II. Nguồn kinh phí và
2.4.3 Phân tích đòn bẩy tài chính của công ty
(Do thực hiện đề tài về cấu trúc vốn, chi phí sử dụng vốn, liên quan đến nợ vay và vốn chủ sở hữu, nên ở đây em chỉ đề cập tới đòn bẩy tài chính của công ty).
Bảng 2.21: Phân tích đòn bẩy tài chính của công ty
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay VNĐ 2.075.022.132 3.924.987.953 3.601.584.911
Chi phí lãi vay VNĐ 402.551.356 512.415.054 879.103.457
Độ lớn đòn bẩy tài chính lần 1,24 1,15 1,32
Chỉ tiêu Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
+ (-) % + (-) %
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 1.849.965.821 89,15% -323.403.042 -8,24%
Chi phí lãi vay 109.863.698 27,29% 366.688.403 71,56%
Độ lớn đòn bẩy tài chính -0,09 -7,30% 0,17 15,02%
Như ta đã thấy, tỷ lệ nợ vay dài hạn của công ty tăng dần qua 3 năm qua, với mức tăng rất cao, như vậy có thể nói công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn của mình. Điều này hiển nhiên mang lại lợi ích, trước tiên là hưởng lợi từ tấm chắn thuế, sau đó là đòn bẩy tài chính sẽ giúp công ty khuếch đại thu nhập chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) tăng.
Ta thấy độ lớn đòn bẩy tài chính của công ty ít tăng giảm, có phần ổn định, nhưng nhìn chung là khá thấp, chứng tỏ công ty còn rất thận trọng trong việc đưa ra quyết định gia tăng đòn bẩy tài chính của mình. Cụ thể:
Năm 2009, độ nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL) của công ty đạt 1,24 lần, tức là khi EBIT thay đổi 1% thì EPS hoặc ROE sẽ thay đổi 1,29%.
Năm 2010, DFL giảm nhẹ còn 1,15 lần, tức là khi EBIT thay đổi 1% thì EPS hoặc ROE sẽ thay đổi 1,15%.
Năm 2011, DFL tăng nhưng khá ít, chỉ 15,02%, đạt 1,32 lần, tức là khi EBIT thay đổi 1% thì EPS hoặc ROE sẽ thay đổi 1,32%.