Tác độngcủa BĐKH đến tài nguyên đất

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 89 - 90)

3.1 .Đánh giá tác độngcủa BĐKH đến các yếu tố khí hậu

3.1.2 .Lượng mưa

4.1. Đánh giá tác độngcủa BĐKHđến cái tài nguyên trên khu vực

4.1.2. Tác độngcủa BĐKH đến tài nguyên đất

Xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa và ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp ngày càng gia tăng.Dưới tác động của BĐKH, nhất là nước biển dâng làm mất đi nơi ở của cư dân và phần đất màu mỡ nhất cho sản xuất nông nghiệp sẽ là thách thức lớn cho ngành nông nghiệp. Thiên tai, bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển, bồi lắng lòng dẫn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Hiện tượng thiếu nước và hạn hán sẽ dẫn tới hoang mạc hóa.

Ngoài các tác động của BĐKH nêu trên, sự gia tăng dân số tự nhiên và cơ học hàng năm trên địa bàn tỉnh tại một số vùng cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro gây suy thoái môi trường đất. Đó là sự mở rộng quỹ đất để phát triển nông nghiệp như phát nương rẫy. Hoạt động này đã làm suy giảm đáng kể thảm thực vật rừng. Từ đó gây rửa trôi, xói mòn đất và suy thoái đất là khá nghiêm trọng tại một số vùng trong tỉnh. Dưới đây là một số tác động đối với tài nguyên đất ghi nhận được tại tỉnh Quảng Trị:

Vào mùa mưa, tập trung chủ yếu vào các tháng 9 – 12 hàng năm với lượng với lượng mưa lớn có khi đạt 600mm/tháng đã tạo dòng chảy bề mặt tập trung tại các vùng gò đồi, niềm núi làm tăng nguy cơ sạt lỡ đất, đã gây ảnh nghiêm trọng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đặc biệt là giao thông vận tải. Tại các lưu vực sông lũ lụt đã làm cho xói lở bờ sông diễn ra ngày càng mạnh, đặc biệt là tại các lưu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn.

Kết quả quan trắc năm 2013 – 2014 cũng cho thấy mức độ xói lở bờ sông diễn ra ngày càng phức tạp và khối lượng xói lở ngày càng lớn, bề ngang xói lở từ 0,4 – 2,6m, chiều dài xói lở có đoạn gần 2,6km như đoạn Bờ hữu đoạn từ thôn Thạch Đâu đến thôn Bích Giang. Tại huyện Triệu Phong – nơi có 4 con sông chảy qua, đều có hiện tượng sạt lở bờ sông diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là các xã Triệu Thượng, Triệu Giang, Triệu Long. Trong 28km chiều dài sông Thạch Hãn chảy qua huyện Triệu Phong, đã có 20km bị xói lỡ nghiêm trọng, 1500 hộ dân sống gần khu vực xói lở bờ sông, có đến 450 hộ với gần 1500 dân đang sống trong vùng xói lở cực kỳ nguy hiểm. Tổng diện tích đất đã bị xói lở lên đến gần 30ha (Báo cáo xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Quảng Trị đến năm 2020).

Thực trạng xói lở bờ biển cũng diễn ra một cách nghiêm trọng.Theo số liệu thống kê, bờ biển tỉnh Quảng Trị có 29 đoạn xói lở. Do đặc điểm cấu tạo đường bờ và đồng lực biển khác nhau nên hiện trạng xói lở đường bờ có sự khác biệt về số lượng và cường độ xói lở, mức độ xói lở hàng năm từ 0,25 – 55m/năm chiều dài xói lở từ 0,4 – 10m (Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị, 2014).

Hiện trạng đất bị mặn hoá, chua phèn và feralit hoá kết đá ong ở Quảng Trị như dưới đây (Quy hoạch sử dụng đất Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2020).

i) Đất mặn nhiều (Mn): Loại đất này có diện tích 213 ha, chiếm 0,26% diện tích đất bằng và chiếm 0,04% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung gần khu vực Cửa Tùng và hiện được sử dụng trồng lúa 1 vụ, trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ sản.

ii) Đất mặn trung bình(M): Đất này có diện tích 83 ha, chiếm 0,10% diện tích đất bằng và chiếm 0,02% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung chủ yếu ở xã Gio Mai, huyện Gio Linh; được sử dụng trồng 1 - 2 vụ lúa cho năng suất cao, tuy nhiên để sản xuất lâu bền trên loại đất này cần bón nhiều phân hữu cơ.

iii) Đất mặn ít: Loại đất này có diện tích 1.134 ha, chiếm 1,41% diện tích đất bằng và chiếm 0,24% diện tích tự nhiên; phân bố ở huyện Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh; được sử dụng trồng lúa 2 vụ.

iv) Đất phèn - Sj(Sali Orthi Thionic Fluvisols - FLt-o-s): Loại đất phèn hoạt động mặn trung bình và ít, phân bố ở 2 cửa sông Thạch Hãn - Cửa Việt và Bến Hải - Cửa Tùng với diện tích 418 ha (trong đó huyện Gio Linh có 338 ha, huyện Triệu Phong có 80 ha), chiếm 0,52% diện tích đất bằng và chiếm 0,09% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích này được sử dụng để trồng lúa, nhưng năng suất thấp.

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2020)

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)