Theo Cục Đầu tư nước nước ngồi, lũy kế đến tháng 8/2020, có 106 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cịn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần 70,2 tỷ USD (chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với gần 60,3 tỷ USD (chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kơng.
Hình 9. Top 10 đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam lớn nhất, tính đến tháng 8/2020 8/2020
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2020
Hàn Quốc hiện cũng là đối tác có số dự án FDI đang thực hiện tại Việt Nam lớn nhất, với gần 8,900 dự án và tổng số vốn đầu tư đăng ký là 70,158 triệu USD. Đứng vị trí thứ hai là Nhật Bản với số lượng dự án là trên 4,500 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 60,258 triệu USD. Tiếp theo là các đối tác Trung Quốc, Đài Loan, Singapore có số dự án đều trong khoảng 2,500-3,000.
21.77% 18.70% 17.07% 10.30% 7.73% 6.84% 6.56% 3.96% 3.85%3.20% Hàn Quốc Nhật Bản
Singapore Đài Loan
Hồng Kông BritishVirginIslands
Trung Quốc Malaysia
76 | P a g e
Bảng 6. Top 10 đối tác có số dự án FDI tại Việt Nam nhiều nhất, lũy kế đến tháng 8/2020
STT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) 1 Hàn Quốc 8895 70158.72 2 Nhật Bản 4586 60258.51 3 Trung Quốc 3049 21129.03 4 Đài Loan 2764 33200.3 5 Singapore 2554 55019.76 6 Hồng Kông 1911 24916.04 7 Hoa Kỳ 1054 9339.47 8 BritishVirginIslands 862 22051.68 9 Malaysia 640 12771.05 10 Pháp 604 3617.44
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài. 2020
Thống kê theo nhóm nước đầu tư giai đoạn 1988 - 2017 cho thấy, đầu tư từ nhóm các nước ASEAN đứng đầu với 22% tổng nguồn vốn; Hàn Quốc đứng thứ hai với 16,6% tổng nguồn vốn; Nhật Bản giữ vị trí thứ ba với 13,7% tổng nguồn vốn; Đài Loan giữ vị trí thứ tư với 9% tổng nguồn vốn. Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ mặc dù là các thị trường xuất khẩu chủ lực, đem lại thặng dư xuất khẩu lớn cho Việt Nam song vốn FDI từ các thị trường này vào Việt Nam còn hạn chế, chỉ chiếm 8,2% với EU và 5,2% từ các nhà đầu tư Mỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam trong hơn 30 năm qua chủ yếu tập trung ở 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nhà đầu tư chính này chiếm tới 89,4% vốn đăng ký và 86,2% tổng số dự án. Quy mô đầu tư của các dự án phần lớn là trên mức trung bình. Trong nhóm này, dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc có quy mơ nhỏ nhất, khoảng 6,2 triệu USD/dự án, bằng 44% quy mơ dự án trung bình. Hàn Quốc tuy đứng đầu về tổng vốn đăng ký nhưng quy mơ dự án bình qn, đạt 9,1 triệu USD/dự án. Đáng lưu ý trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ được coi là “chủ lực” thì có đến 3 địa điểm được coi là thiên đường thuế gồm: Quần đảo Virgin thuộc Anh, Quần đảo Cayman và Hà Lan, với nhiều dự án quy mơ lớn. Vốn đăng ký từ nhóm “bộ tam” này mặc dù chỉ chiếm 4,4% tổng số dự án nhưng tổng vốn đăng ký lại chiếm tới 10,3%. Quy mơ dự án trong nhóm này là 32,4 triệu USD/dự án, cao hơn gấp đôi quy mơ dự án bình qn.
Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia châu Á chiếm 39,1% tổng số dự án và 30,3% tổng vốn đăng ký. Trong giai đoạn 2008-2017, 2 nước này đã tăng tỷ trọng vốn đăng ký vào Việt Nam 3,6 điểm phần trăm so với thập kỷ trước đó lên 32,1% tổng vốn đăng ký. Mỹ cũng tăng tỷ trọng vốn đăng ký vào Việt Nam từ 3,7% lên 5,8% trong giai đoạn 2008- 2018, tuy nhiên mức tăng này khá chậm.
Nguồn vốn FDI vào Việt Nam còn đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác như: Malaysia, Thái Lan hay Trung Quốc, Đài Loan. Các dự án này chủ yếu khai thác tài nguyên và nguồn lao động giá rẻ của Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý khác là trong thời gian qua, dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên khá nhanh. Mặc dù, giá trị vốn FDI đăng ký từ các NĐT Trung Quốc còn thấp (3% tổng số, lũy kế hết năm 2017), tuy nhiên nguồn vốn FDI từ Trung Quốc đang đặt ra những quan ngại về khía cạnh phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Cũng theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngồi, riêng trong tháng 8/2020, có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,54 tỷ USD, chiếm 33,5%. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,97 tỷ USD. Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,75 tỷ USD. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan,... Số liệu 2019 cũng chỉ rõ, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7,87 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD rót vào cơng ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội – thường được nhắc đến dưới tên thương vụ "tỷ phú Thái mua Sabeco"). Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,5 tỷ USD.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao không thấy những quốc gia châu Âu và Mỹ xuất hiện trong top đầu những quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Thực tế cho thấy, các quốc gia này thường đầu tư cao thơng qua một nước thứ ba. Ví dụ như hiện nay, Singapore đang là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các khoản đầu tư thực chất không phải của Singapore, mà là từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư thông qua các tổ chức trung gian hoặc thông qua các tổ chức mà họ thành lập ở Singapore. Còn đối với các nước châu Âu, xu hướng trong tương lai sẽ đầu tư vào Việt Nam thông qua các khu vực "thiên đường thuế" như Samoa (quốc gia nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa, nam Thái Bình Dương) hay British Virgin Islands (lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, nằm tại khu vực Caribe) hiện đang đứng thứ 5 và 6 trong số các nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam.
Với tình hình dịch Covid-19 hiện tại, tuy các nhà đầu tư quan tâm và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, song việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mơ dự án đầu tư nước ngồi tiếp tục bị ảnh hưởng. Một số nước khác, đặc biệt là Indonesia và Ấn Độ đang tích cực dưa ra những chính sách ưu đãi nhằm thu hút FDI. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải tập trung vào những thách thức được các nhà đầu tư nước ngồi đặt ra, điển hình là tình trạng chính quyền trung ương thông qua nhưng
78 | P a g e lại bị tắc nghẽn ở cấp tỉnh, hoặc cấp địa phương. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, Việt Nam có lợi thế về chính trị ổn định, quy mơ lao động và ưu đãi nên theo các chuyên gia, về tổng thể sẽ nổi bật hơn các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Myanmar.