Chính sách của Nhà nƣớc:
Đánh bắt và chế biến thủy hải sản là thế mạnh và là nguồn thu nhập quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung, do đó Nhà nước đã có những chính sách nhằm khích lệ, động viên các doanh nghiệp trong ngành, ví dụ như giảm thuế, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi, mở nhiều hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp…
Nhờ những ưu đãi đó, công ty đã từng bước khẳng định thương hiệu trên địa bàn tỉnh cũng như trên thị trường toàn quốc.
Lực lƣợng lao động :
Lao động trong công ty phần đông là nam giới, phù hợp với quy trình sản xuất thủ công của công ty. Hiện nay, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm 40% tổng số lao động của cty. Đặc biệt các nhân viên kỹ thuật đều là kỹ sư chế biến.
Tuy nhiên, do hoạt động của công ty mang tính thời vụ nên trong quá trình sản xuất, tỷ lệ lao động thuê ngoài (thời hạn dưới 1 năm) chiếm đến 36%, điều này đòi hỏi các quản đốc phân xưởng, nhân viên kỹ thuật phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra.
Kỹ thuật và công nghệ :
Nước mắm là sản phẩm truyền thống có từ lâu đời, cho đến nay vẫn chưa có thay đổi lớn trong quá trình sản xuất. Hiện nay, công ty vẫn dùng phương pháp thủ công cổ truyền kết hợp với phương pháp cài nén và đánh quậy.
Các loại máy móc phục vụ sản xuất khá ít, chủ yếu là máy trợ lực nhằm hạn chế công việc nặng nhọc cho công nhân như máy bơm, động cơ khuấy đảo, xi lê chứa nước mắm đóng chai, máy phun đặc biệt.
Môi trƣờng tự nhiên
Khánh Hòa có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nuôi trồng chế biến thủy sản. Đặc biệt vùng biển Khánh Hòa còn phù hợp với điều kiện sinh sống và đặc tính của các loài cá cơm, cá nục – nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm. Đây là thuận lợi lớn của công ty do nơi sản xuất gần nguồn nguyên liệu, giúp giảm chi phí vận chuyển.
Tuy nhiên, tình trạng khai thác thủy sản quá mức hiện nay, cùng với chất thải từ các nhà máy, bệnh viện đã dần phá hủy môi trường sống của các loài cá, làm giảm chất lượng nguyên liệu đầu vào của công ty.