2.1 .Phương pháp và nguồn dữ liệu khai thác
2.1.2 .Nguồn dữ liệu khai thác
2.2. Đặcđiểm khí hậu của tỉnh QuảngTrị
2.2.1 Các yếu tố khí hậu trung bình
a) Nắng
Số giờ nắng ở tỉnh Quảng Trị tương đối cao, trung bình năm có khoảng gần 1.770 đến trên 1.950 giờ. Có sự phân hóa rõ rệt rõ rệt theo độ cao địa hình, càng lên
cao số giờ nắng càng giảm. Cụ thể số giờ nắng ở các khu vực thuộc sườn phía đông cao hơn so với sườn phía tây Trường Sơn (Bảng 2.3, Hình 2.1).
Trên các khu vực thuộc sườn phía đông, số giờ nắng trên 100 giờ xảy ra phần lớn thời gian trong năm, từ tháng 2 đến tháng 11 ở huyện đảo Cồn Cỏ, từ tháng 3 đến tháng 10 ở vùng đồng bằng; cao nhất vào các tháng 5, 6, 7 (220 đến trên 265 giờ/tháng). Ở khu vực vùng núi phía tây, số giờ nắng trên 100 giờ kéo dài 11 tháng, từ tháng 1 đến tháng 11; trong đó cao nhất vào tháng 5 (trên 200 giờ/tháng). Nắng ở tỉnh Quảng Trị ít nhất vào tháng 12 với khoảng 72 đến 90 giờ/tháng.
Bảng 2.3. Số giờ nắng tháng và năm tại các trạm tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1973 – 2018
Tháng/ trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ 80,4 100,7 125,7 173,9 265,1 253,0 235,1 216,0 186,4 132,4 112,9 63,5 1952,4 Đông Hà 94,2 88,4 123,4 170,3 229,2 223,9 225,3 199,3 163,1 129,6 95,4 72,3 1815,2 Khe Sanh 128,2 126,3 162,7 190,4 211,9 170,9 159,7 143,8 144,0 132,8 110,0 89,4 1769,1
Hình 2.1. Biến trình năm về số giờ nắng trong thời kỳ 1973 – 2018 b) Nhiệt độ trung bình b) Nhiệt độ trung bình
Nhiệt độ cũng có sự phân hóa rất lớn theo độ cao địa hình, càng lên cao nhiệt độ trung bình năm càng thấp; và có xu thế giảm từ đông sang tây. Nhiệt độ trung bình năm từ 25 đến trên 25,5oC ở các khu vực sườn phía đông; khoảng 22,5 đến 23oC ở khu vực sườn phía tây (Bảng 2.4, Hình 2.2). Tháng nóng nhất là tháng 6, nhiệt độ trung bình từ xấp xỉ 26oC đến trên 29,5oC. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình từ 18 đến gần 21oC. Biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất khoảng 8 đến 10oC, trong đó chênh lệch nhiều nhất ở vùng đồng bằng ven biển. Vào mùa đông, nhiệt độ dưới 20oC không xảy ra ở huyện đảo Cồn Cỏ, xảy ra khoảng 1 tháng ở vùng Đồng bằng và cả ba tháng ở khu vực vùng núi phía Tây.
Năm có nền nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là năm 2015 với chuẩn sai nhiệt độ từ xấp xỉ 1 đến trên 1,3oC; nền nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là năm 2011 với chuẩn sai nhiệt độ từ dưới -1 đến – 0,98oC. Như vậy các năm có nền nhiệt cao nhất và thấp nhất ở tỉnh đều xảy ra trong thập kỷ gần đây (Hình 2.3).
Bảng 2.4. Nhiệt độ trung bình (oC) tháng và năm các trạm tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1973 – 2018 Tháng/ trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ 20,8 20,9 22,3 24,8 27,8 29,5 29,5 29,4 28,2 26,7 24,7 22,1 25,6 Đông Hà 19,6 20,4 22,7 25,9 28,4 29,7 29,5 28,8 27,2 25,2 23,0 20,3 25,1 Khe Sanh 18,0 19,1 21,7 24,5 25,8 25,9 25,3 24,9 24,4 23,0 21,0 18,5 22,7
Hình 2.2 Biến trình năm của nhiệt độ không khí trung bình trong thời kỳ 1973 – 2018
Hình 2.3 Chuẩn sai nhiệt độ không khí trung bình trong không khí trung bình trong
thời kỳ 1973 - 2018
c) Nhiệt độ tối cao trung bình
Nhiệt độ tối cao trung bình (Txtb) năm dao động từ 27 đến trên 29oC, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 ở huyện đảo Cồn Cỏ (32,5 đến trên 33oC) và vào các tháng 5, 6, 7 trên đất liền (trên 29,5 đến gần 35oC); thấp nhất vào các tháng mùa đông (21,7 đến 24oC) (Bảng 2.5, Hình 2.4). Txtb trên 30oC xảy ra từ tháng 5 đến tháng 9 ở huyện đảo Cồn Cỏ, từ tháng 4 đến tháng 9 ở khu vực đồng bằng phía đông và từ tháng 4 đến tháng 6 ở khu vực vùng núi phía tây. Txtb dưới 25oC xảy ra vào các tháng mùa đông.
Bảng 2.5. Nhiệt độ tối cao trung bình (oC) tháng và năm tại các trạm tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1973 – 2018 Tháng/ trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ 23,0 23,2 24,8 27,8 31,2 33,0 33,1 32,7 30,9 28,9 26,7 23,9 28,3 Đông Hà 22,9 24,0 27,1 31,2 34,0 34,8 34,6 33,8 31,7 28,8 26,1 23,2 29,3 Khe Sanh 22,1 23,9 27,5 30,9 31,5 30,4 29,6 29,1 28,9 26,9 24,3 21,7 27,2
Hình 2.4.Biến trình năm của nhiệt độ tối cao trung bình trong thời kỳ 1973 – 2018 d)Nhiệt độ tối thấp trung bình d)Nhiệt độ tối thấp trung bình
Nhiệt độ tối thấp trung bình năm (Tmtb năm) từ 20 đến trên 23,5oC, thấp nhất vào tháng 1 với giá trị từ xấp xỉ từ 16 đến trên 19oC; cao nhất vào tháng 6 với giá trị từ trên 23 đến trên 27oC (Bảng 2.6, Hình 2.5). Ở sườn đông Trường Sơn, nhiệt độ tối thấp trung bình từ 20 đến 25,5oC vào các tháng mùa xuân, xấp xỉ 26 đến trên 27oC vào các tháng mùa hè, từ xấp xỉ 21 đến 26oC vào các tháng mùa thu và 17,5 đến 20,5oC vào các tháng mùa đông. Ở sườn tây Trường Sơn, nhiệt độ tối thấp trung bình từ 18,5 đến trên 22,5oC vào các tháng mùa xuân, trên 22,5 đến trên 23oC vào các tháng mùa hè, từ 19 đến trên 22oC vào các tháng mùa thu và từ xấp xỉ 16 đến trên 16,5oC vào các tháng mùa đông.
Bảng 2.6. Nhiệt độ tối thấp trung bình (oC) tháng và năm tại các trạm tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1973 – 2018 Tháng/ trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ 19,2 19,4 20,7 23,0 25,5 27,3 27,2 27,1 25,9 24,7 23,1 20,5 23,6 Đông Hà 17,5 18,3 20,3 22,9 25,0 26,5 26,3 25,9 24,5 23,0 20,9 18,4 22,5 Khe Sanh 15,9 16,5 18,5 21,0 22,6 23,3 22,9 22,7 22,1 21,0 19,1 16,6 20,2
Hình 2.5. Biến trình năm của nhiệt độ tối thấp trung bình trong thời kỳ 1973 – 2018 e) Lượng mưa e) Lượng mưa
Lượng mưa năm ở tỉnh Quảng Trị từ trên 2000 đến khoảng 2400mm, trong đó cao nhất ở vùng đồng bằng ven biển. Lượng xác định 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa (Bảng 2.7). Mùa mưa nhiều (lượng mưa lượng mưa ≥ 100mm) bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12 ở vùng đồng bằng và huyện đảo; từ tháng 5 đến tháng 11 ở vùng núi phía tây. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa thu (9,10,11) với tổng lượng mưa chiếm tới trên 45 đến gần 63% tổng lượng mưa năm (Bảng 2.8). Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, cũng là thời kỳ hoạt động của gió mùa đông và hoạt động của gió mùa tây nam xen kẽ gió mùa mùa đông. Lượng mưa ít nhất vào các tháng mùa xuân ở huyện đảo Cồn Cỏ và vùng đồng bằng (chỉ chiếm 9 đến trên 9,5% lượng mưa năm); vào các tháng mùa đông ở vùng núi phía tây (chiếm khoảng 5% lượng mưa năm).
Biến trình năm của lượng mưa (Hình 2.6) cho thấy phân phối thành 2 dạng riêng biệt: dạng 2 đỉnh (một năm có 2 cực đại và 2 cực tiểu) và dạng 1 đỉnh (1 năm có 1 cực đại và 1 cực tiểu). Dạng 2 đỉnh đặc trưng cho khu vực thuộc sườn đông Trường Sơn và huyện đảo; dạng 1 đỉnh đặc trưng cho khu vực thuộc sườn tây Trường Sơn mà nguyên nhân chính là do tác động của địa hình và hoàn lưu khí quyển. Cụ thể, lượng mưa có 2 cực đại vào tháng 5 (mưa tiểu mãn) và tháng 10 ở khu vực đồng bằng ven biển, vào tháng 1 và tháng 10 ở huyện đảo Cồn Cỏ; có 1 cực đại vào tháng 10 ở khu vực sườn núi phía tây.
Bảng 2.7. Lượng mưa tháng, năm (mm) tại các trạm tỉnh Quảng Trịthời kỳ 1973-2018
Tháng/ trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ 145,3 70,9 63,1 55,3 80,7 74,4 75,8 160,4 409,4 504,1 331,5 253,5 2224,3 Đông Hà 57,8 35,5 36,9 69,0 116,5 86,0 83,1 160,0 397,0 660,7 436,0 205,8 2339,2 Khe Sanh 20,7 18,2 37,7 86,9 157,3 190,7 232,0 286,3 369,6 447,5 198,2 61,3 2113,4
Hình 2.6. Biến trình năm của lượng mưa trong thời kỳ 1973 – 2018 Bảng 2.8. Phần trăm lượng mưa (%) các mùa so với lượng mưa năm Bảng 2.8. Phần trăm lượng mưa (%) các mùa so với lượng mưa năm
trong thời kỳ 1973 -2018
Mùa/Trạm Mùa Xuân Mùa Hè Mùa Thu Mùa Đông
Cồn Cỏ 9,0 13,6 55,9 21,7
Đông Hà 9,6 14,6 62,5 12,9
Khe Sanh 13,7 34,0 47,4 4,8
Số ngày mưa (lượng mưa ≥ 0,1 mm) có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao địa hình và theo không gian (Bảng 2.9). Càng lên cao (về phía tây tỉnh) và càng về phía nam, số ngày mưa càng nhiều. Số ngày mưa trung bình năm từ trên 145 ngày đến trên 190 ngày mưa, ít nhất ở huyện đảo Cồn Cỏ và nhiều nhất ở khu vực vùng núi phía tây như Khe Sanh. Ở khu vực đồng bằng và huyện đảo, số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 10 (khoảng 19 đến 21 ngày mưa); ít nhất vào tháng 6 (khoảng 4 đến 8 ngày mưa). Ở khu vực vùng núi phía tây, số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 8 (khoảng 22 đến 23 ngày mưa); ít nhất vào tháng vào tháng 2 (khoảng 8 đến 9 ngày mưa).
Bảng 2.9. Số ngày mưa tháng và năm (ngày) các trạm tỉnh Quảng Trịthời kỳ 1973 – 2018
Tháng/ trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ 16,3 14,1 11,8 8,4 7,5 4,6 5,3 7,8 14,5 19,2 18,0 18,8 146,3 Đông Hà 14,3 11,9 11,6 10,1 10,7 7,9 8,4 11,4 16,0 20,8 20,2 18,2 161,3 Khe Sanh 11,8 8,7 9,0 10,8 16,5 16,9 18,6 22,5 20,5 21,5 19,2 16,8 191,1
Diễn biến tỷ chuẩn lượng mưa năm tại các trạm đại diện tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ 1973 – 2018 cho thấy (Hình 2.7):
Tại huyện đảo Cồn Cỏ: thời kỳ có tỷ chuẩn dương dài nhất là 5 năm từ 1983 – 1987; thời kỳ có tỷ chuẩn âm dài nhất là 6 năm từ 2003 đến 2008. Năm có tỷ chuẩn dương cao nhất là năm 2017 (67%), năm có tỷ chuẩn âm thấp nhất là năm 2004 (dưới - 45,5%).
Hình 2.7. Tỷ chuẩn lượng mưa năm (%) tại các trạm đại diện tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ 1973 – 2018 (Thời kỳ chuẩn là 1981 – 2010)
Tại khu vực đồng bằng phía đông: thời kỳ có tỷ chuẩn dương dài nhất là 5 năm từ 2007 – 2011; thời kỳ có tỷ chuẩn âm dài nhất là 4 năm từ 1986 đến 1989. Năm có tỷ chuẩn dương cao nhất là năm 1980 (47,8%), năm có tỷ chuẩn âm thấp nhất là năm 1988 (dưới -39%).
Tại khu vực vùng núi phía tây: thời kỳ có tỷ chuẩn dương dài nhất là 3 năm từ 2009 – 2011; thời kỳ có tỷ chuẩn âm dài nhất là 5 năm từ 1985 đến 1989. Năm có tỷ chuẩn dương cao nhất là năm 1990 (61%), năm có tỷ chuẩn âm thấp nhất là năm 1993 (dưới -45,3%).
Như vậy có thể thấy, thời kỳ khô hạn và dư thừa ẩm rất khác nhau giữa các khu vực trong tỉnh.
f) Bốc hơi
Lượng bốc hơi năm ở tỉnh Quảng Trị từ 800 đến trên 1200 mm, cao nhất ở vùng đồng bằng và thấp nhất ở vùng núi (Bảng 2.10). Ở huyện đảo Cồn Cỏ và vùng đồng bằng phía đông, lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 7 (từ 130 đến trên 200 mm); thấp nhất vào tháng 2 (trên 30 đến gần 47mm). Ở vùng núi phía tây, lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 5 (trên 100mm); thấp nhất vào tháng 12 (39 đến 40 mm). Biến trình bốc hơi là biến trình 1 đỉnh, nhưng tâm đỉnh khác nhau giữa sườn đông và sườn tây của dãy Trường Sơn (Hình 2.8).
Bảng 2.10. Lượng bốc hơi (mm) tháng và năm tại các trạm tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ 1973 – 2018 Tháng/ trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ 46,0 31,5 32,9 38,7 73,9 117,7 133,7 132,3 86,5 80,8 81,1 67,7 918,9 Đông Hà 52,4 46,8 64,2 88,1 143,2 200,0 213,0 176,1 91,4 62,2 57,6 54,9 1243,9 Khe Sanh 42,0 47,6 78,0 93,5 104,7 100,8 89,1 69,1 52,0 43,7 42,2 39,1 800,7
Hình 2.8. Biến trình năm của lượng bốc hơi trong thời kỳ 1973 – 2018 g) Độ ẩm tương đối trung bình g) Độ ẩm tương đối trung bình
Độ ẩm tương đối trung bình năm ở tỉnh Quảng Trị tương đối cao, đạt giá trị từ 83 đến 88% (Bảng 2.11). Biến trình năm khác nhau giữa sườn đông và sườn tây của dãy Trường Sơn (Hình 2.9). Ở huyện đảo Cồn Cỏ và vùng đồng bằng: độ ẩm tương đối trung bình đạt giá trị cao nhất vào các tháng 2, 3 và thấp nhất vào tháng 7; giá trị độ ẩm tương đối từ 75 đến trên 88% trong các tháng mùa mưa và từ xấp xỉ 72 đến 93% trong các tháng mùa khô. Ở khu vực vùng núi phía tây, độ ẩm tương đối trung bình tháng từ xấp xỉ 83 đến trên 90,5%, đạt giá trị cao nhất vào các tháng 10, 11, 12 và thấp nhất vào tháng 5.
Bảng 2.11. Độ ẩm tương đối trung bình (%) tháng và năm tại các trạm tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1973 – 2018 Tháng/ trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ 89,8 92,0 92,6 91,1 85,8 78,8 77,3 77,8 83,0 84,7 85,0 86,2 85,4 Đông Hà 88,7 89,7 87,9 84,8 78,6 72,6 71,9 75,6 83,7 87,8 88,1 87,6 83,1 Khe Sanh 90,3 89,6 86,1 83,3 82,9 84,5 86,0 88,7 90,0 90,6 90,7 90,6 87,8
h) Chế độ gió
Ở tỉnh Quảng Trị, có hai mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè. Ở vùng đồng bằng ven biển và hải đảo, hướng gió thịnh hành chủ yếu là tây bắc về mùa đông (tháng 10 đến tháng 4) và tây nam vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) với tần suất phổ biến lần lượt là 11 đến trên 30% và 10 đến trên 55% (Bảng 2.12). Ngoài ra còn có hướng khác xen kẽ theo hướng Bắc, đông, đông nam và một vài hướng khác nhưng tần suất thấp. Ở khu vực vùng núi phía tây, hướng gió thịnh hành chủ yếu là đông (trên 30 đến 55%), đông bắc (phổ biến trên 10 đến 30%) về mùa đông và tây (18 đến 42%), tây nam về mùa hè (phổ biến trên 10 đến dưới 25%) (Bảng 2.12). Ngoài ra, chế độ gió ở tỉnh Quảng Trị có tần suất lặng gió từ 6 đến 40% và có sự phân hóa rõ rệt theo không gian và thời gian, cao nhất ở vùng đồng bằng ven biển và thấp nhất ở vùng hải đảo. Tần suất lặng gió cao nhất vào các tháng chuyển tiếp 4,5,9,10 với giá trị từ 14 đến 36% trong các tháng 4, 5 và từ 9 đến trên 40% trong các tháng 9, 10. Tần suất lặng gió thấp nhất vào các tháng chính hè 6,7 và chính đông 12, 1 với giá trị lần lượt 6 đến 21% và 9 đến 29%.
Tốc độ gió trung bình năm từ 2,1 đến 3,6 (m/s), cao ở vùng đảo, vùng núi hơn so với vùng đồng bằng (Bảng 2.13). Tốc độ gió trung bình trong các tháng mùa đông (1,6 – 4,7m/s) nhìn chung lớn hơn trong các tháng mùa hè (1,5 - 3,5 m/s).
Bảng 2.12. Tần suất gió (%) theo các hướng trong thời kỳ 1973 – 2018 tại các trạm đại diện tỉnh Quảng Trị
Tháng/ hướng gió 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cồn Cỏ Lặng 9 9 14 15 14 7 6 10 14 9 8 9 N 13 9 8 7 4 1 1 2 10 13 19 20 NNE 7 5 4 4 3 1 1 2 5 11 15 12 NE 5 4 3 3 2 1 1 2 7 11 11 7 ENE 4 5 4 4 3 2 2 2 4 9 8 5 E 10 9 7 8 7 4 3 3 8 12 11 8 ESE 5 7 8 9 7 4 3 3 3 6 6 5 SE 6 9 15 20 18 11 11 6 7 7 4 4 SSE 1 2 4 4 7 7 6 4 3 1 1 1 S 1 1 2 2 5 7 6 4 2 1 0 0 SSW 0 1 1 1 6 10 14 8 4 1 0 0 SW 0 0 1 1 9 29 34 34 10 1 0 0 WSW 0 0 0 1 2 6 6 9 4 1 0 0 W 1 1 1 1 1 3 2 4 3 1 1 1 WNW 4 3 4 2 2 1 1 2 3 2 1 3 NW 19 21 15 11 5 3 1 3 7 6 5 12 NNW 14 12 11 7 4 1 1 2 7 8 8 11
Tháng/ hướng gió 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đông Hà Lặng 29 29 32 36 33 21 18 23 40 39 30 27 N 11 10 11 9 4 1 1 2 8 14 17 14 NNE 2 2 2 2 1 1 0 1 2 3 3 2 NE 5 6 8 7 5 2 2 2 6 7 7 5 ENE 2 3 3 3 2 1 1 1 2 3 3 2 E 9 10 11 11 9 4 4 3 4 7 6 6 ESE 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 SE 0 1 1 2 3 2 2 2 1 1 1 1 SSE 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 S 0 0 1 2 4 2 3 2 2 1 0 0 SSW 0 0 1 1 3 4 5 4 2 1 0 0 SW 0 1 3 7 22 51 56 50 17 4 1 0 WSW 0 0 1 1 4 7 6 7 5 2 1 1 W 1 1 1 1 2 1 1 2 3 2 1 1 WNW 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 NW 29 28 18 11 4 1 1 1 5 11 22 31 NNW 7 6 7 4 2 0 0 1 2 4 6 9 Khe Sanh Lặng 13 15 21 29 31 21 20 25 39 22 11 10 N 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 NNE 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 NE 18 12 11 9 6 2 1 2 9 23 30 24 ENE 11 12 9 6 1 1 0 1 2 8 11 12 E 55 54 45 33 17 3 1 3 18 40 45 51 ESE 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 SE 0 0 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 SSE 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 S 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 SSW 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 SW 1 1 4 6 13 20 24 18 8 2 0 0 WSW 0 0 1 2 4 9 10 11 3 1 0 0 W 1 3 6 13 26 42 42 39 18 3 1 0 WNW 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 NW 0 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 NNW 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Bảng 2.13. Tốc độ gió (m/s) trung bình tháng và năm tại các trạm tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1973 – 2018 thời kỳ 1973 – 2018 Tháng/ trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cồn Cỏ 3,9 3,4 3,1 2,7 2,6 3,3 3,5 3,5 3,1 4,1 4,7 4,5 3,6 Đông Hà 1,9 1,9 1,7 1,6 1,9 2,9 3,1 2,8 1,5 1,7 2,1 2,2 2,1