Đánh giá các giải pháp ứng phó với BĐKH

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 103 - 108)

3.1 .Đánh giá tác độngcủa BĐKH đến các yếu tố khí hậu

3.1.2 .Lượng mưa

4.4. Đánh giá các giải pháp ứng phó với BĐKH

4.4.1. Thực trạng các giải pháp thích ứng với BĐKH tỉnh Quảng Trị

Xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH đang là một trọng những nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia đang phát triển (đặc biệt ở những khu vực chịu tác động

nghiêm trọng do BĐKH như Việt Nam). Thích ứng là khái niệm rất rộng, trong bối cảnh BĐKH, thích ứng được áp dụng cho nhiều lĩnh vực/đối tượng liên quan bị tác động của BĐKH. Về bản chất, sự thích ứng là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hóa. Mọi thực thể của hệ thống tự nhiên – xã hội đều có khả năng thích ứng BĐKH.

Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Viện Khoa học KTTV và Môi trường, 2011).

Mục đích của việc thích ứng với BĐKH là:

1) Nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương do tác độngBĐKH

2) Tận dụng những lợi ích của môi trường khí hậu để duy trì và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đối với tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Nhận thức được ảnh hưởng của BĐKH, thời gian qua, Quảng Trị đã tập trung cao độ cho công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó với BĐKH, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa các Văn bản của Trung ương làm cơ sở để các cấp, các ngành tổ chức thực hiện như:

- Để thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH, từng bước đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược quốc gia, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/08/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015 của chính phủ;

- Quyết định số 876/QĐ-UBND ngày 22/05/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2015;

- Chương trình hành động số 83- CTHĐ/TU ngày 19/12/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị khóa XV thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCHTƯ Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia “Khoa học và công nghệ ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020” số

172/QĐ-BKHCN được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành vào ngày 29/01/2016;

- Quyết định số 1276/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 83- CTHĐ/TU ngày 19/12/2013 của Tỉnh ủy về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 2154/QĐ-UBND ngày 09/09/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về Kế hoạch hoạt động năm 2016 Dự án hỗ trợ kỹ thuật "Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với BĐKH và quản lý rừng bền vững cảnh quan Trung Trường Sơn Việt Nam";

- Quyết định số 3667/UBND-NN ngày 09/09/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH;

- Quyết đi ̣nh số 2708/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Tri ̣ về việc phê duyê ̣t nhiê ̣m vu ̣ “Câ ̣p nhâ ̣t Kế hoa ̣ch hành đô ̣ng ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Tri ̣”;

- Kế hoạch hành động số 4627/KH-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2021;

- Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 29/5/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với BĐKH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2302/QĐ-UBND ngày 05/10/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án “Ứng phó tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển thích ứng với biến đối khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”

- Quyết định số 3078/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao giá trữ lượng các bon rừng” (PRAP) tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến 2030;

Ngoài các văn bản công bố của tỉnh, ngoài ra còn một số các dự án, được triển khai và xúc tiến trên địa bàn tỉnh giảm thiểu và ứng phó với BĐKH tính đến năm 2017 như:

Các nhiệm vụ, dự án đang được triển khai thực hiện ở một số lĩnh vực

- Dự án “Phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm ứng phó với BĐKH và nước biển dâng”;

- Dự án “Xây dựng kè chống sa ̣t lở bờ sông và bờ biển ta ̣i các vùng đă ̣c biê ̣t nguy hiểm (sông Thạch Hãn, Vĩnh Phước, Bến Hải, Vĩnh Đi ̣nh, Ô Lâu…) nhằ m bảo vê ̣ đời sống ngườ i dân và sản xuất nông - ngư nghiê ̣p’’;

- Dự án “Quy hoạch không gian phát triển du lịch biển ở tỉnh Quảng Tri ̣ trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng”;

- Dự án “Xây dựng thí điểm và nhân rô ̣ng mô hình nhà cô ̣ng đồng đa năng giúp người dân tỉnh Quảng Trị phòng tránh bão và lũ lu ̣t”;

- Dự án “Ứng dụng kỹ thuâ ̣t công nghê ̣ tưới tiết kiê ̣m nước trong sản xuất nông nghiệp nhằ m thích ứng với tình tra ̣ng ha ̣n hán ở tỉnh Quảng Tri ̣”;

- Dự án “Phát triển khí sinh ho ̣c và giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp bền vững (trồng tro ̣t, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) và trong sản xuấ t công nghiệp: chế biến tinh bô ̣t sắ n, thức ăn chăn nuôi… ở tỉnh Quảng Tri ̣”;

- Dự án “Tăng cườ ng năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng ở tỉnh Quảng Tri ̣”;

Các dự án đang được xúc tiến đầu tư

- Dự án “Đánh giá khí hậu tỉnh Quảng Trị”

- Dự án “ Xây dựng Kế hoa ̣ch hành đô ̣ng ứngphóvới BĐKH tỉnh Quảng Tri ̣ giai đoa ̣n 2021- 2030, tầmnhìnđến 2050”;

- Dự án: “Xây dựng Kế hoa ̣ch thực hiê ̣n Thỏa thuâ ̣n Paris về BĐKH”;

- Dự án “Nghiên cứu lai tạo và khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi thích hợp cho các vùng dễ bị tổn thương cao do BĐKH và nước biển dâng ở tỉnh Quảng Tri ̣”;

- Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liê ̣u về BĐKH và nước biển dâng trên đi ̣a bàn tỉnh Quảng Tri ̣”;

- Dự án “Truyền thông và nâng cao nhâ ̣n thức về BĐKH cho người dân trên đi ̣a bàn tỉnh Quảng Tri ̣”;

- Dự án “Xây dựng mô hình thí điểm giúp nông dân thích ứng với BĐKH và nước biển dâng ở tỉnh Quảng Tri ̣”;

- Dự án “Thúc đẩy sự chuyển đổi công nghệ đèn cao áp, metal-highlight sang đèn LED (COB) trên các tàu đánh bắt xa bờ tại các huyện ven biển Quảng Trị bao gồm: Vĩnh Linh, Gio Linh và Triê ̣u Phong nhằ m giảm phát thải khí CO2 Ngân sách Trung ương; Đi ̣a phương; ODA; Xã hô ̣i hóa tiết kiê ̣m khoảng 60- 70% nhiên liê ̣u, giúp cho ngư dân giảm chi phí đánh bắt, tăng lợi nhuâ ̣n”;

- Dự án “Ứng phó tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”;

* Ưu điểm: Các biện pháp mang lại hiệu quả cao đối với công tác bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH; Sản xuất sạch hơn ngày càng được quan tâm nhiều hơn, nhiều doanh nghiệp, nhà máy đã có các hệ thống xử lý nước thải, khí thải trước khi thải ra môi trường; Người dân đã chủ động phòng tránh thiên tai do đó giảm nhẹ được các thiệt hại về kinh tế (nông sản, thủy sản, chăn nuôi,...); Mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt hiệu quả kinh tế cho người dân; Nâng cao nhận thức người dân về BĐKH.

* Nhược điểm:Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH, chưa chủ động, kịp thời, kết quả còn hạn chế; Kinh phí đầu tư cho BĐKH chưa rõ ràng và chưa có quy định trong dòng ngân sách; chủ yếu đang thực hiện từ các Chương trình, dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ; Công tác tuyên truyền về BĐKH mặc dù đã được triển khai khá đa dạng và phong phú về hình thức, song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu; Nhân lực làm công tác về BĐKH còn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn.; Đối với vấn đề bảo vệ môi trường các cơ quan giám sát chưa quản lý chặt chẽ nên nhiều nhà máy vẫn xả thải ra môi trường gây ô nhiễm. Các sản phẩm theo quy trình sản xuất sạch hơn có giá cả cao hơn so với các sản phẩm cùng loại, do đó gặp khó khăn trên thị trường tiêu thụ tại địa bàn tỉnh; Nhận thức về bảo vệ rừng của một số người dân sống ở vùng núi và một số nơi chính quyền địa phương còn chưa nhận thức đúng trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất rừng nên vẫn còn hiện tượng người dân vào rừng chặt cây lấy gỗ, củi, đốt than hoặc săn bắn chim thú xảy ra. Khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước, an ninh về nước cho đời sống và phát triển kinh tế một cách bền vững và bảo vệ môi trường đã và đang không được bảo đảm ở nhiều nơi làm cho nước sạch đang ngày một khan hiếm;

* Nguyên nhân : Biến đổi khí hậu là lĩnh vực mới, đang trong quá trình hoàn thiện các văn bản pháp luật; là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, tổ chức và cá nhân trong xã hội; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật môi trường thường xuyên thay đổi, nhiều nội dung còn thiếu hoặc chưa đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu chế tài mạnh gây khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện;Hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường có nhiều điểm chưa phù hợp, chưa cụ thể dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn này gặp rất nhiều khó khăn;Nhu cầu vốn để đầu tư cho hạ tầng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường rất lớn, trong khi đó nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn; Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường còn chậm triển khai, chậm đổi mới, nhất là về hình

thức, nội dung, đối tượng tuyên truyền; Tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu quản lý Nhà nước ở các cấp tuy đã được kiện toàn, song lực lượng còn quá mỏng, đa số cán bộ môi trường tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là đối với cấp huyện và cấp xã; Tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu quản lý Nhà nước về biến đổi khí hậu mới được kiện toàn đến cấp tỉnh, số lượng cán bộ còn mỏng; Chính quyền ở một số địa phương chưa thấy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ môi trường, vẫn còn tư tưởng coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ngành tài nguyên và môi trường, thiếu sự phối hợp trong triển khai và tổ chức thực hiện; Việc huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư còn hạn chế.

* Khắc phục: Nhận thức đúng về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu cấp tỉnh; Cơ chế, chính sách đủ mạnh để thực hiện hiệu quả việc ứng phó với BĐKH.

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)