Giải pháp mở rộng mạng lƣới tiêu thụ:

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 95 - 97)

II. Nguồn kinh phí và

3.3 Giải pháp mở rộng mạng lƣới tiêu thụ:

Giải pháp: Mở rộng thị trường đến các vùng sâu vùng xa, thâm nhập thị trường nước ngoài.

Cơ sở giải pháp: Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty chưa thật sự rộng khắp trên toàn quốc, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, lượng sản phẩm của công ty rất hiếm, như vậy bà con ở các vùng này, chưa có đại lý, siêu thị, nên chưa thể tiếp cận với các sản phẩm nước mắm của công ty. Ngoài ra, tại thị trường nước ngoài, nước mắm 584 mới chỉ có mặt tại Nhật Bản và Úc, chưa phát triển được ở các nước khác. Vì vậy, công ty cần phát triển thêm các đại lý ở trong và ngoài nước.

Nội dung của giải pháp:

Để đưa sản phẩm nước mắm 584 Nha Trang đến với bà con vùng sâu, vùng xa, công ty có thể thực hiện các buổi bán hàng, hội chợ ở các vùng nông thôn, kèm theo các chương trình khuyến mãi như: giảm giá, tặng kèm quà tặng hoặc tặng sản phẩm dùng thử. Có thể liên kết với các cửa hàng, siêu thị tại địa phương để tăng điều kiện và thời gian bán hàng cho bà con.

Bên cạnh đó, để phát triển tại thị trường nước ngoài, công ty nên thương lượng để mở đại lý hoặc đăng ký bán hàng tại siêu thị ở một số nước trong khu vực, tạo bước đệm để thâm nhập thị trường các nước có yêu cầu khắt khe như Mỹ hoặc châu Âu. Hiện tại, sản phẩm nước mắm là nhu cầu không chỉ của người Việt sinh sống ở nước ngoài mà còn là của cộng đồng các dân tộc khác, như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, như vậy, đây thật sự là thị trường tiềm năng mà công ty cần nhắm tới.

Hiệu quả kinh tế của giải pháp: Công ty mở rộng được thị trường, bán ra được nhiều sản phẩm hơn, doanh thu tăng lên.

KẾT LUẬN



Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để doanh nghiệp đứng vững trên thương trường, các nhà quản trị phải luôn nghiên cứu cẩn thận về các quyết định tài trợ và quyết định phân phối, đây cũng là vấn đề được các nhà nghiên cứu tài chính và các nhà quản trị tài chính của các nước trên thế giới rất quan tâm. Song đối với Việt Nam, thuật ngữ “cấu trúc vốn” còn khá xa lại và chưa được coi trọng đúng mức, các nhà quản lý doanh nghiệp chưa linh hoạt trong việc chọn cho doanh nghiệp mình một cấu trúc vốn để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Qua tìm hiểu và phân tích cấu trúc vốn của công ty thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2009 – 2010 – 2011, em nhận thấy công ty hiện có tiềm năng lớn, năng động trong kinh doanh. Tuy nhiên, trong tình hình nền kinh tế ngày càng phát triển, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, đồng thời việc tiếp cận nguồn vốn cũng trở nên phức tạp hơn thì việc áp dụng một cấu trúc vốn hợp lý sẽ là một biện pháp hữu hiệu giúp công ty gặt hái thêm được nhiều thành quả trong tương lai. Với những suy nghĩ chủ quan kết hợp với những kiến thức đã học, nghiên cứu, em xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp như trên về cấu trúc với mong muốn làm tăng giá trị của công ty.

Với vốn kiến thức còn hạn chế, vì thời gian có hạn, đề tài chỉ dừng trong phạm vi tìm hiểu thực tế tại công ty. Em mong rằng sẽ được sự chỉnh lý của công ty và nhất là sự góp ý tận tình, sâu sắc của các thầy cô khoa Kế toán – Tài chính để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)