3.1 .Đánh giá tác độngcủa BĐKH đến các yếu tố khí hậu
3.1.2 .Lượng mưa
4.2. Đánh giá tác độngcủa BĐKH đến môi trường, hệ sinh thái
4.2.1. Tác động của BĐKH đến môi trường
Ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh: Tập quán chăn thả gia súc, gia cầm, các hộ gia đình không có nhà vệ sinh, ít có cơ hội đối với nước sạch đã là nguyên nhân làm giảm chất lượng sống của người dân và lan truyền bệnh dịch. Trong điều kiện có BĐKH như lũ quét, mưa lớn, hạn hán sẽ góp phần làm gia tăng bệnh dịch, suy giảm các điều kiện sống của người dân (phá hủy nhà cửa, phát tán các chất thải sinh hoạt và dịch bệnh).
Ảnh hưởng đến môi trường: Trong điều kiện BĐKH như lũ ống, lũ quét sẽ gây ra các rủi ro đối với các khu chôn lấp và xử lý chất thải, đặc biệt đối với các khu xử lý chất thải của các khu công nghiệp. Khi đó, các khu xử lý và chôn lấp chất thải sinh hoạt, các khu xử lý chất thải của các khu công nghiệp sẽ có nguy cơ bị cuốn trôi gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Ngoài ra, cháy rừng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm khói bụi, góp phần làm cho hiện tượng BĐKH xảy ra mạnh mẽ hơn.
Trong thiên nhiên, đa dạng sinh học, nhất là các hệ sinh thái rừng là nơi chính tích lũy trở lại nguồn khí CO2 phát thải ra để tạo thành chất hữu cơ. Sự tàn phá rừng đã làm giảm bớt khả năng hấp thụ CO2 và gián tiếp tăng thêm khí CO2 vào khí quyển, góp phần làm cho BĐKH toàn cầu tăng nhanh. Như vậy, sự giảm sút đa dạng sinh học nhất là giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng BĐKH toàn cầu, nhưng ngược lại sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tồn tại của các loài sinh vật và đa dạng sinh học.
4.2.2. Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái
Quảng Trị có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, có các hệ sinh thái (HST) phong phú. Tuy nhiên trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, ĐDSH, các HST, đặc biệt là HST rừng - HST có ĐDSH cao nhất bị suy thoái trầm trọng. BĐKH làm thay đổi số lượng và chất lượng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học. Chức năng và dịch vụ môi trường (điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu, chống xói mòn …) và kinh tế của rừng bị suy giảm. BĐKH với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng và tổn hại đến thảm thực vật rừng theo các chiều hướng khác nhau.
Dưới đây là một số tác động của BĐKH đến hệ sinh thái trên khu vực tỉnh Quảng Trị:
-Tác động của nhiệt độ: Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ làm thay đổi sự phân bố và khả năng sinh trưởng của các loài thực vật và động vật rừng. Nhiều loài cây nhiệt đới ưa sáng sẽ di cư lên các vĩ độ cao hơn và các loài cây á nhiệt đới sẽ mất dần. Số lượng quần thể
các loài động thực vật rừng quý hiếm sẽ ngày càng suy kiệt và nguy cơ tuyệt chủng tăng. Một số loài thực vật quan trọng như trầm hương, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật,… có thể bị suy kiệt. Nhiệt độ tăng cao làm tăng nguy cơ cháy rừng nhất là các khu rừng đất than bùn làm thiệt hại tài nguyên rừng trong đó có đa dạng loài thực vật, tăng lượng phát thải khí nhà kính, làm gia tăng BĐKH. Nhiệt độ tăng cũng tạo điều kiện phát triển sâu bệnh ở những khu rừng thuần loại như rừng thông.
- Tác động của lượng mưa: BĐKH làm cho lượng mưa mùa khô giảm dẫn đến khô hạn nghiêm trọng và kéo dài khiến nguy cơ cháy rừng rất cao, năng suất rừng giảm, rừng bị suy thoái và giảm cấp... Lượng mưa ít dẫn đến hạn hán xảy ra vào mùa khô, nắng nóng làm cây thoát hơi nước nhanh, khô héo nhanh chóng, cản trở quá trình quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ và có thể dẫn tới chết hàng loạt.
- Tác động của độ ẩm: BĐKH làm tăng nguy cơ giảm độ ẩm không khí. Độ ẩm không khí ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ở bề mặt lá của thực vật. Độ ẩm không khí giảm, thúc đẩy quá trình thoát hơi nước, nếu bộ rễ của cây không hút đủ nước cây sẽ héo có thể bị chết. Độ ẩm không khí giảm làm thay đổi và dịch chuyển vị trí, phân bố của thực vật lên cao, thay đổi cấu trúc và tổ thành loài của hệ sinh thái rừng. Giảm diện tích rừng á nhiệt đới, xuất hiện các diện tích rừng ngoại lai, tạo điều kiện sâu bệnh hại rừng phát triển. Độ ẩm không khí giảm làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản (hạt không nảy mầm, cây non không phát triển được).
Từ các kết quả đánh giá phân tích ở trên, có thể thấy BĐKH đã và đang tác động to lớn đến HST đặc biệt là HST nông nghiệp, rừng trên khu vực. Bên cạnh đó, tác động của thiên tai như bão, ATNĐ, lũ lụt, hạn hán là một trong những tác nhân làm thay đổi cấu trúc của các loài cây trồng, sinh vật, làm mất loài dẫn đến nguy cơ duyệt chủng gia tăng (Bảng 4.2).
Bảng 4.2. Tá c động của BĐKH đến các hê ̣ sinh thái của tỉnh Quảng Trị
Hệ sinh thái/quần xã Hậu quả tới HST Hậu quả tới loài
HST nông nghiệp
- Diện tích mặn hóa tăng (ven biển),
- Cấu trúc quần xã cây trồng thay đổi
-Sinh vật nước ngọt thu hẹp - Cây trồng nhiệt đới mở rộng - Cây trồng ôn đới thu hẹp
Các quần xã bệnh truyền nhiễm thay đổi
và gia tăng
- Mùa bệnh thay đổi
- Một số bệnh mới xuất hiện - Tỷ lệ người bệnh tăng
- Tỷ lệ tử vong cao do nóng, do bệnh mới, do suy dinh dưỡng và sức đề kháng giảm.
- Xuất hiện các vật chủ và vectơ truyền mới.
- Sinh thái và tập tính các vectơ và vật chủ thay đổi
Hậu quả của thiên tai
- Tàn phá, huy diệt nơi cư trú do thiên tai,
- Môi trường bị ô nhiễm
- Mất loài
- Cấu trúc thành phần loài thay đổi
Hệ sinh thái/quần xã Hậu quả tới HST Hậu quả tới loài
Hậu quả của thiếu nước
- Chức năng của các hệ sinh thái bị xâm phạm, - Hạn hán, hoang mạc hóa - Các loài động thực vật, cây trồng bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, thậm chí bị chết vì thiếu nước HST rừng
- Ranh giới các kiểu thảm thực vật thay đổi
- Chỉ số tăng trưởng sinh khối giảm
- Nguy cơ cháy rừng tăng, - Dich và sâu bệnh thay đổi và tăng, khó phòng chống
- Cấu trúc thành phần loài thay đổi
- Nguy cơ diệt chủng loài gia tăng