Về tình hình tài chính của công ty:

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 56 - 58)

Bảng 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009 – 2011 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 A. Nợ phải trả 17.097.369.920 11.276.807.709 21.858.019.199 - Nợ ngắn hạn 17.052.732.496 10.952.492.323 21.217.693.424 - Nợ dài hạn 44.637.424 324.315.386 640.325.775 B. Vốn CSH 6.140.017.768 11.992.614.740 13.296.771.018 - Vốn CSH 6.140.017.768 11.992.614.740 13.296.771.018

- Nguồn kinh phí & quỹ khác 0 0 0

Tổng nguồn vốn 23.237.387.688 23.269.422.449 35.154.790.217

Ta có thể thấy tổng nguồn vốn của công ty được hình thành từ nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Qua bảng 2.2 ta rút ra được một số nhận xét tổng quát như sau:

Ta thấy năm 2009 nợ ngắn hạn đạt 17.052.732.496 đồng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn. Nợ ngắn hạn cao đi kèm với rủi ro thanh toán lớn, làm cho uy tín của công ty giảm, điều này sẽ làm cho công ty khó khăn hơn trong việc huy động vốn trong các kỳ tiếp theo. Vì vậy, đến năm 2010 công ty giảm nợ ngắn hạn xuống chỉ còn 10.952.492.323 đồng, như vậy sẽ làm số liệu trong bảng cân đối kế toán hợp lý hơn, cải thiện uy tín cũng như khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Năm 2011, do nhu cầu tăng cường sản xuất kinh doanh, đồng thời do giá cả nguyên vật liệu, giá cả xăng dầu … tăng cao, dẫn đến chi phí sản xuất bị đội lên, công ty phải gia tăng vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất, làm nợ ngắn hạn tăng lên đạt 21.217.693.424 đồng.

Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể so với nợ ngắn hạn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2009 nợ dài hạn là 44.637.424 đồng, năm 2010 tăng lên đến 324.315.386 đồng, lý do là năm 2009 không ty không có vay và nợ dài hạn, khoản vay và nợ dài hạn chỉ phát sinh bắt đầu từ năm 2010 và tăng dần, năm 2011, nợ dài hạn tăng lên đến 640.325.775 đồng, chủ yếu cũng do sự gia tăng của vay và nợ dài hạn. Sự gia tăng sử dụng nợ dài hạn là do công ty đang dần dịch chuyển cơ cấu nợ, chủ trương nhận vay nợ dài hạn để hưởng lợi từ tấm chắn thuế và đòn bẩy tài chính, đồng thời ban quản lý công ty cũng mong muốn giảm phần nào sức ép thanh toán khi các khoản nợ ngắn hạn quá lớn.

Vốn chủ sở hữu được hình thành toàn bộ từ nguồn vốn chủ sở hữu, không sử dụng nguồn kinh phí và các quỹ khác, năm 2009 đạt 6.140.017.768 đồng. Giá trị vốn chủ sử hữu năm 2010 tăng lên 11.992.614.740 đồng, do công ty chủ trương thu hút vốn từ các nhà đầu tư, thông qua việc quảng bá hình ảnh công ty tới nhiều thị trường trên khắp cả nước, đồng thời với việc liên tiếp nhận được các giải thưởng về chất lượng, về thương hiệu, công ty đã nhận được sự ủng hộ và gia tăng vốn chủ sở hữu của mình. Hơn nữa, công ty muốn giảm thiểu sự phụ thuộc vào nợ vay, tăng khả năng tự tài trợ để hạn chế các rủi ro thanh toán. Năm 2011, vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng, đạt 13.296.771.018 đồng, mức tăng có chậm hơn, do công ty giảm bớt giá trị lợi nhuận giữ lại trong tổng vốn chủ sở hữu.

Như vậy, tổng nguồn vốn có xu hướng tăng qua 3 năm, cụ thể, năm 2009 đạt 23.237.387.688 đồng, năm 2010 tăng lên đạt 23.269.422.449 đồng, năm 2011 tăng mạnh, đạt 35.154.790.217 đồng. Nợ phải trả nhìn chung có giá trị lớn hơn vốn chủ sở hữu, tuy nhiên, năm 2010 vốn chủ sở hữu lại đạt mức cao hơn nợ phải trả, nguyên nhân là do công ty muốn cải thiện tình hình tự tài trợ của mình. Các năm vừa qua, mức sử dụng nợ luôn quá cao so với mức vốn tự có, do đó áp lực thanh toán là rất lớn, lại làm ảnh hưởng đến uy tín và gia tăng rủi ro cho công ty. Vì vậy, năm 2010 công ty quyết định tăng cường vốn chủ sở hữu, đưa tỷ trọng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả về mức tương đương nhau, tạo sự cân bằng và hợp lý cho tình hình tài chính của công ty.

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)