II. Nguồn kinh phí và
2.3.6.1 Khả năng thanh toán hiện hành
Bảng 2.15: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN HÀNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009 – 2011
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
Tổng tài sản VNĐ 23.237.387.688 23.269.422.449 35.154.790.217 Nợ phải trả VNĐ 17.097.369.920 11.276.807.709 21.858.019.199 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,36 2,06 1,61
Chỉ tiêu Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
+ (-) % + (-) %
Tổng tài sản 32.034.761 0,14% 11.885.367.768 51,08% Nợ phải trả -5.820.562.211 -34,04% 10.581.211.490 93,83% Khả năng thanh toán hiện hành 0,70 51,82% -0,46 -22,06%
Ta thấy trong 3 năm, mặc dù có tăng có giảm, nhưng nhìn chung khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1, chứng tỏ 1 đồng nợ vay luôn được đảm bảo bằng hơn 1 đồng tài sản. Cụ thể:
Năm 2009, khả năng thanh toán hiện hành của công ty là 1,36 lần, tức là 1 đồng nợ vay được đảm bảo bằng 1,36 đồng tài sản. Đến năm 2010, tỷ số này tăng 51,82%, đạt 2,06 lần, tức là 1 đồng nợ vay được đảm bảo bằng 2,06 đồng tài sản. Sở dĩ có sự gia tăng này là do năm 2010, dù tổng tài sản tăng không đáng kể, nhưng nợ phải trả lại giảm mạnh, do đó kéo theo tỷ số tổng tài sản trên nợ phải trả tăng. Năm 2011, tỷ số này giảm 22,06%, còn 1,61 lần, tức là 1 đồng nợ vay được đảm bảo bằng 1,61 đồng tài sản. Mặc dù cả tổng tài sản lẫn nợ phải trả trong năm này đều tăng, nhưng tỷ lệ tăng của tổng tài sản thấp hơn tỷ lệ tăng của nợ phải trả, làm cho tỷ số tổng tài sản trên nợ phải trả giảm xuống.
Tỷ số thanh toán hiện hành = Tổng tài sản Nợ phải trả
Ta có thể xem xét sự biến động của tỷ số thanh toán hiện hành qua biểu đồ hình 2.11.
Hình 2.11: Biểu đồ phân tích sự biến động của tỷ số thanh toán hiện hành trong 3 năm