3.6. Tóm tắt CCP của một số doanh nghiệp FDI lớn có hoạt động tại Việt Nam
3.6.2. Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam (thuộc tập đoàn Unilever – Anh và Hà Lan)
Hà Lan)
Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm. Bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever đã đầu tư hơn 300 triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh. Thông qua mạng lưới với khoản hơn 150 nhà phân phối và hơn 300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người và cung cấp hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho những người làm việc trong các bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối của Unilever.
Trong "Quy tắc ứng xử trong kinh doanh & Chính sách Quy tắc" của Unilever có đề cập đến vấn đề cạnh tranh như sau:
Về quy tắc ứng xử trong kinh doanh: "Unilever tin tưởng vào sự cạnh tranh mạnh mẽ
nhưng công bằng và ủng hộ việc xây dựng luật cạnh tranh phù hợp. Các công ty và nhân viên của Unilever sẽ tiến hành các hoạt động theo các nguyên tắc cạnh tranh công bằng và tất cả các quy định hiện hành".
Tham vấn phịng pháp lý có đề cập vấn đề cạnh tranh/ chống độc quyền: Các vấn đề
hoặc câu hỏi về tuân thủ liên quan đến luật cạnh tranh/chống độc quyền, chẳng hạn như điều khoản thương mại, thỏa thuận độc quyền hoặc điều khoản định giá; Các cuộc họp, liên hệ, hợp tác, thỏa thuận hoặc hoạt động khác, bao gồm tham gia vào các hiệp hội thương mại hoặc nhóm ngành (chính thức và khơng chính thức hoặc tạm thời), có thể liên quan đến việc trao đổi thơng tin với đối thủ cạnh tranh hoặc hạn chế cạnh tranh.
Thông tin về đối thủ cạnh tranh: Để thúc đẩy cạnh tranh công bằng, Unilever thu
thập và sử dụng thông tin của đối thủ cạnh tranh trên các phương tiện cơng khai, ví dụ: từ các tờ báo, internet và hồ sơ của công ty. Việc này cung cấp cho Unilever những hiểu biết có giá trị và giúp chúng ta đạt được mục đích biến cuộc sống bền vững trở thành giá trị phổ biến và tầm nhìn trở thành một doanh nghiệp phát triển dựa trên mục đích và phù hợp với tương lai, mang đến kết quả vượt trội. Unilever quy định những hoạt động mà nhân viên và những người khác làm việc cho Unilever phải thực hiện để thu thập và sử dụng thông tin của đối thủ cạnh tranh một cách hợp pháp, đồng thời tơn trọng tính bảo mật thơng tin của đối thủ cạnh tranh.
Cạnh tranh công bằng:
- Unilever cam kết hợp tác với các cơ quan quản lý cạnh tranh
- Nhân viên phải tuân thủ luật cạnh tranh cho tất cả các ngành hàng và thị trường mà họ hoạt động và tham gia tất cả các khóa đào tạo có liên quan.
- Khi tham gia hiệp hội thương mại hoặc sự kiện trong ngành, đảm bảo tuân thủ yêu cầu bắt buộc trong "Tiêu chuẩn về Tư cách Thành viên Hiệp hội Thương mại của Unilever".
- Tìm kiếm trợ giúp pháp lý trong các trường hợp liên quan đến trao đổi thông tin với đối thủ cạnh tranh, thỏa thuận mua chung, thỏa thuận sản xuất, nghiên cứu và phát triển và tiêu chuẩn hóa với bất cứ đối thủ nào; hạn chế đối với hoạt động thương mại của khách hàng hoặc nhà phân phối.
- Unilever cấm tham gia các thỏa thuận sắp xếp ở các quốc gia, ngay cả những quốc gia khơng có luật cạnh tranh.