Các giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Bắ cÁ

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Bắc Á (Trang 64)

cộng đồng và thân thiện với môi trường"

Tầm nhìn: “Ngân hàng Bắc Á kiên trì phấn đấu để luôn là một Ngân hàng giữ tâm sáng như sao, tạo ra một thế hệ khách hàng phát triển bền vững, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và an sinh xã hội như nông lâm ngư nghiệp, dược liệu sạch, y tế và giáo dục….. Với tư duy vượt trội, tính tiên phong, chuyên nghiệp, cải tiến không ngừng, vì hạnh phúc đích thực của mỗi con người quyết tâm làm giàu chính đáng mang lại giá trị bền vững cho các nhà đầu tư và ấm no hạnh phúc cho cộng đồng.”

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 hoàn thành chuẩn mực hóa các tiêu chí của một ngân hàng có quy mô vừa phục vụ tư vấn các doanh nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nông thôn và các nghành phụ trợ cho nông nghiệp nông thôn. Từ năm 2015 đến 2020 đưa thế hệ các nhà đầu tư này lên một tầm cao mới hòa nhập với quốc tế nhằm thức dậy tài nguyên và trí tuệ Việt Nam, hướng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

2.2. Các giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng BắcÁ Á

2.2.1. Đầu tư vào Công Nghệ

Các NHTM nói chung và ngân hàng Bắc Á nói riêng nên đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin, bởi vì chỉ trên cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại thì các NHTM mới có điều kiện triển khai các loại hình DV mới, mở rộng đối tượng và phạm vi KH. Công nghệ thông tin cho phép các NHTM nắm bắt cập nhật và đầy đủ các thông tin từ phía KH, cho phép giảm thiểu rủi ro từ lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Công nghệ hiện đại cũng cho phép các NHTM giảm chi phí, giảm thời gian trong giao dịch, tăng độ an toàn cho KH - đây vốn là những yêu cầu bắt buộc trong KD của các NHTM.

Các Website của ngành NH được ví như trung tâm thông tin, các chi nhánh phân phối ở mọi lúc, mọi nơi, KH có thể truy cập để tìm hiểu, lấy thông tin về các DV cung cấp, phía NH cũng có thể tiếp cận với KH nhanh chóng và có hiệu quả.

Khi mà cơ chế là như nhau, lợi ích, và sản phẩm đem đến cho các khách hàng là như nhau thì công nghệ được nhiều người nhìn nhận sẽ trở thành yếu tố then chốt trong cuộc chạy đua giữa các DN trong "quá trình" tìm kiếm sự ủng hộ của những người sử dụng sản phẩm. Một DN đi đầu về công nghệ tiên phong cho một loại sản phẩm mới nào đó thì DN đó là người có doanh thu và lợi nhuận cao nhất khi nắm trong tay công nghệ mới. Và sẽ là yếu tố thúc đẩy các DN khác cạnh tranh trong cuộc chạy đua công nghệ sản phẩm mới. Chính vì vậy công nghệ cũng là yếu tố then chốt để các DN cạnh tranh với nhau.

Sự cạnh tranh về công nghệ của một số ngân hàng khác: Đầu năm 2007, hệ thống công nghệ ngân hàng lõi của VPBank chính chức đi vào hoạt động, góp phần cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (EAB) đã hoàn thành giai đoạn cuối dự án xây dựng EAB thành "toà nhà thông minh" với các giải pháp quản lý, bảo mật, chống cháy hiện đại. Đây là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng mô hình này với hệ thống cáp công nghệ highband của công ty Krone thuộc tập đoàn ADC Hoa Kỳ chạy đa dịch vụ bằng hệ thống mạng không dây phủ khắp toà nhà và hệ thống chống cháy, chống trộm trên nền IT. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu với sự hỗ trợ tư vấn, thiết kế và giám sát thi công của nhà thầu nước ngoài…

Từ đó cho thấy trong các năm gần đây ngoài việc chú trọng vào những chính sách liên quan đến tiền tệ, các ngân hàng đã chú trọng hơn vào việc đầu tư vào công nghệ hiện đại, cuộc đua trong công nghệ vô cùng gay gắt và quyết liệt. Các ngân hàng không chỉ cần phải có một lượng vốn lớn đầu tư dài hạn mà còn phải lựa chọn công nghệ phù hợp với thực tế hiện tại và định hướng tương lai cho ngân hàng. Đối với ngân hàng Bắc Á cần thực hiện hiện đại hóa hệ thống ngân hàng một cách đồng bộ, có thể thực hiện theo quy trình sau:

- Thứ nhất, hoạch định chiến lược trong dài hạn, đưa ra các yêu cầu về phát triển công nghệ phù hợp với điều kiện hiện tại của ngân hàng, học tập các chuyên gia, các ngân hàng nước ngoài về phương hướng sử dụng công nghệ về nâng cao năng lực ngân hàng.

- Thứ hai, hình thành vốn cho đầu tư vào hoạt động công nghệ, vì hoạt động công nghệ là hoạt động đầu tư dài hạn, mục tiêu là mang lại nhiều lợi ích, tiện dụng sau một thời gian vận hành nên ngân hàng nên sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư, hạn chế tối đa sử dụng sai mục đích vốn, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư cho dài hạn tạo nên những áp lực xấu cho ngân hàng.

- thứ ba, đầu tư vào nhân lực vận dụng công nghệ đồng thời để khi đưa công nghệ vào hoạt động sẽ không mắc phải những sai sót hệ thống. Mời các chuyên gia về lĩnh vực này để đào tạo cán bộ ngân hàng. Tận dụng tối đa sức mạnh công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Bắc Á nên có hệ thống thông tin riêng nhằm cung cấp cho các chi nhánh những dự báo về biến động lãi suất trên thị trường trong nước và thế giới để các chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh.

Tuy việc tăng cường hệ thống kênh phân phối trong thời gian qua là một phương pháp tốt trong việc mở rộng khả năng cạnh tranh với thị trường bán lẻ nhưng ngân hàng cũng phải có những nghiên cứu cẩn thận đối với nhu cầu của một thị trường. Bài học tại Đà Nẵng, có đến 54 chi nhánh ngân hàng cấp 1 và 192 phòng, điểm giao dịch giành giật nhau ở một thị trường chưa đầy 1 triệu dân (số liệu thống kê thời điểm 4/2009). Từ bài học đặt ra một vấn đề trong phân bổ mạng lưới các phòng giao dịch, nếu không hợp lý sẽ tạo ra những làn sóng cạnh tranh dữ dội không cần thiết và có thể gây lãng phí trong hoạt động ngân hàng. Chính vì thế, nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện đầu tư là một hoạt động quan trọng không thế thiếu. việc thuê chuyên gia tư vấn đầu tư là hoạt động vô cùng cần thiết.

2.2.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực

Trong hệ thống hoạt động NHTM nói chung, rủi ro luôn tiềm ẩn do tất cả các khâu, các công đoạn trong KD của NHTM đều gắn liền với sự vận động của vốn tiền tệ. Để giảm thiểu rủi ro thì một trong những yêu cầu bắt buộc là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ, nhân viên trong các NHTM, không chỉ là trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính - NH, mà còn đòi hỏi nâng cao trình độ kinh tế tổng hợp, bởi vì, có như vậy thì các NHTM mới tư vấn cho KH của mình các định hướng đầu tư vốn hiệu quả, đồng thời qua đó mới thẩm định chính xác các dự án đầu tư tín dụng.

Nguồn nhân lực và sự phát triển về công nghệ sẽ là 2 yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh của các ngân hàng trong tương lai. Khi sự cạnh tranh về giá cả, về lãi suất đang có chiều hướng đi xuống thì cạnh tranh về tiện ích, dịch vụ công nghệ cao và cạnh tranh về con người sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng. Chính vì vậy ngân hàng Bắc Á phải có chiến lược nhân lực rõ rang để duy trì và gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo cho sự ổn định bền vững của ngân hàng. Ngân hàng có thể thực hiện theo các biện pháp sau:

- Thứ nhất, ngân hàng phải có chính sách đãi ngộ phù hợp với năng lực quản lý và hiệu quả công việc của nhân viên công ty. Ngoài những khoảng lương chính thức, lương hoa hồng, các quỹ bảo hiểm chi trả … thì ngân hàng cũng lập ra và duy trì quỹ thưởng cho những nhân viên tài năng, nhân viên đạt doanh số cao, các cán bộ làm việc hiệu quả. Vừa có tác dụng tạo ra động lực cho nhân viên, cán bộ hoàn thành công việc. Vừa tạo ra một môi trường cạnh tranh để nhân viên có cơ hội thăng tiến, chứng tỏ năng lực bản thân, nâng cao kỹ năng chuyên môn, giao tiếp của nhân viên. Mặt khác cũng trở thành một công cụ nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác, tránh hiện tượng chảy máu chất xám, nguồn lực được đào tạo chuyên môn chất lượng cao tại ngân hàng Bắc Á nhưng lại không ở lại làm việc cho ngân hàng Bắc Á

- Thứ hai, ngân hàng có thể đầu tư vào các hội thảo chuyên môn ngân hàng, chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo, đi tắt đón đầu, tạo điểu kiện đầu ra cho những sinh viên tài năng vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong điều kiện chưa có khả năng đầu tư xây dựng một hệ thống đào tạo riêng cho mình thì việc liên kết với các cơ sở đào tạo là 1 chiến lược quan trọng, đặc biệt là những trường đại học liên quan mật thiết đến nhu cầu nhân lực của ngân hàng như đại học kinh tế quốc dân, học viện ngân hàng, học viện tài chính, đại học ngoại thương, đại học luật… ngoài ra ngân hàng có thể tài trợ cho những sinh viên thong qua học bổng, hô trợ đào tạo. Và đặc biệt ngân hàng còn nên hỗ trợ sinh viên thực tập, tạo môi trường đào tạo tốt cho nguồn nhân lực trong tương lai, có kinh nghiệm thực tế, đồng thời lựa chọn ra những sinh viên giỏi giữ lại ngân hàng để có hướng đào tạo phát triển thành nguồn nhân lực để mở rộng hoạt động.

- Đối với bộ phận giao dịch viên phải thường xuyên cải tiến phong cách giao tiếp, thực hiện văn minh trong giao dịch để thông qua khách hàng hiện có làm kênh tuyên truyền giới thiệu cho khách hàng khác với phương châm cố gắng tìm tòi, sáng tạo nhằm tập trung phục vụ khách hàng thật tốt, tạo được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng. Từ mối quan hệ cộng hưởng khách hàng sẽ là cánh tay nối dài của ngân hàng, sẽ tiếp thị cho ngân hàng.

- Bên cạnh đó cần đào tạo nhân viên có thái độ ôn hoà biết kiềm chế bản thân. Những phẩm chất đối với một nhân viên ngân hàng khi làm việc cần phải có là:

+ Phải luôn biết lắng nghe khách hàng khi họ trình bày ý kiến của mình, không được có thái độ nóng nảy cũng như xem thường khách hàng khi đã hướng dẫn cụ thể cho họ nhưng họ vẫn không hiều được vấn đề. + Phải luôn vui vẻ, có thái độ lịch sự với khách hàng.

+ Không được tỏ thái độ hợm hĩnh quan liêu với khách hàng. + Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của mình.

2.2.3. Đầu tư Hoạt động Marketing

Tăng cường hiệu quả công tác Marketing NH. Để tăng cường hiệu quả công tác marketing, các NHTM cần phân đoạn chính xác thị trường, xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó có biện pháp chủ động tiếp cận khách hàng để giới thiệu các SPDV của mình. Các biện pháp truyền thống thường được sử dụng là quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, mạng internet…), áp dụng marketing Four Mix (Product, Price, Place, Promotion) trong đó tích cực thực hiện các hoạt động quan hệ với KH nhằm đi sâu tìm hiểu KH và thu nhận các thông tin từ phía KH để có những phương hướng, biện pháp điều chỉnh thích hợp, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Hoạt động Marketing tốt không những tăng uy tín, thương hiệu mà còn góp phần giúp NHTM thu được lợi nhuận nhiều hơn, vững mạnh hơn và phát triển hơn.

Cần đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh cho về ngân hàng để người dân biết đến. Quảng cáo là hoạt động mang tính chất chiến lược, là đầu tư dài hạn để duy trì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Nội dung quảng cáo, tiếp thị cần rõ ràng, phải chỉ rõ được những kết quả cụ thể của sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong thông điệp quảng cáo, tránh những chi tiết không cần thiết.

Về mặt kỹ thuật, khi quảng cáo trên các ấn phẩm hoặc truyền hình, ngân hàng phải quan tâm đến việc gợi mở sử dụng sản phẩm dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng. Quảng cáo, tiếp thị cần quan tâm đến việc quảng cáo cho chính nhân viên của ngân hàng. Không nên thực hiện quảng cáo tràn lan mà tập trung vào quảng cáo một số dịch vụ nhất định như: lãi suất tiền gửi, hình thức gửi, tiện ích của tài khoản cá nhân, các lợi ích khác mà khách hàng nhận được …

Công tác tuyên truyền cần phải đẩy mạnh và thường xuyên hơn nữa để có thể giảm được tập quán ưa dùng tiền mặt của dân cư, mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là giải pháp quan trọng tạo điều kiện cho người dân biết đến các dịch vụ của ngân hàng, tạo thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng từ đó giúp ngân hàng có thể huy động được lượng vốn nhàn rỗi

trong dân cư. Cần có sự phối hợp với các ngành truyền thông, truyền hình, báo chí xây dựng một chương trình thông tin về các dịch vụ mới của ngân hàng trên truyền hình, trên đài phát thanh. Thông báo cho người dân về đợt khuyến mãi trong việc gửi tiền. Ngân hàng nên biên tập, xuất bản những quyển sách nhỏ, tờ rơi, cẩm nang hướng dẫn chi tiết cho về các dịch vụ và các lợi ích của khách hàng, phát miễn phí cho khách hàng hoặc bất cứ ai cần tới tìm hiểu. Ngoài ra có thể sử dụng đội ngũ cộng tác viên, nhân viên giao dịch để tư vẫn miễn phí cho khách hàng, thu thập ý kiến phản hồi, đánh giá của khách hàng về dịch vụ ngân hàng cung cấp để có điều chỉnh phù hợp.

Hoạt động tài trợ cho các hoạt động, sự kiện thể thao, kinh tế, chính trị, xã hội cũng là một hoạt động rất đáng quan tâm. Cơ sở hạ tầng của ngân hàng cần được quan tâm, đầu tư thích đáng, thái độ phục vụ, văn hoá giao tiếp của các cán bộ ngân hàng, nhất là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng cũng là yếu tố rất quan trọng.

Bên cạnh đó, trong ngân hàng còn chưa có bộ phận marketing riêng, chủ yếu hoạt động được thực hiện ở các bộ phận khác nhau, tuy có thể giảm thiểu trong chi phí và đơn giản trong đầu tư xây dựng nhưng trong chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng sẽ không phù hợp nữa. chính vì thế để nâng cao năng lực cạnh tranh thì ngân hàng nên đưa phòng marketing vào để trở thành một phòng chuyên môn hóa trong hệ thống ngân hàng. Việc chuyên môn hóa có thể giúp cán bộ ngân hàng phát huy tốt năng lực của mình, tận dụng tốt các nguồn lực vào hoạt động marketing và hoạch định. Tổ chức chiến lược một cách hiệu quả nhất với chi phí phù hợp.

Ngoài ra, phổ biến, sử dụng các thành tựu công nghệ phù hợp với điều kiện hiện tại của ngân hàng, mở rộng các kênh phân phốn qua đại lý cũng là một chiến lược tốt để nâng cao hoạt động marketing tại ngân hàng.

NH cũng cần xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh và chuyên nghiệp. Nếu ngân hàng đã xây dựng được các giá trị khác biệt cho mình, ngân hàng cần thể hiện sự khác biệt đó ra công chúng bằng một hệ thống

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Bắc Á (Trang 64)