Tác độngcủa BĐKH đến tài nguyên nước

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 88 - 89)

3.1 .Đánh giá tác độngcủa BĐKH đến các yếu tố khí hậu

3.1.2 .Lượng mưa

4.1. Đánh giá tác độngcủa BĐKHđến cái tài nguyên trên khu vực

4.1.1. Tác độngcủa BĐKH đến tài nguyên nước

BĐKH là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước cũng như trữ lượng nước ngọt. BĐKH và gia tăng nhiệt độ có khả năng gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô trong khu vực, thiếu nước sạch cho tưới tiêu, sản xuất và sinh hoạt. BĐKH cùng với nước biển dâng sẽ làm cho việc cung cấp nước ngọt trở nên khó khăn. Các nguồn nước ngọt (mặt, ngầm) sẽ bị nhiễm mặn khi nước biển dâng.

Hạn hán có xu thế gia tăng trên khu vực tỉnh Quảng Trị điều này dẫn đến, lượng nước có xu hướng thiếu hụt, làm suy giảm trữ lượng nước ngọt một cách nghiêm trọng làm xâm nhập mặn kéo dài cộng với nhu cầu khai thác sử dụng nguồn nước ngọt từ nguồn nước ngầm tăng cao làm tăng khả năng thấm các tác nhân ô nhiễm như chất hữu cơ, phân bón, vi sinh vật.

Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 tỉnh Quảng Trị là khoảng 700 triệu m3, trong khi đó tổng dự trữ các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh chỉ có khoảng 200 triệu m3, lượng nước tại các lưu vực sông lớn là Thạch Hãn và Bến Hải chịu ảnh hưởng lớn do xâm nhập mặn. Vì vậy, áp lực khai thác và suy giảm chất lượng nước ngầm ngày càng lớn.

Dưới đây là một số tác động của BĐKH ảnh hưởng đến tài nguyên nước:

– Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông… đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi nước của các thủy vực (hồ ao, sông, suối…) cũng tăng. Hậu quả dẫn đến là sự suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng sẽ trở nên trầm trọng hơn.

– Những thay đổi về mưa, sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con sông và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước ngầmsẽ làm giảm đáng kể lượng nước trong các con sông.

- Thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức và không thể kiểm soát môi trường của việc khai thác nước ngầm. Hiện tượng nhiễm mặn và ô nhiễm nước ngầm gia tăng.

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)