Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Bắc Á (Trang 60)

a. Nguyên nhân khách quan

+ Chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Ngày 3/3/2011 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trước đó từ 2010 các ngân hàng thương mại đã có cam kết hạ trần lãi suất huy động, và từ 3/3/2011 đã được Ngân hàng Nhà nước cụ thể hóa bằng văn bản luật chính thức. Lãi suất huy động ngày càng giảm, trong khi lạm phát tăng cao khiến các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong hoạt động huy động tiền gửi.

+ Do thói quen của người dân: Một bộ phận lớn dân cư vẫn có thói quen tiêu dùng và cất trừ tiền mặt, việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng còn hạn chế. Thời gian qua, thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm, kinh tế khó khăn, làm phát tăng cao nên nhiều người dân đã chọn vàng làm phương tiện tích trừ tài sản. Giá vàng nhiều thời điểm tăng đột biến nên có những khách hàng đã rút tiền gửi ngân hàng để đầu tư vàng, bởi vậy đã làm giảm lượng tiền gửi huy động của ngân hàng. Hơn nữa, trong giai đoạn lãi suất ngân hàng thay đổi nhiều như hiện nay, người dân thường gửi tiền trong kỳ hạn ngắn với kỳ

vọng lãi suất tăng cao, khi đó họ có thể gửi lại để thu được lượng lợi ích lớn hơn.

b. Nguyên nhân chủ quan

+ Hạn chế về hình thức huy động: do Ngân hàng TMCP Bắc Á chưa có sự đa dạng trong chính sách sản phẩm dịch vụ. Các sản phẩm huy động ứng dụng công nghệ tự động hóa như thẻ tự động chưa được quan tâm đầu tư thích đáng. Điều này xuất phát từ hạn chế về vốn cũng như thị phần khách hàng của ngân hàng chưa mạnh.

+ Ngân hàng chưa có bộ phận phân tích thị trường nên chưa nắm bắt được nhu cầu khách hàng và diễn biến thị trường. Trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, các ngân hàng rất cần sự tư vấn giúp đỡ của bộ phận phân tích, giúp ngân hàng có kế hoạch huy động vốn và cho vay vốn hiệu quả.

+ Công tác marketing cho hình ảnh của ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao: Các biện pháp quảng bá, truyền thông của ngân hàng chưa tạo được sự đặc sắc, sự phù hợp và điểm nhấn trong tâm trí khách hàng. Do vậy, ngân hàng cần có chính sách marketing phù hợp hơn, song song với việc đào tạo nhân viên.

+ Hạn chế về nguồn nhân lực: nguồn nhân lực trong huy động vốn của Ngân hàng Bắc Á còn thiếu và trình độ còn hạn chế, chưa đồng đều. Bởi vậy đã gây mất nhiều thời gian cho khách hàng, chưa phục vụ được tốt nhất nhu cầu của khách hàng, ảnh hưởng đến chất lượng huy động của ngân hàng. Mức độ chú trọng đào tạo vào nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp, chưa đáp ứng đúng yêu cầu công việc vào sự phát triển của ngân hàng.

Trên đây là một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng cần đề ra biện pháp khắc phục kịp thời để đạt được uy tín và kết quả kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới, đạt được những mục tiêu của ngân hàng.

Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Bắc Á

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng Bắc Á (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w