.24 Số ngày nắng nóng gay gắt (Tx ≥ 37oC) tháng và năm trung bình

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 42 - 43)

Các năm 1988, 1998, 2015 là các năm có số ngày nắng nóng cao nhất ở tỉnh Quảng Trị với Su35 lần lượt ở huyện đảo là 51 ngày, 47 ngày, 35 ngày; ở vùng đồng bằng là 111 ngày, 112 ngày, 106 ngày. Đây cũng là các năm El Nino mạnh nhất trong lịch sử (Hình 2.21).

Tương tự Su35, số ngày nắng nóng gay gắt (Su37) năm ở tỉnh Quảng Trị chủ yếu xảy ra ở vùng đồng bằng (trên 28 ngày), rất ít ở đảo và vùng núi (1 đến trên 1 ngày). Su37 xảy ra từ tháng 5 đến tháng 8 ở vùng đảo, từ tháng 2 đến tháng 9 ở đồng bằng, trong đó cao điểm vào các tháng 5, 6; từ tháng 3 đến tháng 6 ở vùng núi (Bảng 2.24).

Các năm 1988, 1998 và 2015 cũng là các năm có Su37 cao nhất trong chuỗi đánh giá với Su37 ở vùng đồng bằng lần lượt là 65 ngày, 63 ngày và 76 ngày. Như vậy năm 2015 là năm có Su37 cao nhất trong lịch sử ở tỉnh Quảng Trị (Hình 2.22).

Bảng 2.24. Số ngày nắng nóng gay gắt (Tx ≥ 37oC) tháng và năm trung bình thời kỳ 1973 – 2018 thời kỳ 1973 – 2018 Tháng/ trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ 0,0 0,0 0,0 0,0 0,4 0,3 0,2 0,2 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 Đông Hà 0,0 0,1 2,0 4,9 6,7 6,2 5,2 2,3 0,6 0,0 0,0 0,0 28,1 Khe Sanh 0,0 0,0 0,1 0,8 0,3 0,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,3

Hình 2.22 Su37 năm tại các trạm đại diện tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ 1973 – 2018 c) Hạn Hán

Tần suất xuất hiện hạn (Bảng 2.25) trong năm ở tỉnh Quảng Trị từ 22 đến xấp xỉ 30,5%; phân bố không đồng đều giữa các địa điểm, cao nhất ở vùng đồng bằng, thấp hơn ở vùng đảo và núi. Tần suất hạn tháng ở tỉnh đạt từ mức thấp đến rất cao, không xuất hiện mức đặc biệt cao: từ 0 đến trên 72% ở khu vực sườn đông và từ 0 đến trên 64% ở vùng núi phía tây. Hạn hán xảy ra phần lớn thời gian trong năm, ngay cả các tháng mùa mưa. Thời gian bắt đầu, kết thúc mùa hạn ở tỉnh Quảng Trị cũng có sự khác biệt giữa khu vực sườn đông và tây Trường Sơn. Ở sườn đông Trường Sơn, mùa hạn bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 11 ở huyện đảo, tháng 12 ở vùng đồng bằng. Tuy nhiên biến trình hạn là biến trình 2 đỉnh (cực đại phụ tháng 3, cực đại chính tháng 7) ở vùng đồng bằng và 1 đỉnh ở vùng đảo (cực đại tháng 7). Ở vùng núi phía tây, mùa mưa kết thúc sớm hơn nên mùa hạn cũng đến sớm hơn, bắt đầu từ tháng 11 năm trước (cuối mùa mưa) đến tháng 7 năm sau, cao điểm vào tháng 7 (cực đại chính), tháng 6 (cực đại phụ). Như vậy biến trình hạn ở vùng núi phía tây là biến trình 2 đỉnh (Hình 2.23).

Trong năm, tần suất xuất hiện hạn khô (xấp xỉ 9 đến 14,5%) thấp hơn so với hạn rất khô (trên 13 đến xấp xỉ 16%) (Hình 2.24, Hình 2.25). Tần suất hạn khô tháng đạt ở mức thấp đến vừa (từ 0 đến 30%); trong khi tần suất hạn rất khô tháng đạt đến mức cao trong tháng 7 ở khu vực sườn đông (chiếm hơn 2/3 tần suất hạn cả tháng), trong các tháng 1, 2 ở vùng núi phía tây (trên 40 đến xấp xỉ 55%).

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)