Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro của Bắ cÁ Bank

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Bắc Á (Trang 50 - 55)

Đơn vị : tỷ lệ phần trăm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ an toàn vốn 16% 25% 20% 27 % Tỷ lệ về khả năng chi trả 17% 33% 25% 18 % Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung hạn và dài hạn 0.4% 2.66% 18,7 % 20,2%

Nguồn: báo cáo thường niên của Bắc Á Bank 2009-2012

Trong những năm gần đây, Bắc Á Bank đã duy trì các tỉ lệ an tồn vốn theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước. Tỷ lệ này cho thấy hoạt động của Bắc Á Bank khá ổn định ln ln duy trì ở mức độ an tồn cao và có chiều hướng tăng lên theo các năm, điều đó sẽ làm cho khả năng chống đỡ với những rủi ro, tổn thất của ngân hàng sẽ tốt hơn, nâng cao niềm tin của khách hàng với ngân hàng. Điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn là một bài tốn khó đối với ngân hàng sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, vừa phải tuân thủ đúng qui định của Ngân hàng nhà nước, vừa phải đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

Tỉ lệ khả năng chi trả là chỉ tiêu phản ánh khả năng chi trả của doanh nghiệp, khi khả năng chi trả càng cao sẽ càng tạo được uy tín đối với đối tác nhưng nếu tỉ lệ khả năng chi trả quá cao cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Trong những năm gần đây ngân hàng đã điều chỉnh dần dần hạ thấp tỷ lệ khả năng chi trả nhằm gia tăng nguồn vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư.

Trong giai đoạn này, lượng vốn đầu tư vào các kế hoạch dài hạn của ngân hàng lớn, mức độ vốn không đủ nên mức độ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tăng lên nhiều. thực tế kéo dài như thế sẽ có những anh hưởng không tốt đến hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, chính vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp cân bằng lại tỷ lệ sử dụng vốn trong các hoạt động tài chính của mình, tránh những rủi ro.

Có thể nói, trong những năm gần đây, Bắc Á Bank đã duy trì khá tốt các tỉ lệ theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, nhưng tỉ lệ đó là bao nhiêu thì hợp lí lại là bài tốn khó đối với nhà hoach định định chính sách của Bắc Á Bank.

1.3.2. Thị Phần

Các doanh Nghiệp cạnh tranh với nhau mà một trong những kết quả của cạnh tranh được phản ánh dựa trên thị phần mà doanh nghiệp đó chiếm lĩnh trên thị trường. Lẽ tất nhiên khơng phải Doanh nghiệp nào có thị phần lớn thì sẽ tập trung được nhiều ảnh hường về mình, nhưng điều này cũng cho thấy vị trí ổn định của một doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy thị phần ln là mục tiêu được các nhà quản trị trong một doanh nghiệp quan tâm để đạt được lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Tổng thị phần của 4 ngân hàng TMCP Nhà nước và Nhà nước nắm cổ phần chi phối cuối năm 2012 là 48,8%, tăng nhẹ so với mức 47,5% cuối năm 2011. Như vậy, 4 ngân hàng này đang thống lĩnh thị trường cho vay, khi mà tổng số ngân hàng của Việt Nam hiện khoảng 40 ngân hàng và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước).

Biểu đồ 3: Thị phần huy động vốn các ngân hàng năm 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính các Ngân hàng năm 2011,2012

Biểu đồ 4: Tiền gửi và cho vay

Nguồn: Báo cáo tài chính các Ngân hàng năm 2011, 2012

Nhờ có hoạt động đầu tư cạnh tranh, ngân hàng đã đạt được một số tiến bộ về việc gia tăng thị phần của ngân hàng trên thị trường. Số lượt giao dịch nội địa tăng gấp đôi so với năm 2011, từ 302 triệu lượt giao dịch năm 2011 lên 640 triệu lượt năm 2012. Thị phần huy động vốn của Bắc Á Bank trên thị trường gia tăng khơng nhiều vì sự chiếm giữ thị phần của những ngân hàng lớn thuộc nhóm trên, nhưng về tăng trưởng huy động vốn lại có bước tiến ấn tượng. Bắc Á Bank thuộc nhóm 3 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nhất (33,3%) trong hệ thống ngân hàng hiện tại. Tăng trưởng tín dụng cũng có sự gia tăng nhẹ trong năm (20%) – nguồn: báo cáo tài chính ngân hàng Bắc Á.

Năm 2012, tổng số lượng và giá trị giao dịch thanh toán quốc tế của Bắc Á Bank tăng 88% so với cùng kỳ năm 2011. Doanh số và lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế của Bắc Á Bank cũng từ đó tăng theo. Hiện tại Bắc Á Bank ngày càng chú trọng tới chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cũng cấp cho khách hàng. Giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn và có hệ thống tư vấn, chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp.

Với mạng lưới hoạt động rộng hơn và hoạt động từ cơng ty chứng khốn, các dịch vụ cung cấp tới khách hàng cũng có phát triển hơn so với năm 2011, bao gồm các dịch vụ truyền thống như chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, chuyển tiền nhanh western union đến các hoạt động dịch vụ mới như tư vấn hoàn thiện thủ tục liên quan đến bất động sản cho khách hàng, thu phí từ hoạt động thẻ, mơi giới chứng khốn… Thu nhập thuần về phí và hoa hồng của năm 2012 đạt 55 tỷ đồng, tăng 15.16% so với năm 2011.

1.3.3. Nguồn nhân lực

Hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu lại, các ngân hàng liên tục cắt giảm biên chế, thực hiện giảm chi phí cho hoạt động nhân sự, đồng thời giảm chi phí thường xuyên cho ngân hàng nhằm cắt lỗ, cân bằng thu chi. Đầu vào ngân hàng tuyển chọn khắt khe. Tuy nhiên trong ngân hàng lại thiếu đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm chun mơn cao, có tầm nhìn chiến lược, có năng lực quản trị, có hiểu biết về pháp luật… một cách rất trầm trọng. Sự mâu thuẫn vừa thừa vừa thiếu trên thị trường tuyển dụng đã đẩy các ngân hàng lâm vào khó khăn về quản lý nhân sự hiện tại và nhân sự tuyển dụng mới.

Coi nhân sự là một trong các yếu tố quyết định thành bại của ngân hàng, ngân hàng Bắc Á thực hiện tốt chương trình đào tạo, tuyển chọn, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong ngân hàng. Nhờ đó tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của của ngân hàng. Những kết quả đạt được của q trình này là:

• Thứ nhất, bằng những chính sách đãi ngộ hợp lý, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại, ngân hàng đã tránh thất thoát chất xám trong ngân hàng. Giữ vững được nguồn nhân lực chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, ngăn chặn việc bị các ngân hàng khác cạnh tranh bị mất đi nhân sự cao cấp, gây khó khăn cho ngân hàng.

• Thứ hai, thay vì cắt giảm, thay thế một lượng lớn nguồn lực, thì ngân hàng chỉ cắt giảm một lượng vừa phải để đám bảo hoạt động của các chi nhánh vẫn giữ được ở mức hiệu quả tối đa, hạn chế được việc gây áp lực doanh số đối với các chi nhánh. Ngân hàng đã đầu tư nâng cao chất lượng nhân viên có năng

lực tốt hiện tại, hỗ trợ các nhân viên nhân viên nâng cao bằng cấp. Thực hiện nhiều khóa đào tạo về nghiệp vụ chun mơn, kỹ năng giao tiếp, khả năng vận dụng cơng nghệ… với các chun gia trong và ngồi nước, tạo ra một nguồn nhân lực ổn định, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và có động lực để tiến bộ. Vừa tạo tâm lý ổn định làm việc cho nhân viên, vừa duy trì được sự vững mạnh của ngân hàng.

• Thứ ba, với lực lượng nhân viên mới, quy trình tuyển chọn khắt khe hơn, áp dụng các biện pháp mới để tuyển chọn, khơng để xảy ra tình trạng dựa vào “quan hệ” trong ngân hàng. Những nhân viên mới được lựa chọn một cách cơng bằng hơn, dựa vào chính thực lực của mình để thi tuyển do đó nguồn lực đầu vào của ngân hàng là một nguồn lực vững chắc, có chất lượng cao.

• Thứ tư, mặc dù còn khá hạn chế nhưng ngân hàng đã thực hiện được một số hoạt động tạo tính liên kết với những tổ chức đào tạo để nắm bắt nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ khi họ còn đang ở trên ghế nhà trường, vừa có tác dụng quảng bá hình ảnh của ngân hàng, vừa có tác dụng định hướng cho các sinh viên, học viên đăng ký tuyển dụng vào ngân hàng sau khi ra trường.

1.3.4. Chất lượng dịch vụ, uy tín

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Bắc Á (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w