Đánh giá tác độngcủa BĐKH đến các hiện tượng cực đoan, thiên tai

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 73)

3.1 .Đánh giá tác độngcủa BĐKH đến các yếu tố khí hậu

3.1.2 .Lượng mưa

3.2. Đánh giá tác độngcủa BĐKH đến các hiện tượng cực đoan, thiên tai

3.2.1. Tác động do bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt và triều cường

BĐKH làm gia tăng lũ lụt: Mùa lũ lụt chính vụ thường xảy ra khoảng từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng BĐKH toàn cầu nên trên địa bàn thường xảy ra lũ sớm vào giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 và lũ muộn từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1.

BĐKH ảnh hưởng đến bão, áp thấp nhiệt đới: Trong những năm gần đây, Bão, áp thấp nhiệt đới cũng có xu hướng gia tăng về cường độ và quỹ đạo di chuyển phức tạp hơn. Đặc biệt năm 2017, được gọi là năm kỷ lục về số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trong đó, 16 cơn bão vào Biển Đông trong đó có 7 cơn bão đi vào đất liền và 4 áp thấp nhiệt đới.

Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 2091/QĐ- BTNMT ngày 16/12/2016 về cập nhật phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão và phân vùng gió cho các vùng ở sâu trong đất liền. Trên khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) từ năm 1961-2014 chịu ảnh hưởng bởi 93 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm trên khu vực chịu ảnh hưởng từ 1,5-2 cơn/năm, ba tháng nhiều bão nhất là các tháng 8, 9, 10. Cấp gió mạnh nhất đã xảy ra cấp 14, giật cấp 15-16. Trong đó tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của 63 cơn bão, ATNĐ (Bảng 2.29). Đánh chú ý, từ năm 2015-2017, trên khu vực tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của 7 cơn bão, ATNĐ,

đặc biệt năm 2017 có 3 cơn mạnh và 1 ATNĐ ảnh hưởng. Số lượng cơ bão ảnh hưởng có xu thế giảm trên khu vực, tuy nhiên cường độ lại có xu hướng mạnh hơn.

Bảng 3.1. Tổng hợp số cơn bão, lũ lụt ảnh hưởng đến tỉnh Quảng Trị

TT Năm Số cơn bão Đợt lũ lụt lớn Ảnh hưởng trực tiếp Ảnh hưởng gián tiếp 1 2010 1 0 3 2 2011 1 3 3 3 2012 0 3 0 4 2013 1 7 1 5 2014 0 0 0 6 2015 0 1 0 7 2016 1 0 3 8 2017 3 1 8

(Nguồn: Báo cáo công tác PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị,2010–2017)

Dựa trên ảnh hưởng của các trận bão, ATNĐ gây ra các trận mưa lớn, lũ lụt trên khu vực tỉnh Quảng Trị từ năm 2010-2017, được thống kê ở bảng 3.1. Dưới đây là một số thống kê thiệt hại trên khu vực do ảnh hưởng của bão, ATNĐ, lũ lụt tại tỉnh Quảng Trị:

Năm 2012, tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng gián tiếp của 03 cơn bão là: bão số 2 (từ ngày 16-19/6/2012, tên quốc tế là Talim), bão số 7 (từ ngày 29/9-06/10/2012, tên quốc tế là Gaemi) và bão số 8 (từ ngày 25-29/10/2012, tên quốc tế là Sơn Tinh). Mùa lũ năm 2012 xuất hiện muộn, đến giữa tháng 9 mới xuất hiện trận lũ đầu mùa. Đã có 04 đợt lũ nhỏ xảy ra trong năm 2012, thời gian xuất hiện từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11. Trong đó, tháng 9/2012 đã xuất hiện 1 đợt lũ nhỏ ở sông Hiếu và sông Bến Hải vào ngày 14-15/9. Sang tháng 10/2012 đã xuất hiện 2 đợt lũ nhỏ vào thời kỳ 06-08/10 và 27-28/10. Tháng 11/2012 cũng chỉ xảy ra một đợt lũ nhỏ trong thời gian từ ngày 12-17/11. Trong tất cả các đợt lũ này đều có đỉnh lũ từ báo động 1 đến báo động 2, có nơi trên báo động 2, không gây ngập lụt sâu nhưng vẫn gây thiệt hại, ảnh hưởng đến các công trình thủy lợi, hệ thống đường giao thông và sản xuất nông nghiệp ở một số vùng trên địa bàn tỉnh.

Năm 2013, tỉnh Quảng Trị đã chịu ảnh hưởng rất lớn của các đợt bão, lũ và các hình thế thiên tai khác diễn ra trong năm 2013. Địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của 08 cơn bão và 01 ATNĐ. Trong đó, bão số 8, số 10 và số 11 đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản của của nhân dân và nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tổng lượng mưa năm 2013 trên toàn tỉnh lớn hơn TBNN, toàn mùa mưa, lũ có 6 đợt mưa lớn xảy ra, tập trung từ tháng 9 đến tháng 11. Trong tất cả các đợt mưa, lũ này đều có đỉnh lũ từ báo động 1 đến báo động 2, có nơi trên báo động 2 xấp xỉ báo động 3, không gây ngập lụt sâu nhưng vẫn gây thiệt hại, ảnh hưởng đến các công trình thủy lợi, hệ thống đường giao thông và sản xuất nông nghiệp ở một số vùng trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2014 đến 2015, số lượng cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Trị là không có. Lượng mưa bị thiếu hụt khá nhiều nên lưu lượng dòng chảy ở các sông chỉ đạt khoảng 40-70% lượng dòng chảy trung bình nhiều năm. Mực nước hạ lưu các sông xuống khá thấp, có sông xuống thấp nhất cùng kỳ.

Năm 2016, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xuất hiện nhiều loại hình thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ ống, ngập lụt… Đặc biệt lần đầu tiên trên lưu vực sông La Lung (huyện Vĩnh Linh) xuất hiện lũ ống và tại thượng nguồn lưu vực sông Hiếu (huyện Cam Lộ) có lũ đặc biệt lớn trong vòng 60 năm qua, biểu hiện tính cực đoan, bất thường gây thiệt hại khá lớn về người, tài sản của nhân dân và nhà nước. Ước tính thiên tai diễn ra tại Quảng Trị trong năm 2016 đã khiến 3 người chết, 13 người bị thương, tổng giá trị thiệt hại trên 227 tỷ đồng.

Năm 2017, bão số 4 (từ ngày 21-26/7/2017) đã đổ bộ trực tiếp vào Quảng Trị trong chiều ngày 25/7/2017, trên địa bàn tỉnh có gió giật cấp 9 gây lốc xoáy, mưa với cường suất lớn trên diện rộng trong thời gian ngắn, lũ trên hầu hết các sông lên rất nhanh, gây ngập lụt tại hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh. Riêng các huyện phía bắc tỉnh như Gio Linh, Vĩnh Linh bị ảnh hưởng lốc xoáy khá nặng.

3.2.2. Tác động do hạn hán và nắng nóng

BĐKH làm gia tăng các đợt nắng nóng và hạn hán: Do ảnh hưởng của BĐKHnhiệt độ có xu hướng tăng nên, dẫn đến cường độ và các đặt nắng nóng kéo dài có xu hướng gia tăng, khắc nhiệt hơn dẫn đến mức độ thiếu hụt nước tăng trong mùa khô làm gia tăng hiện tượng hạn hán trên khu vực.

Theo thống kê từ báo cáo “Đặc điểm khí tượng thủy văn”, trong giai đoạn 1997- 2018 có 193 đợt nắng nóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Năm 2010 và 2017 là các năm xuất hiện đợt nắng nóng nhiều nhất lần lượt là 13 và 14 đợt. Có thể thấy từ năm 2010- 2018 số đợt nắng nóng có xu thế gia tăng đáng kể (Hình 3.5).

Hình3.5. Số đợt nắng nóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ 1977-2018

Đối với hạn hán, trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra từ 3-4 đợt hạn. Năm hiện nhiều đợt hạn nhất là năm 2006 với 10 đợt (Bảng 3.2).Hạn hán xảy ra thường xuyên trên khu vực với cường độ ngày càng gia tăng, điều này dẫn đến tác

động không nhỏ đến sản xuất kinh tế của người dân trên khu vực.

Gió Tây khô nóng xuất hiện ở Quảng Trị từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, trong đó tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 6. Gió nóng làm tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm, làm cạn nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Tính trung bình cho các năm hạn vừa, có khoảng 30 đến 40 xãcó diện tích các loại cây trồng bị ảnh hưởng do thiếu nguồn nước tưới. Mặt khác, nắng nóng kéo dài gây hạn hán nặng, kết hợp mặn xâm nhập sâu vào đất liền gây tổn thất nặng nề trong sản xuất và thiếu nước sinh hoạt; làm các hồ đập và các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh bị khô kiệt.

Dưới đây là một số thống kê tác động của nắng nóng và hạn hán trên khu vực tỉnh Quảng Trị trong các năm gần đây:

Năm 2014 nắng nóng xuất hiện muộn hơn so với TBNN cùng kỳ, tuy nhiên khi bắt đầu xuất hiện đã có nắng nóng gay gắt. Trong mùa khô năm 2014 có nhiều ngày duy trì nhiệt độ cao và không mưa kéo dài nên đã xuất hiện nắng nóng gay gắt, tại vùng đồng bằng còn có nắng nóng đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất xảy ra ở vùng đồng bằng đạt 40,3OC (ngày 29/5), vùng núi đạt 36,3 OC.

Với tình hình lượng mưa trong năm 2014 bị thiếu hụt dẫn đến hạn hán xảy ra ảnh hưởng đến lượng nước tích chữ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện (chỉ đạt mức xấp xỉ 55% thiết kế), mực nước ở các sông suối ở mức thấp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015 cũng như nước cho nhu cầu sinh hoạt.

Năm 2015 đã ghi nhận tình trạng nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn toàn tỉnh (đạt giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc được từ năm 1976 đến nay); Ngay từ đầu tháng 3/2015, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nắng nóng và kéo dài đến cuối tháng 9/2015. Trong năm 2015, đã có 11 đợt nắng nóng xảy ra với số ngày nắng nóng nhiều hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Đặc biệt từ ngày 01/5/2015 đến ngày 20/6/2015 đã xảy ra nắng nóng gay gắt kéo dài; Trong đó có 06 ngày (từ ngày 28/5-02/6/2015) xuất hiê ̣n nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ duy trì liên tục cao nhất ngày trên 400C, đây là đợt nắng nóng dài nhất trong lịch sử chuỗi số liệu hiện có, với độ ẩm thấp nhất đạt 34-35%, nhiệt độ cao nhất đạt 420C vào ngày 30/5/2015.

Trong mùa khô năm 2015, nguồn nước trên phần lớn các hệ thống sông có khả năng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, cùng kỳ 40-80%, có nơi trên 80%. Kết quả quan trắc cũng ghi nhận trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015 độ mặn tại các lưu vực sông Thạch Hãn và Bến Hải khá lớn vào mùa khô, tại các điểm hạ lưu hai hệ thống sông này độ mặn dao động từ 0,05 - 32‰, các điểm từ hạ nguồn Đập Trấm, cầu Đuồi đến Cầu Cửa Việt đối với hệ thống sông Thạch Hãn, các điểm từ cầu Sa Lung và

điểm cách cầu Hiền Lương 2km về phía thượng lưu đến cầu Cửa Tùng thuộc hệ thống sông Bến Hải chất lượng nước bị nhiễm mặn, không đảm bảo cung cấp cho mục đích tưới tiêu cũng như sinh hoạt từ tháng 3 đến tháng 9. Do đó, nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt vào mùa khô là rất lớn.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2016 Quảng Trị đã có 08 đợt nắng nóng, đợt nắng nóng gay gắt nhất từ 13-17/4, trong đợt nắng nóng này nhiệt độ cao nhất tại vùng đồng bằng đạt 41,30C, đặc biệt vùng núi đạt 39,30C, là giá trị lớn hơn giá trị lịch sử cùng thời kỳ 0,90C, độ ẩm thấp nhất phổ biến từ 30-33%. Hai đợt nắng nóng liên tiếp cuối tháng 5 sang đầu tháng 6 kéo dài 22 ngày, nền nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến đạt từ 37 – 390C, độ ẩm thấp nhất phổ biến đạt 45-50%. Ảnh hưởng của nắng hạn đã làm các dòng sông lớn trên địa bàn tỉnh nhiễm mặn sớm hơn mọi năm. Tại sông Hiếu, xâm nhập mặn đã lên đến khu vực trạm bơm Bắc Hiếu, thuộc xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, vượt quá thành phố Đông Hà 10 km. Thời điểm triều cao mặn đo được 5,1‰. Tại sông Thạch Hãn, mặn đã xâm nhập đến khu vực thị xã Quảng Trị. Tại sông Bến Hải xâm nhập mặn vượt xa khu vực cầu Tiên An từ 5 đến 7 km, độ mặn đo được tại Tiên An 13,7‰. Từ khu vực cầu phao Lâm Sơn Thủy đến Vĩnh Giang độ mặn đo được từ 14,9‰ đến 23,9‰. Do ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn diện tích cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng năng suất, sản lượng khá lớn, chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Hướng Hóa: Cà phê: 5.000 ha; sắn: 2.000 ha; chuối: 1.000 ha… Ngoài ra, nước sinh hoạt cấp cho người dân (huyện Hướng Hóa) gặp nhiều khó khăn vì không đủ nước để cấp.

Đáng chú ý trạm Cửa Việt (Quảng Trị), từ đầu tháng 6/2019 đến nay hầu hết không có mưa. Bên cạnh thiếu mưa, nền nhiệt độ trong khu vực Trung bộ cũng rất cao, từ đầu tháng 6/2019 đến nay, nắng nóng xảy ra liên tục và trên diện rộng với nền nhiệt độ từ 37,0 - 40,0 độ C, có những nơi lên tới 41 độ C, kết hợp với gió phơn Tây Nam (gió Lào) nên bốc hơi trong khu vực rất lớn. Tổng lượng mưa trung bình khu vực Bắc Trung Bộ chỉ khoảng 40mm, thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) 61%, cùng kỳ năm 2017 - 2018 khoảng 55%. Từ Nghệ An đến Quảng Trị, lượng mưa cũng chỉ dao động phổ biến từ 10 - 27mm, thấp hơn so với TBNN cùng kỳ từ 66 - 89%, cùng kỳ 2018 từ 55 - 84%, năm 2017 từ 61 - 85%. Theo thống kê của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 25/6, tổng diện tích canh tác nông nghiệp đang bị hạn hán, thiếu nước tại Quảng Trị là 1.017ha.

Thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, tính đến ngày 7/8/2019, hạn hán kéo dài đã khiến mực nước trên các hồ chứa xuống mức kỉ lục như Ái Tử chỉ còn 6,21%, Đá Mài còn 5,86%, Tân Kim còn 2,83%, Trúc Kinh chỉ còn 3,67%, La Ngà dưới mực nước chết 0,8m, Kinh Môn chỉ còn 6,9%, Nghĩa Hy chỉ còn 7,77%...; Từ đầu năm 2019 đến nay, hạn hán kéo dài đã gây thiếu nước sinh hoạt cho

hơn 10.000 hộ dân ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng. Mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, trên sông Bến hải mặn đã xâm nhập vượt xa cầu Tiên An, độ mặn ở đây đo được giao động từ 9,6-16,2‰; trên sông Hiếu xâm nhập mặn đã tác động đến cầu Đuồi, độ mặn đo được giao động từ 0,54-1,3‰; trên sông Sa Lung xâm nhập mặn đã tác động đến chân đập ngăn mặn Sa Lung, độ mặn đo được giao động từ 6,6-12,3‰; trên sông Thạch Hãn mặn đã xâm nhập đến khu vực tràn xả lũ, độ mặn đo được giao động từ 1,1-1,7‰.

Bảng 3.2. Các đợt hạn từ năm 1990-2012 Năm Các đợt hạn Tổng số đợt hạn Năm Các đợt hạn Tổng số đợt hạn 1990 6-26/1; 8-31/2; 27/3-29/4; 24/6-21/7 4 1991 27/5-27/6; 29/6-22/7 2 1992 23/1-19/2; 19/3-14/5 2 1993 1; 2; 28/5-10/7; 18/7-16/8 4 1994 1-20/1; 4/2-9/3; 28/3-9/5 3 1995 19/2-11/4; 1-27/6 2 1996 21/2-25/3 1 1997 10-31/1; 4/3-26/3; 30/5-12/7 3 1998 7-27/1; 29/1-20/2; 1-28/3; 29/3-3/5; 28/6-8/8 5 1999 23/2-21/3; 27/6-31/7 2 2000 1-25/3 1 2001 30/3-28/4; 24/6-3/8 2 2002 22/1-15/2; 17/2-18/3; 29/5-22/6; 11/7-23/8 4 2003 6-26/1; 15/2-11/3; 27/3-29/4; 24/6-21/7 4 2004 5/2-6/3; 25/3-16/4; 14/6-12/7 3 2005 11/1-18/2; 10/6-23/7; 28/9-31/10 3 2006 7/1-31/1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 17/8-18/9; 7-9/11; 7-30/12 10 2007 28/1-28/2; 21/3-17/4; 19/5-14/6; 4-30/7 4 2008 7-30/3; 1-23/4; 1-26/7 3 2009 25/1-17/2; 1/6-13/7; 14/7-6/8 3 2010 27/1-23/2; 19/3-14/4; 28/4-23/5; 4-31/6 4 2011 30/1-22/2; 14/6-8/7 2 2012 1-20/8 1 2013 1/1-22/2; 21/3-11/4; 11/5-2/6;13/8-5/9 4 2014 23/1-18/2; 20/2-20/3; 5/4-11/5; 1/7-23/7 4 2015 23/2-26/3; 1/5-4/6 2 2016 3/2-23/2; 26/2-1/4; 24/4-12/5; 1/6-26/6 4

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)