.60 Số ngày nắng nóng gay gắt trung bình các thập kỷ và thời kỳ 1973-2018

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 68 - 74)

Trạm Thập kỷ Thời kỳ 1973-2018 1973-1980 1981-1990 1991-2000 2001- 2010 2011-2018 Cồn Cỏ 0,5 2,0 1,5 0,2 0,8 1,0 Đông Hà 21,0 31,1 26,1 28,7 32,3 28,1 Khe Sanh 0,8 1,0 1,4 0,9 2,5 1,3 c) Hạn Hán

Các đặc trưng hạn của tỉnh Quảng Trị được thể hiện trong bảng 2.61 với ba trạm đại diện là Cồn Cỏ, Đông Hà, Khe Sanh. Mức độ dao động của số tháng hạn năm xung quanh giá trị trung bình tương đối bé và không có sự khác biệt nhiều giữa các khu vực với ĐLC và biến suất lần lượt: 1,3-1,6 ngày, 43-47,5%. Số tháng hạn cũng biến động qua các thập kỷ và có xu thế giảm rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây; tập trung nhiều nhất trong hai thập kỷ 1991-2000, 2001-2010 ở huyện đảo Cồn Cỏ, trong thập kỷ 1981-1990 và 1991-2000 ở vùng đồng bằng, trong thập kỷ 1973-1980 và 2001- 2010 ở vùng núi phía tây. Số tháng hạn cũng dao động qua các năm, năm có số tháng hạn lớn nhất là 7 tháng và có năm không có hạn (huyện đảo Cồn Cỏ) hoặc chỉ có 1 tháng hạn.

Bảng 2.61. Một số đặc trưng thống kê hạn tháng tại các trạm đại diện tỉnh Quảng Trị

Trạm Thời kỳ Số tháng hạn trung bình năm Độ lệch chuẩn S (Tháng) Biến suất Cv (%) Tần số hạn tháng cực đại/cực tiểu Cồn Cỏ 1973-1980 3,0 4/2 1981-1990 2,8 5/0 1991-2000 3,1 7/0

Trạm Thời kỳ Số tháng hạn trung bình năm Độ lệch chuẩn S (Tháng) Biến suất Cv (%) Tần số hạn tháng cực đại/cực tiểu 2001-2010 3,0 5/2 2011-2018 2,4 5/1 1973-2018 2,9 1,3 46,2 7/0 Đông Hà 1973-1980 3,9 5/2 1981-1990 4,3 6/1 1991-2000 4,1 7/1 2001-2010 3,5 6/2 2011-2018 2,5 5/1 1973-2018 3,7 1,6 43,0 7/1 Khe Sanh 1973-1980 3,8 5/2 1981-1990 2,7 5/1 1991-2000 2,4 4/1 2001-2010 3,1 6/1 2011-2018 1,9 3/1 1973-2018 2,7 1,3 47,5 6/1

d) Bão và áp thấp nhiệt đới

ĐLC và biến suất của các tháng có bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến tỉnh Quảng Trị lần lượt là 0,1-0,6 cơn; 142,2-755,0%.Giá trị ĐLC lớn nhất vào tháng 9 (0,6 cơn) cũng là tháng có nhiều XTNĐ ảnh hưởng nhất; nhỏ nhất vào tháng 6 (0,1 cơn) cũng là tháng có ít XTNĐ ảnh hưởng nhất. Tuy nhiên, mức biến đổi có xu thế ngược lại, lớn nhất vào tháng 6 và nhỏ nhất vào tháng 9 (Bảng 2.62).

Bảng 2.62. Độ lệch tiêu chuẩn S (Cơn), biến suất Cs (%) của XTNĐ tháng và năm thời kỳ 1973 – 2018 ảnh hưởng đến tỉnh Quảng Trị

Đặc

trưng/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm S (Cơn) - - - - - 0,1 0,4 0,3 0,6 0,6 0,4 - 1,1

Cs (%) - - - - - 755,0 344,8 269,9 142,2 173,7 344,8 - 101,1

Hình 2.28 Số cơn XTNĐ ảnh hưởng Quảng Trị trung bình các thập kỷ trong thời kỳ 1961-2018 trong thời kỳ 1961-2018

Về quy mô năm, mức độ dao động của của số cơn XTNĐ ảnh hưởng đến tỉnh Quảng trị không quá lớn với giá trị ĐLC và biến suất lần lượt là 1,0 cơn và 99% (Bảng 2.62).

Số lượng các cơn XTNĐ cũng dao động qua từng thập kỷ rất rõ rệt, tập trung nhiều nhất trong thập kỷ 2011-2018 với 1,9 cơn/năm; ít nhất trong thập hai thập kỷ 1991-2000, 2001-2010 với 0,6 – 0,7 cơn/năm (Hình 2.28).

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG CỰC ĐOAN

3.1.Đánh giá tác động của BĐKH đến các yếu tố khí hậu

3.1.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm trên khu vực Quảng Trị đều có xu thế tăng lên. Cụ thể, tại Khe Sanh tăng 0,64°C/39 năm; Đông Hà có nhiệt độ tăng 0,38°C/39 năm và đảo Cồn Cỏ có mức tăng 0,27°C/39 năm. Nhiệt trung bình qua các thập kỷ xấp xỉ nhau; tuy nhiên, trung bình giai đoạn 2010 - 2018 cao hơn hẳn (Hình 3.1, Hình 3.2).

Nhiệt độ tối cao trong giai đoạn 2010 - 2018 có xu thế giảm đi trên toàn khu vực tỉnh; tuy nhiên, nhiệt độ tối thấp có xu thế tăng ở Đông Hà và Cồn Cỏ; giảm ở Khe Sanh. Kết quả trên cho thấy, thời kỳ 2010 - 2018 nhiệt độ có nhiều biến động, đặc biệt là 2 năm 2015 - 2016 đều đồng thời xuất hiện các cực trị cao và cực trị thấp trên nhiều khu vực của Quảng Trị (Hình 3.2). Đây là các năm xảy ra hạn hán nghiệm trọng trên khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, với các đợt nắng nóng xảy ra với tần suất liên tục, dẫn đến nền nhiệt có sự gia tăng đáng kể

Hình 3.1. Xu thế biến đổi của nhiệt độ (°C) trung bình năm giai đoạn 1980 -

Hình 3.2: Nhiệt độ trung bình (°C) các thập kỷ và thời kỳ 2010 - 2018

3.1.2. Lượng mưa

Lượng mưa đều có xu thế gia tăng, đặc biệt trong mùa khô trên khu vực tỉnh Quảng Trị từ năm 1980-2018. trong đó. Tuy nhiên, một số nơi lượng mưa mùa mưa có xu thế giảm đi trên toàn khu vực tỉnh. Cụ thể, lượng mưa năm giảm ở Cồn Cỏ khoảng 0,3%/1 thập kỷ; tăng ở Khe Sanh khoảng 0,2%/1 thập kỷ và xu thế không rõ ràng tại Đông Hà (Hình 3.3).Bên cạnh đó, lượng mưa tại một số trạm như Cồn Cỏ và Khe Sanh có sự biến động mạnh mẽ qua các thập kỷ; riêng tại Đông Hà, lượng mưa trung bình các thập kỷ và giai đoạn 2010 - 2018 đều dao động trên dưới 2.300mm.

Hình 3.4: Lượng mưa trung bình (mm) các thập kỷ và giai đoạn 2010 - 2018 tại các trạm thuộc Quảng Trị

3.2. Đánh giá tác động của BĐKH đến các hiện tượng cực đoan, thiên tai

3.2.1. Tác động do bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt và triều cường

BĐKH làm gia tăng lũ lụt: Mùa lũ lụt chính vụ thường xảy ra khoảng từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng BĐKH toàn cầu nên trên địa bàn thường xảy ra lũ sớm vào giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 và lũ muộn từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1.

BĐKH ảnh hưởng đến bão, áp thấp nhiệt đới: Trong những năm gần đây, Bão, áp thấp nhiệt đới cũng có xu hướng gia tăng về cường độ và quỹ đạo di chuyển phức tạp hơn. Đặc biệt năm 2017, được gọi là năm kỷ lục về số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trong đó, 16 cơn bão vào Biển Đông trong đó có 7 cơn bão đi vào đất liền và 4 áp thấp nhiệt đới.

Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 2091/QĐ- BTNMT ngày 16/12/2016 về cập nhật phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão và phân vùng gió cho các vùng ở sâu trong đất liền. Trên khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) từ năm 1961-2014 chịu ảnh hưởng bởi 93 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm trên khu vực chịu ảnh hưởng từ 1,5-2 cơn/năm, ba tháng nhiều bão nhất là các tháng 8, 9, 10. Cấp gió mạnh nhất đã xảy ra cấp 14, giật cấp 15-16. Trong đó tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của 63 cơn bão, ATNĐ (Bảng 2.29). Đánh chú ý, từ năm 2015-2017, trên khu vực tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của 7 cơn bão, ATNĐ,

đặc biệt năm 2017 có 3 cơn mạnh và 1 ATNĐ ảnh hưởng. Số lượng cơ bão ảnh hưởng có xu thế giảm trên khu vực, tuy nhiên cường độ lại có xu hướng mạnh hơn.

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)