bán trên các thị trường đầu vào trung gian và việc tổ chức phân phối sản phẩm cuối cùng cũng có thể ảnh hưởng đến FDI. Các biện pháp hạn chế theo chiều dọc thông thường bao gồm các phương pháp như từ chối giao dịch và tẩy chay, duy trì giá bán lẻ, thỏa thuận giao dịch độc quyền và ràng buộc. Đặc biệt, những cách làm này có thể ảnh hưởng không chỉ đến các doanh nghiệp nước ngoài mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp địa phương hoạt động trên cùng một thị trường liên quan.
Việc thực thi luật cạnh tranh lỏng lẻo có thể có lợi cho các công ty hiện hữu trên thị trường và bất lợi cho các công ty mới gia nhập. Việc này cũng ảnh hưởng đến cả thương mại hàng hóa và đầu tư. Cụ thể, FDI có thể bị ảnh hưởng theo ba cách:
Thứ nhất, các rào cản của thị trường sản phẩm có thể ngăn cản đầu tư bổ sung vào phân phối, dịch vụ, phát triển sản phẩm và sản xuất.
Thứ hai, các ngành dịch vụ về bản chất đòi hỏi sự hiện diện tại địa phương, và những rào cản trong thị trường dịch vụ làm cản trở hoạt động đầu tư liên quan này.
Thứ ba, rào cản đối với hoạt động mua bán và sáp nhập trên thị trường vốn có thể không khuyến khích FDI vào tất cả các lĩnh vực13.
3.2.4. Vai trò của chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh
Các công ty thực hiện chương trình tuân thủ cạnh tranh (Competition Compliance Program - CPP) có thể đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy tắc cạnh tranh và loại bỏ các hành vi phản cạnh tranh và do đó sẽ tránh được việc bị điều tra và xử phạt. Ngoài ra, họ sẽ có thể phát hiện kịp thời bất kỳ hành vi nào trái với các quy tắc cạnh tranh, điều này sẽ cho phép họ áp dụng các biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi đó và loại bỏ, hoặc ít nhất là giảm thiểu rủi ro.
13 Ajithaa Edirimane, 2018, Competition Law and Foreign Direct Investment, Wordpress,
Thứ nhất, một chương trình hiệu quả có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro vi phạm pháp luật cạnh tranh xảy ra. Tuy nhiên, việc áp dụng luật cạnh tranh có thể phức tạp và nhân viên có thể không biết rằng hành vi của họ đang vi phạm các quy tắc trong một số tình huống nhất định, ngay cả khi họ cho rằng họ đang hành động vì lợi ích cao nhất của công ty hoặc phù hợp với thông lệ thị trường. Và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về sai lầm của nhân viên.
Thứ hai, một chương trình tuân thủ hiệu quả sẽ cho phép doanh nghiệp phát hiện kịp thời bất kỳ hành vi vi phạm nào xảy ra. Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp có cơ hội cân nhắc xem có nên thông báo tới các cơ quan quản lý luật cạnh tranh liên quan để đổi lấy quyền miễn trừ hoặc khoan hồng hay không. Đây là một quyết định quan trọng bởi vì sự khoan hồng có thể dẫn đến việc giảm đáng kể số tiền của bất kỳ hình phạt nào cuối cùng được áp dụng (lên đến 100%). Ví dụ: UBS đã tránh được khoản phạt 285 triệu euro từ EC vào tháng 5 năm 2019 vì tiết lộ sự tồn tại của hai thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối. Ở hầu hết các nước có cơ chế khoan hồng, mức giảm tiền phạt 100% chỉ dành cho doanh nghiệp đầu tiên thừa nhận vi phạm và hợp tác với các cơ quan