Đẩy mạnh, phát huy, xây dựng uy tín trên thị trường

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Bắc Á (Trang 73 - 74)

Tăng vốn điều lệ nhằm ổn định hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ của NHTM được xem là chiếc “đệm” để đối phó có hiệu quả với các cú sốc từ bên ngoài, bảo đảm một sự an toàn trong KDNH. Nếu vốn điều lệ quá thấp sẽ khiến các NHTM hoạt động luôn bị bất cập, bởi vì sẽ bị hạn chế trong mở rộng thị phần cho vay và huy động vốn, sẽ bị hạn chế trong mở các chi nhánh, phòng giao dịch, và do vậy, sẽ khó có cơ hội ngày càng tiến gần hơn đến các KH mục tiêu và trên tất cả thì điều này đồng nghĩa với một sự thua kém, bất lợi về khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, tăng vốn điều lệ bằng cách nào và đạt đến qui mô nào là tối ưu? Đây luôn là vấn đề không đơn giản, nhất là đối với các NHTM ở các nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi. Về nguyên tắc, các NHTM có thể tăng vốn thông qua các kênh: (1) Tăng vốn Ngân sách Nhà nước cấp (đối với các NHTM nhà nước); (2) Cổ phần hóa NHTM Nhà nước; (3) Phát hành thêm cổ phiếu mới (đối với các NHTMCP); (4) Sáp nhập, hợp nhất các NHTM. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là việc tăng vốn phải đi kèm với tăng cường năng lực quản trị thì mới lợi dụng được tính kinh tế nhờ qui mô. Nếu không đảm bảo được yêu cầu này thì việc tăng vốn sẽ rất có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả, suy yếu năng lực cạnh tranh của chính NHTM

Đầu tư nghiên cứu và phát triển dịch vụ mới có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao (thẻ thanh toán, thẻ thông minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e_banking). Cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ truyền thống thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch, phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trường. Tập trung vào các khu vực thị trường mục tiêu: Khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm kinh

tế - thương mại. Các khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn quốc gia và đa quốc gia, cá nhân và gia đình có thu nhập trên mức trung bình. Những thị trường mới nổi và thị trường có nhiều tiềm năng, nhất là khu vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền.

Tuy việc tăng cường hệ thống kênh phân phối trong thời gian qua là một phương pháp tốt trong việc mở rộng khả năng cạnh tranh với thị trường bán lẻ nhưng ngân hàng cũng phải có những nghiên cứu cẩn thận đối với nhu cầu của một thị trường. Bài học tại Đà Nẵng, có đến 54 chi nhánh ngân hàng cấp 1 và 192 phòng, điểm giao dịch giành giật nhau ở một thị trường chưa đầy 1 triệu dân (số liệu thống kê thời điểm 4/2009). Từ bài học đặt ra một vấn đề trong phân bổ mạng lưới các phòng giao dịch, nếu không hợp lý sẽ tạo ra những làn sóng cạnh tranh dữ dội không cần thiết giữa các ngân hàng và có thể gây lãng phí lớn. Chính vì thế, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu khách hàng là một hoạt động quan trọng không thể thiếu. Đầu tư thuê các chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu khả năng phát triển thị trường có uy tín có thể giúp ngân hàng khắc phục vấn đề này.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Bắc Á (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w