Tác độngcủa BĐKH đến lĩnh vực Du lịch

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 103)

3.1 .Đánh giá tác độngcủa BĐKH đến các yếu tố khí hậu

3.1.2 .Lượng mưa

4.3. Tác độngcủa BĐKH đến các hoạt động kinh tế-xã hội của tỉnh

4.3.8 Tác độngcủa BĐKH đến lĩnh vực Du lịch

BĐKH không phải vấn đề của riêng Việt Nam mà ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Nhiều điểm đến, công trình kiến trúc nổi tiếng có nguy cơ biến mất do nước biển dâng, trái đất nóng lên. Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, BĐKH tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành và đặc biệt là tài nguyên du lịch, yếu tố nền tảng cho phát triển du lịch.

Ngoài ra, bão lũ, ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại nhiều di tích lịch sử văn hoá, tài nguyên du lịch đặc biệt cho du lịch. Các công trình dịch vụ du lịch bị hư hỏng hoặc xuống cấp dưới tác động của bão lũ cường độ mạnh, các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm.

Ví dụ: Các di sản văn hoá vật chất và phi vật thể cũng bị ảnh hưởng như: Thành cổ Quảng Trị, Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, Địa đạo Vịnh Mốc, Nhà thờ Long Hưng, hệ thống đền - tháp Chămpa như Hà Trung, Câu Hoan, Thượng Xá. Những di sản này hàng năm phải đón nhận các trận mưa, bão gây ngập lụt. Nhiều công trình kiến trúc bị mối mọt, nấm mốc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di tích kiến trúc, di tích khảo cổ sẽ bị xuống cấp và hư hỏng do hiện tượng thời tiết cực đoan. Thực tế, du lịch là ngành bị tác động trực tiếp bởi BĐKH trên nhiều phương diện, từ tài nguyên thiên nhiên, đến di sản văn hoá, hạ tầng và cả môi trường du lịch.

Mặt khác nạn cát bay, cát chảy xảy ra chủ yếu ở vùng ven biển còn làm ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi. Dọc bờ biển Quảng Trị các cồn cát phát triển mạnh tập trung ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh. Hiện tượng cát bay xảy ra do nguyên nhân mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 2 tới tháng 7), tốc độ gió trong mùa đạt 3-5m/s đã làm cho cát khô ở các cồn chuyển dịch từ phía biển vào nội đồng, tốc độ trung bình 2-3m/năm. Hiện tượng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất, năng suất, diện tích cây trồng nơi đây. Ngược lại với mùa khô, mùa mưa ở Quảng Trị kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa có thể đạt trên 600mm/tháng đã tạo ra dòng chảy mặt tập trung trên vùng cát. Dòng chảy này đã kéo theo một khối lượng cát lớn xuống lấp đồng ruộng.

Một phần của tài liệu kem_qd_231_2022_bctk_dgkh_final_15.9.2021 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)