3.1 .Đánh giá tác độngcủa BĐKH đến các yếu tố khí hậu
3.1.2 .Lượng mưa
4.3. Tác độngcủa BĐKH đến các hoạt động kinh tế-xã hội của tỉnh
4.3.5 Tác độngcủa BĐKH đến lĩnh vực Nông nghiệp
Khi nhiệt độ tăng có thể làm thay đổi cơ bản hệ thống canh tác nông nghiệp ở một khu vực do sự dịch chuyển ranh giới thực vật và cây trồng, tức là thay đổi chế độ và điều kiến ngoại cảnh (khí hậu) của sản xuất nông nghiêp. BĐKH và các hiện tượng cực đoan có tác động tiềm tàng gây ra những hậu quả thường vượt quá khả năng thích ứng của khu vực, dẫn đến mất mùa, giảm năng suất, sản lượng nông nghiệp hàng năm, thậm chí làm cho đất đai không còn có khả năng canh tác (chẳng hạn hạn hán nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm do thiếu mưa).
Những tác động chủ yếu và khả năng tổn hại đến nông nghiệp tỉnh Quảng Trị là: 1) Nhiệt độ có xu hướng tăng, phạm vi và thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng, và thu hẹp dẫn đến 1 số loài câu có nguy cơ bị suy giảm hoặc biến mất. Dẫn đến cơ cấu và thời vụ sản xuất ở một số vùng bị thay đổi.
2) Năng suất và sản lượng nông nghiệp giảm trong mùa khô. Đặc biệt, do nhiệt độ cực đại có xu hướng tăng lên, cùng với việc gia tăng các đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng làm tăng áp lực nhiệt lên cây trồng nông nghiệp, từ đó là giảm năng suất, thập chí không có thu hoạch, mất mùa.
3) Biên độ nhiệt dao động mạnh, những bất thường có thể xảy ra các đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài gây tổn hại lớn cho trồng trọt và chăn nuôi
4) Lượng mưa ngày cực đại và số ngày mưa lớn của tỉnh Quảng Trị theo kịch bản BĐKH đầu có xu thế gia tăng, điều này làm ngập úng gia tăng dẫn tới sản lượng cây trồng, thập chí mất trắng, ngay cả khi xả ra vào thời điểm sắp thu hoạch.
5) Hạn hán trên khu vực tỉnh Quảng Trị có xu thế gia tăng, trung bình mỗi năm xảy ra 2-3 đợt hạn. Hạn hán tăng dẫn đến thiếu hụt lượng mưa và kéo dài, kết hợp với nắng nóng làm tăng khả năng bốc hơi. Ảnh hưởng của hạn hán đến nông nghiệp, đặc đánh giá là nghiêm trọng và gây ra nhiều rủi ro nhất bởi nguy cơ mất mùa, thậm chí mất khả năng canh tác trên những vùng đất bị thoái hóa do hạn hán thường xuyên và kéo dài.
6) Sâu bệnh, dịch bệnh có cơ hội phát triển nhiều hơn trong điều kiện nhiệt độ tăng kết hợp với độ ẩm cao.
Tỉnh Quảng Trị có thế mạnh nông nghiệp là trồng lúa nước, mặc dù diện tích canh tác trên địa bàn tỉnh tăng trong giai đoạn 2011 – 2018, nhưng năng suất lúa có phần không ổn định do ảnh hưởng của hạn hán và lụt bão (Bảng 4.3), từ năm 2015, năng suất lúa cao hơn so với những năm trước do đã chuyển đổi các giống có năng suất cao và chịu hạn.
Bảng 4.3. Diện tích và năng suất lúa nước tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2010 - 2018
Diện tích trồng lúa nước (ha) Năng suất lúa (tạ/ha)
Năm Tổng số Đông Xuân Hè Thu Lúa vụ mùa Tổng số Đông Xuân Hè Thu Lúa vụ mùa 2010 48030,5 24129,4 21297,1 2604,0 44,9 52,4 40,9 9,0 2011 48500,1 24303,9 21590,7 2605,5 46,3 53,6 42,6 9,1 2012 48940,9 24665,3 21866,7 2408,9 49,1 53,8 48,2 9,5 2013 50122,4 25382,2 22340,4 2399,8 44,7 50,1 42,5 9,3 2014 50212,7 25594,4 22273,2 2345,1 51,5 55,9 51,0 9,2 2015 47656,7 25568,0 20118,5 1970,2 50,2 54,2 49,2 9,6 2016 49755,7 25695,6 22157,9 1902,2 52,9 56,9 51,9 9,8 2017 50302,3 25752,6 22503,4 2046,3 48,4 56,8 42,3 10,0 2018 50708,3 25983,7 22680,4 2044,2 54,3 58,4 53,6 10,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị, 2018
Khí hậu cực đoan cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đánh bắt thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đặc biệt là hoạt động đánh bắt xa bờ. Vào mùa mưa, tần suất biển động ngày càng lớn, số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên và có diễn biến ngày càng phức tạp. Do đó, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản chịu ảnh hưởng khá nặng nề do thiên tai, chi phí cho một lần đánh bắt ngày càng tăng.
Trong 5 năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh liên tục phải đối phó với tình trạng hạn hán gay gắt trong vụ đông xuân, nhất là từ đầu năm 2010 một số địa phương trong tỉnh đang đối mặt với nguy cơ hạn hán (không có nước sản xuất, thiếu nước sạch trong sinh hoạt kéo dài); dịch bệnh trên cây trồng xuất hiện nhiều nơi nhất là cây lúa. Nhiều đợt nắng nóng kéo dài và liên tiếp xảy ra, nhiệt độ có thể nói cao nhất từ trước tới nay (39 - 400C) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người người dân….