4. Nội dung và các hoạt động
4.5.1. Sự phù hợp của kịch bản BĐKH so với diễn biến thực tế nhiệt độ
Trong phần này, nghiên cứu thực hiện đánh giá xu thế biến đổi của nhiệt độ từ năm 2007-2017 trong các mùa và mức độ biến đổi của năm. Từ đó đưa ra kết quả đánh giá mức độ phù hợp của kịch bản so với số liệu quan trắc. Ở đây, đánh giá sử dụng hai kịch bản RCP4.5 và RCP8.5. Đánh giá bằng kết quả trung bình của các phương án trong 5 mô hình, bao gồm, mô hình AGCM/MRI: 4 phương án (NCAR, SSTHadGEM2, SSTGFDL-SST, tổ hợp các SST); mô hình PRECIS: 3 phương án (CNRM-CM5, GFDL-CM3, HadGEM2-ES); mô hình CCAM: 6 phương án (ACCESS1-0, CCSM4, CNRM-CM5, GFDL-CM3, MPI-ESM-LR, NorESM1-M); mô hình RegCM: 2 phương án (ACCESS1-0, NorESM1-M); mô hìnhclWRF: 1 phương án
(NorESM1-M).Dưới đây là kết quả đánh giá sự phù hợp của kịch bản BĐKH đối với diện biến nhiệt độ trên khu vực tỉnh Quảng Trị từ. Kết quả thấy rằng:
Nhiệt độ trung bình năm: Đối với kịch bản RCP4.5 đều thấy xu thế biến đổi của nhiệt độ phù hợp với số liệu quan trắc, xu thế gia tăng nhiệt trong tương lai. Tuy nhiên một số cực trị nhiệt năm lại không nắm bắt được như năm 2008 và năm 2011. Kết quả mô phỏng từ kịch bản hầu hết cao hơn so với thực tế trong các năm. Giống với kịch bản RCP4.5, xu thế được mô phỏng của kịch bản RCP8.5 chậm hơn so với xu thế thực tế. Tuy nhiên, hầu hết kết quả mô phỏng đều cho thấy RCP8.5 mô phỏng nhiệt độ cao hơn so với thực tế từ năm 2007-2015 và phù hợp với quan trắc từ năm 2015-2017 (Hình 4.1).
Kịch bản RCP4.5 Kịch bản RCP8.5
Hình 4.1: Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (°C) theo các kịch bản trong giai đoạn 2007 – 2017
Nhiệt độ trung bình mùa xuân: Theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5, xu thế được mô phỏng tương đối phù hợp so với xu thế thực tế. Tuy nhiên, xu thế của kịch bản RCP8.5 gần với xu thế quan trắc hơn so với kịch bản RCP4.5. Mặt khác có thể thấy cả 2 kịch bản đều cho thấy xu thế gia tăng nhiệt trong tương lai trong thời kỳ mùa xuân phù hợp so với số liệu quan trắc, nhưng mức độ gia tăng thấp hơn (Hình 4.2).
Kịch bản RCP4.5 Kịch bản RCP8.5
Hình 4.2: Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa xuân (°C) theo các kịch bản trong giai đoạn 2007 - 2017
Nhiệt độ trung bình mùa hè: Theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 nhiệt độ có xu thế so với thực tế. Đối với kịch bản RCP8.5 mức độ gia tăng nhiệt trong tương lai cao hơn so với kịch bản RCP4.5. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2007-2017 nhiệt độ quan trắc trung bình mùa hèlại có xu thế giảm, với mức biến đổi -0,0218 (Hình 4.3).
Kịch bản RCP4.5 Kịch bản RCP8.5
Hình 4.3: Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa hè (°C) theo các kịch bản trong giai đoạn 2007 - 2017
Nhiệt độ trung bình mùa thu: Tốc độ gia tăng của nhiệt độ trung bình mùa thu mô phỏng theo kịch bản RCP4.5 chậm hơn so với giá trị thực tế, tuy nhiên các giá trị mô phỏng cao hơn giá trị quan trắc với mức chênh lệch khoảng 0,06oC.Theo kịch bản RCP8.5, tốc độ tăng của nhiệt độ trung bình mùa thu mô phỏng giống với kịch bản RCP4.5, với phần lớn các năm cho giá trị mô phỏng cao hơn thực tế. Tuy nhiên các giá trị mô phỏng cao hơn giá trị quan trắc với mức chênh lệch 0,04oC (Hình 4.4).
Kịch bản RCP4.5 Kịch bản RCP8.5
Hình 4.4: Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa thu (°C) theo các kịch bản trong giai đoạn 2007 - 2017
Nhiệt độ trung bình mùa đông: Theo kịch bản RCP4.5, nhiệt độ trung bình mùa đông cho xu thế mô phỏng khá đồng nhất với xu thế thực tế, tuy nhiên, trị số mô phỏng trong phần lớn các năm cho giá trị cao hơn quan trắc.Xu thế mô phỏng theo kịch bản RCP8.5 cũng khá tương đồng với xu thế thực tế, nhưng vẫn thấp hơn so với kịch bản RCP4.5. Về trị số dự báo cũng cho phần lớn các năm cao hơn quan trắc (Hình 4.5).
Kịch bản RCP4.5 Kịch bản RCP8.5
Hình 4.5. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa đông (°C) theo các kịch bản trong giai đoạn 2007 - 2017