3.1 .Đánh giá tác độngcủa BĐKH đến các yếu tố khí hậu
3.1.2 .Lượng mưa
4.3. Tác độngcủa BĐKH đến các hoạt động kinh tế-xã hội của tỉnh
4.3.1 Tác độngcủa BĐKH đến lĩnh vực Công nghiệp
BĐKH ảnh hưởng đến cơ cấu công nghiệp theo ngành của tỉnh Quảng Trị. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự dịch chuyển kịp thời phù hợp với mọi biến động về tự nhiên cũng như về kinh tế - xã hội trong nước và ngoài nước. Buộc phải cái cách cơ cấu công nghệ theo hướng thay đổi hoặc bổ sung công nghệ nhằm hoàn thiện hiệu suất năng lượng và giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính.
Các tác động của BĐKH như gia tăng các hình thái thời tiết cực đoan như lốc xoáy, mưa lớn, mưa đá, sạt lở đất, bão, lũ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp, gây trì trệ hoạt động công nghiệp và gia tăng các chi phí phát sinh để bảo quản, vận hành, duy trì, sửa chữa thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, nguy cơ xảy ra cháy nổ trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và nhà máy cũng tăng theo các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Trong công nghiệp, tác động của hiện tượng BĐKH đối với thuỷ điện tại Quảng Trị khá rõ rệt, vào mùa khô, lượng mưa suy giảm, trữ lượng nước tại các hồ thuỷ điện nhỏ và vừa cạn kiệt dẫn đến khả năng thiếu điện trầm trọng trong mùa khô. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn gây ra hiện tượng lũ lụt. Hệ thống đập của các hồ thủy điện không đủ dung tích dự trữ mà buộc phải xả nước. Ngược lại, vào mùa khô hạn, nước trong hồ chứa quá cạn, không đủ cung cấp cho hoạt động của các nhà máy thủy điện, dẫn đến hạn chế khả năng sản suất điện của các nhà máy này.
Các nhà máy thủy điện thường tốn ít chi phí vận hành nhưng vốn đầu tư cao. Nhìn chung, lợi nhuận từ kinh doanh điện là cách duy nhất để hoàn trả lại vốn ban đầu. Vì vậy nếu kinh doanh điện bị giảm sút sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của nhà máy. BĐKH sẽ ảnh hưởng đến cả nguồn cung và cầu điện. Nhiệt độ không khí cao hơn sẽ
giảm nhu cầu sưởi ấm mùa đông nhưng tăng nhu cầu làm mát mùa hè. Các nhà máy nhiệt điện vốn cần đến các con sông để làm nguội nước có thể vấp phải những lỗi vận hành do lưu lượng dòng chảy giảm. Nước sông và biển ấm hơn cũng làm giảm hiệu suất bốc hơi của nước, khiến sản phẩm đầu ra bị giảm hoặc phải tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
Dưới đây là tác động của hạn hán và lũ lụt đối với thủy điện trên khu vực tỉnh Quảng Trị:
Tháng 8/2019, Công ty Thủy điện Quảng Trị (Thuộc Tổng công ty Phát điện 2 – Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã báo cáo cáo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia để ngừng phát điện từ 0h ngày 16/8/2019 do trong thời quan qua, tại tỉnh Quảng Trị không có mưa lớn, cộng với nắng nóng trên diện rộng khiến nguồn nước ở các hồ chứa khô kiệt. Hạn hán nghiêm trọng khiến mực nước hồ thủy điện Rào Quán đã thấp hơn mực nước chết 1 mét, trong khi thượng lưu gần như không có nước về. Không chỉ nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp, cho phát điện, mà nguồn nước sinh hoạt ở trung tâm tỉnh cũng rất khó khăn.
Vào mùa mưa lũ, khi lượng nước tích trữ trong lòng hồ đến giới hạn mực nước lũ, các đập thuỷ điện sẽ tiến hành xả lũ. Khi thời điểm xả lũ trùng với thời kỳ lũ dâng cao hoặc đạt đỉnh ở hạ lưu sẽ làm mức độ lũ lụt trở nên trầm trọng hơn, tác động của lũ lụt sẽ rất nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác trong tỉnh.